Đau mỏi gối: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị dứt điểm

Tâm Đặng 07/10/2022

Theo thống kê số người bị mắc bệnh về đau mỏi gối ở Việt Nam hiện nay ngày càng tăng cao. Đây là một dấu hiệu cảnh báo bệnh lý nguy hiểm nên mọi người cần phải thăm khám và điều trị ngay. Để giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về căn bệnh đau mỏi gối, nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị tốt nhất, Haruco.vn sẽ chia sẻ ở bài viết dưới đây. Bạn đọc hãy tham khảo nhé.

Đau mỏi gối: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

1.1. Đau mỏi gối là bệnh gì?

Đau mỏi gối là biểu hiện cho thấy sự tổn thương ở trong và xung quanh khớp gối, mô mềm, gân, sụn, dây chằng, túi hoạch dịch. Trong đó khớp gối có vị trí tiếp giáp giữa: phần dưới của xương lồi cầu đùi, phần trên của xương chày và mặt sau của xương bánh chè. Bởi có cấu tạo phức tạp, phải chịu áp lực lớn từ trọng lượng và hoạt động nhiều nên khớp gối rất dễ bị tổn thương.

Hiện căn bệnh đau mỏi gối đang diễn ra khá phổ biến, gây ra nhiều ảnh hưởng trong quá trình vận động. Khiến cho bệnh nhân luôn cảm thấy mệt mỏi, khó chịu, từ đó chất lượng cuộc sống giảm sút.

Không những thế, đau khớp gối còn là biểu hiện của nhiều bệnh xương khớp nguy hiểm nên mọi người cũng hết sức cẩn trọng.

Đau mỏi gối: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị
Đau mỏi gối là căn bệnh khá phổ biến, nhiều người gặp phải và ảnh hưởng nhiều tới cuộc sống

1.2. Nguyên nhân gây nên bệnh đau mỏi gối

Bệnh đau mỏi gối có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau, trong đó sẽ có một số nguyên nhân phổ biến sau:

Bong gân

Bong gân là tình trạng tổn thương ở một vài bó sợi hoặc giãn dây chằng. Khi bị bong gân đầu gối sẽ thường khá đau, bầm tím do máu tụ, quá trình di chuyển cũng bị ảnh hưởng khá nhiều.

Tổn thương dây chằng

Dây chằng chéo là bộ phận rất dễ bị tổn thương nếu không may bị té, chống chân hay xoay người. Khi bị tổn thương dây chằng có thể sẽ dẫn tới cơn đau về khớp gối, hạn chế vận động. Trung bình phải từ 2 – 3 tuần các triệu chứng đau mỏi mới có thể phục hồi.

Tổn thương sụn chêm

Khi mang vác các vật nặng hoặc xoay đầu gối đột ngột cũng sẽ gây nên tình trạng sụn chêm bị rách gây đau đầu gối. Trong một số trường hợp các mảnh sụn rách còn có thể lọt vào khe giữa các khớp. Gây nên hiện tượng kẹt khớp, bắt buộc phải tiến hành phẫu thuật để cắt sụn chêm.

Trật khớp

Trật khớp xảy ra khi xương bị lệch khỏi vị trí ban đầu. Khi bắt đầu bị trật khớp sẽ gây đau và sưng tấy, lâu dần sẽ gây khó khăn khi di chuyển. Đối tượng thường hay bị tật khớp là những người thường xuyên chơi thể thao.

Gãy xương

Khi chịu tác động mạnh, khớp gối và xương bánh chè sẽ có thể bị gãy. Nếu trường hợp này xảy ra, chỉ cần bạn chạm vào chân là sẽ có cảm giác đau nhói, mất cử động hoàn toàn nếu tách rời hai đầu xương.

Viêm bao hoạt dịch gối

Bao hoạt dịch gối là túi chứa chất lỏng, lót đệm ở khớp ngoài gối. Tác dụng của bộ phận này là giúp gân và dây chằng có thể lướt nhịp nhàng và trơn tru. Khi gặp phải chấn thương, bao hoạt dịch gối sẽ bị viêm, gây ra các cơn đau, làm cho khớp gối bị cứng.

Thừa cân béo phì

Thừa cân béo phì là căn bệnh gây nên hậu quả khá nghiêm trọng không hề kém gì bệnh ung thư hay tim. Những người có cân nặng quá sẽ gây áp lực nhiều lên khớp gối, về lâu dài sẽ dẫn tới viêm khớp gối.

Đau mỏi gối: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị
Bệnh đau mỏi gối xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau, tùy từng trường hợp sẽ có phương hướng điều trị thích hợp

1.3. Triệu chứng của bệnh đau mỏi gối

Những dấu hiệu dưới đây sẽ là cảnh báo đầu gối của bạn có vấn đề. Mức độ tổn thương ra sao sẽ phụ thuộc vào nguyên nhân gây ra bệnh.

– Xuất hiện tình trạng viêm bao hoạt dịch gối

– Đầu gối rưng rõ, có thể quan sát bằng mắt

– Đầu gối nổi đỏ, khi chạm vào cảm thấy ấm, ấn mạnh sẽ thấy đau

– Cứng khớp

– Nghe tiếng lạo xạo trong khớp

– Khớp gối bị dị dạng, cong hoặc lõm

– Mất cảm giác ở đầu gối, khi di chuyển nhiều sẽ bị đau

– Mất khả năng duỗi thẳng hoặc uốn cong đầu gối

– Với một số người còn kèm theo các triệu chứng như sốt, ớn lạnh,….

