Đau mỏi gối là dấu hiệu của bệnh gì? Cách điều trị ra sao?

Tâm Đặng 08/10/2022

Đau mỏi gối không chỉ đơn thuần triệu chứng thông thường mà nó còn cảnh báo những bệnh lý nguy hiểm về sức khỏe. Việc xác định đúng nguyên nhân gây nên tình trạng bệnh sẽ giúp quá trình điều trị hiệu quả hơn. Vậy đau mỏi gối là dấu hiệu của bệnh gì? Bạn đọc hãy theo dõi nội dung bài phân tích dưới đây của Haruco.vn nhé.

Đau nhức mỏi gối có nguy hiểm không?

Bệnh đau mỏi gối có thể do nhiều nguyên nhân xảy ra. Trong đó nguyên nhân phổ biến nhất đó chính là thoái hóa khớp gối. Bệnh có thể xảy ra ở nhiều đối tượng khác nhau, trong đó phổ biến nhất là người cao tuổi và trung tuổi.

Theo cấu tạo của cơ thể, đầu gối nằm ở vị trí trung tâm, là cầu nối liên kết xương đùi, xương bánh chè và xương chân, xương chày. Tác dụng của đầu gối là giúp nâng đỡ trọng lượng cơ thể. Đó cũng là lý do vì sao bộ phận này lại dễ bị tổn thương như vậy.

Khi các lớp tế bào sụn bị tổn thương, lớp bao sụn bị mòn dần sẽ trở nên khô ráp dẫn tới khớp xương cọ sát vào nhau. Đồng thời cũng gây nên tình trạng viêm đau mỏi đầu gối, ảnh hưởng xấu đến sự vận động của cơ thể.

Do đó khi xuất hiện bệnh đau mỏi gối chính là biểu hiện của các bệnh lý nguy hiểm. Có thể là viêm khớp, thoái hóa khớp nên khi có dấu hiệu bị đau mỏi gối bạn không nên chủ quan. Bạn cần đi thăm khám để phát hiện nguyên nhân cũng như có phương hướng điều trị thích hợp.

Đau mỏi gối là dấu hiệu của bệnh gì? Cách điều trị ra sao?
Đau mỏi gối là dấu hiệu của nhiều căn bệnh nguy hiểm

Đau mỏi gối là dấu hiệu của bệnh gì?

Đau mỏi gối có thể là dấu hiệu mắc phải các bệnh lý nguy hiểm sau:

2.1. Bệnh thoái hóa khớp

Bệnh thoái hóa khớp xuất hiện khi bệnh nhân gặp phải tình trạng lão hóa hoặc tổn thương phần sụn khớp gối và xương dưới sụn. Bệnh thoái hóa khớp sẽ gây nên viêm gối và có rất nhiều biến chứng nguy hiểm.

2.2. Bệnh viêm khớp dạng thấp

Đây là một bệnh lý tự miễn do cơ thể sự sản xuất ra kháng thể để chống lại mô liên kết tại bao khớp. Khi có triệu chứng viêm khớp dạng thấp sẽ khiến cho khớp gối bị viêm, sưng đỏ. Mỗi khi cử động đều vô cùng đau đớn.

Bệnh viêm khớp dạng thấp gây nên những tổn thương nghiêm trọng cho cơ thể, có thể biến thành bệnh mãn tính. Một khi mắc bệnh sẽ thường xuyên gây đau nhức cho người bệnh.

2.3. Bệnh Gout

Bệnh Gout xuất hiện là do rối loạn chuyển hóa axit uric trong cơ thể. Cơ thể khi xuất hiện bệnh Gout sẽ gây nhau nhức chân tay, các khớp xương trên cơ thể. Một khi bệnh đã chuyển nặng thì rất khó điều trị, ảnh hưởng tới chất lượng cuộc sống rất nhiều.

2.4. Viêm bao hoạt dịch khớp gối

Bệnh viêm bao hoạt dịch khớp gối xảy ra khi người bệnh xuất hiện đau nhức vùng gối. Khi bệnh xuất hiện sẽ ảnh hưởng tới khả năng vận động của khớp gối.

Đau mỏi gối là dấu hiệu của bệnh gì? Cách điều trị ra sao?
Bệnh Gout, thoái hóa khớp, viêm bao hoạt dịch khớp gối đều là những căn bệnh rất nguy hiểm. Người bệnh mắc phải không nên chủ quan

Biểu hiện của bệnh đau nhức mỏi gối

Nhức mỏi đầu gối là triệu chứng ban đầu thường gặp ở một số bệnh lý về xương khớp. Triệu chứng này thường đi kèm với một số biểu hiện khác dưới đây:

3.1. Đau vùng gối và dưới đầu gối

Đau nhức khi cử động kèm theo sưng đau gối có thể là dấu hiệu của tổn thương sụn chêm. Màng hoạt dịch hay hệ thống gân, dây chằng quanh khớp gối.

3.2. Sưng đau và nóng ở đầu gối

Sưng đau và nóng ở đầu gối là dấu hiệu của bệnh viêm bao hoạt dịch. Bao hoạt dịch là những túi nhỏ chứa chất lỏng bao quanh vùng đầu gối. Tác dụng của bộ phận này là đệm giữa xương và bôi trơn khớp, giảm ma sát khi vận động. Khi bao hoạt dịch bị viêm sưng sẽ khiến cho việc cử động trở nên khó khăn.

3.3. Có tiếng kêu ở trong gối

Người bệnh đau khớp gối có phần sụn thường rất lỏng lẻo. Khi vận động sẽ gây ảnh hưởng đến vận động của khớp, làm xuất hiện âm thanh lục cục tại đầu gối khi người bệnh di chuyển.

Xem thêm: Bài thuốc dân gian chữa đau mỏi gối tại nhà

Khi nào cần đến bệnh viện để thăm khám?

Đau đầu gối là biểu hiện của những bệnh lý nguy hiểm. Vậy nên bạn đừng chờ đến khi bệnh chuyển nặng mới đi thăm khám. Ngay sau khi có những dấu hiệu dưới đây bạn cần phải đến bệnh viện ngay.

– Không thể đi lại được

– Không thể co duỗi và gập gối được

– Xuất hiện những cơn đau dữ dội về đêm, ngay cả khi nghỉ ngơi cũng xuất hiện những cơn đau mỏi.

Đau mỏi gối là dấu hiệu của bệnh gì? Cách điều trị ra sao?
Khi có các triệu chứng kể trên bệnh nhân nên đến ngay bệnh viện, cơ sở y tế để thăm khám

Những cách điều trị đau mỏi gối hiệu quả nhất hiện nay

Dựa vào biểu hiện bệnh cũng như mức độ đau gối của bệnh nhân mà bác sĩ sẽ có những chỉ định điều trị khác nhau.

5.1. Sử dụng thuốc giảm đau

Đối với trường hợp đau mỏi gối bạn có thể sử dụng các loại thuốc kê đơn. Đó có thể là nhóm thuốc giảm đau, kháng viêm để giảm sưng và đau. Mặc dù có công dụng trong giảm đau nhưng bạn không nên sử dụng bừa bãi. Bạn cần phải có sự chỉ định của bác sĩ trước khi dùng thuốc.

5.2. Vật lý trị liệu

Vật lý trị liệu đang là giải pháp được nhiều người áp dụng để giảm các triệu chứng đau, sưng, cần cải thiện chức năng của khớp gối. Phương pháp này sẽ giúp bạn thực hiện các động tác đi lại, có duỗi, ngồi và quỳ thuận lợi hơn.

Nếu như kiên trì thực hiện vật lý trị liệu sẽ giúp các vấn đề xương khớp được điều trị tốt mà không cần phẫu thuật.

5.3. Tiêm tế bào gốc vào khớp

Công nghệ tiêm tế bào vào khớp hiện nay rất phát triển, giúp điều trị viêm khớp, thoái hóa khớp. Sử dụng tế bào gốc vào khớp sẽ không cần dùng thuốc giảm đau, không cần phẫu thuật. Khi tiêm tế bào gốc vào khớp sẽ giúp giảm đau, tăng sụn khớp nhanh chóng.

5.4. Phẫu thuật

Biện pháp phẫu thuật khớp gối sẽ chỉ định cho những trường hợp đau đầu gối do chấn thương. Việc phẫu thuật sẽ giúp tái tạo dây chằng chéo, sửa lại sụn chêm. Người bệnh có thể đi lại sau khoảng hơn 1 tháng, hồi phục bình thường sau khoảng 06 tháng.

Đau mỏi gối là dấu hiệu của bệnh gì? Cách điều trị ra sao?
Vật lý trị liệu đang là giải pháp chữa chị đau khớp cho bệnh nhân đau mỏi gối rất tốt

Cách chữa trị đau mỏi gối tại nhà hiệu quả

Bên cạnh sự can thiệp y khoa bạn cũng có thể kết hợp với một số cách chữa trị hiệu quả tại nhà. Giúp cho quá trình điều trị khớp gối cho hiệu quả nhanh hơn.

6.1. Giảm cân

Đầu gối là bộ phận phải chịu nhiều áp lực của cơ thể, nên việc giảm cân đối với những người thừa cân là rất cần thiết. Bản thân mỗi người bệnh cần phải duy trì cân nặng ở mức hợp lý.

Nếu đang ở tình trạng thừa cân bạn cần phải thực hiện chế độ ăn uống ít dầu mỡ, hạn chế đồ ăn nhanh. Trong khẩu phần ăn nên tăng cường rau củ quả.

6.2. Thường xuyên tập thể thao

Tập thể dục thể thao điều độ, hợp lý sẽ giúp tăng cường độ vững chắc cho những khối cơ và khối xương. Đồng thời cũng sẽ góp phần giảm thiểu nguy cơ mắc các bệnh về xương khớp.

Với những ai đã có tiền sử mắc bệnh xương khớp thì chỉ nên tập những bài tập đơn giản như Yoga, chạy bộ, đạp xe,…

6.3. Chườm đá, đeo băng bảo vệ

Chườm đá có tác dụng rất tốt giúp làm giảm những cơn đau ở khớp gối. Để chườm lạnh, bạn sẽ đặt miếng vải mỏng hoặc khăn vải đã ướp lạnh lên trên đầu gối khoảng 10 – 20 phút. Áp dụng cách này nhiều lần sẽ có thể khắc phục được những chứng đau mà khớp gối có thể xảy ra.

Hay bạn cũng có thể dùng băng thun quấn quanh đầu gối khi đứng dậy. Cách làm này cũng sẽ giảm bớt phần nào cảm giác nhức gối.

6.4. Chế độ dinh dưỡng hợp lý

Xây dựng chế độ dinh dưỡng hợp lý là công việc rất quan trọng. Trong khẩu phần ăn của mìn bạn nên bổ sung thêm nhiều nhóm thực phẩm giàu Vitamin E, Vitamin D, Omega 3, Vitamin C, Chất xơ,…

Bên cạnh đó cũng cần tránh những thực phẩm không tốt cho sức khỏe như: Muối, đường, bơ sữa, đồ ăn chứa chất kích thích, đồ ăn nhanh,…

Đau mỏi gối là dấu hiệu của bệnh gì? Cách điều trị ra sao?
Xây dựng chế độ dinh dưỡng hợp lý sẽ giúp bạn có được sức khỏe tốt, phòng chống cách bệnh xương khớp

6.5. Xoa bóp, massage

Xoa bóp, massage cũng là giải pháp giảm đau đầu gối hiệu quả. Khi xoa bóp, massage sẽ giúp tăng cường lưu thông máu, giảm đau, thư giãn,… Tuy nhiên kỹ thuật xoa bóp sẽ có độ khó nhất định, không phải ai cũng có thể làm được. Nếu sử dụng lực không đúng có thể khiến cho vết thương trở nên nghiêm trọng hơn. Do đó bạn nên dành thời gian tìm hiểu các liệu pháp massage để có thể tự xoa dịu cơn đau tại nhà.

6.6. Tập luyện với cường độ phù hợp

Haruco.vn sẽ giới thiệu tới bạn hai bài tập đơn giản giúp cải thiện tình trạng xương khớp.

– Nâng chân

Bạn nằm ngửa, tay, chân duỗi thẳng. Hai tay ép sát người.

Bạn co chân trái lên, chân phải duỗi thẳng và nâng từ từ lên trên khoảng 50cm. Giữ nguyên tư thế này khoảng 5 giây rồi chậm rãi hạ chân phải xuống. Đổi chân và lặp lại động ở chân đổi. Thực hiện mỗi bên chân 10 lần.

– Giữ thăng bằng

Bạn đứng thẳng, hai tay đặt sát vào người

Co 1 chân lên, đưa đầu gối về phía sau.

Chân còn lại giữ vững rồi từ từ nâng gót lên.

Giữ tư thế này 5 giây rồi hạ xuống. Sau đó đổi chân và lặp lại động tác. Thực hiện mỗi bên khoảng 10 lần.

6.7. Vận động và nghỉ ngơi đúng tư thế

Việc giữ đúng các tư thế nghỉ ngơi có vai trò khá quan trọng. Điền này sẽ góp phần làm giảm các cơn đau mỏi gối. Trong quá trình nghỉ ngơi và làm việc bạn cần phải điều chỉnh tư thế như sau:

– Ngồi thẳng lưng, tránh nghiêng sang 2 bên.

– Không nên ngồi quá lâu vì điều này sẽ làm khớp trở nên cứng và khó vận động.

– Có thể kê thêm gối để tăng chiều cao, giúp tạo sự thoải mái khi ngồi.

– Nên chọn các loại giày có thể hỗ trợ tư thế hoạt động phù hợp.

Bài chia sẻ đau mỏi gối là dấu hiệu của bệnh gì hy vọng đã mang tới cho bạn những thông tin hữu ích. Khi gặp phải dấu hiệu đau mỏi gối bạn hãy đến cơ sở y tế để khám ngay nhé. Cảm ơn bạn đọc đã theo dõi bài viết. Mời bạn thường xuyên truy cập vào Haruco.vn để biết thêm nhiều nội dung hay khác nhé. Chúc bạn luôn mạnh khỏe và hạnh phúc.