1.4. Đối tượng thường hay bị đau mỏi gối

– Những người từ 60 tuổi trở lên

– Người lao động chân tay, thường xuyên đứng lâu, khuân vác nhiều.

– Phụ nữ có khả năng mắc bệnh viêm khớp gối cao hơn đàn ông.

– Người thừa cân, béo phì, ăn uống không học học cộng thêm lối sống lười vận động.

– Gia đình có tiền sử mắc các bệnh về viêm khớp gối

– Những ai làm việc trong môi trường chịu nhiều áp lực, bị stress nhiều cũng sẽ phá hủy hệ thống miễn dịch. Điều này sẽ giúp gia tăng nguy cơ mắc các bệnh về xương khớp.

– Các vận động viên đã từng bị chấn thương ở gối như: Sụn khớp, trật khớp bánh chè, vỡ xương,…

1.5. Bệnh đau mỏi gối có nguy hiểm không?

Đau mỏi gối ảnh hưởng rất nhiều đến chức năng vận động của người bệnh. Thời gian đầu nếu như không được phát hiện hay điều trị đúng cách sẽ khiến bệnh tình trở nên nghiêm trọng. Do đó khi xuất hiện các triệu chứng đau mỏi gối bạn cần phải nhanh chóng thăm khám và chữa trị. Một số biến chứng nguy hiểm mà bệnh viêm khớp gối có thể gặp phải như:

– Dẫn tới teo cơ, biến dạng, dính khớp

– Chức năng vận động ngày càng suy giảm

– Gây nên bệnh thấp khớp, tổn thương van tim, dẫn tới các bệnh về tim mạch

– Nếu bệnh tình trở nặng có thể gây nên tàn phế, bại liệt.

1.6. Kỹ thuật chẩn đoán bệnh viêm khớp gối

Hiện nay bệnh nhân bị viêm khớp gối sẽ được chuẩn đoán chính xác thông qua các phương pháp:

– Kiểm tra triệu chứng: Bác sĩ sẽ kiểm tra tầm vận động của khớp, sự biến dạng khớp hay những dấu hiệu bất thường khác.

– Xét nghiệm: Người bệnh sẽ tiến hành Chụp X-quang, chụp cộng hưởng từ (MRI), xét nghiệm dịch khớp. Những hình thức xét nghiệm này sẽ giúp phát hiện những điểm bất thường của khớp gối. Tùy theo thể trạng của từng bệnh nhân mà sẽ đưa ra phương pháp chẩn đoán thích hợp.

1.7. Phương pháp điều trị đau mỏi gối

Theo các bác sĩ, nguyên tắc để điều trị viêm khớp gối thường là giảm đau, phục hồi chức năng. Qua đó sẽ giúp bệnh vận vận động linh hoạt hơn.

Hiện nay có một số phương pháp điều trị đau mỏi gối như:

– Giảm cân: Đối với người bị béo phì cần phải tiến hành giảm cân. Việc làm này sẽ giúp giảm áp lực lên đầu gối, hạn chế cơn đau đầu gối.

– Tập thể dục: Vận động thường xuyên và nhẹ nhàng giúp khớp dẻo dai hơn.

– Dùng thuốc giảm đau: Thuốc giảm đau là cách điều trị khá phổ biến để đối phó với các cơn đau mỏi gối. Tuy nhiên phương pháp này chỉ là tạm thời nếu quá lạm dụng sẽ gây ra những tác dụng phục.

– Phẫu thuật: Nếu như các phương pháp trên không mang lại hiệu quả thì bắt buộc phải lựa chọn phương pháp phẫu thuật. Cách này có nhiều rủi ro và thời gian lành vết thương cũng lâu hơn.

Đau mỏi gối: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị
Người bị đau mỏi gối cần phải điều trị và tập luyện đúng cách

Cách phòng ngừa đau mỏi gối hiệu quả

Không phải tất cả các trường hợp đau mỏi gối đều nghiêm trọng. Trong một số trường hợp người bệnh có thể áp dụng các biện pháp chăm sóc tại nhà để cải thiện các triệu chứng. Các biện pháp tự chăm sóc phổ biến bao gồm:

2.1. Dành thời gian nghỉ ngơi

Bệnh nhân nên dành thời gian để nghỉ ngơi, không nên làm việc quá sức khiến khớp khối mệt mỏi. Với những ai bị đau nhẹ có thể nghỉ 1 – 2 ngày. Tuy nhiên chấn thương nghiêm trọng có thể cần nhiều thời gian hơn hoặc điều trị y tế.

2.2. Chườm nóng hoặc chườm lạnh

Nhiệt độ có thể giảm đau do viêm khớp. Nhiệt độ cao có thể giúp các khớp thư giãn và cải thiện tình trạng cứng khớp. Trong khi đó, chườm lạnh có thể giảm đau, viêm và sưng. Bạn có thể áp dụng hai phương pháp chườm này để giúp giảm những cơn đau nhức.

2.3. Xoa bóp, massage khớp gối

Xoa bóp và massage giúp kích thích lưu thông khí huyết. Giúp nước, dưỡng chất được vận chuyển tới nuôi dưỡng, phục sụn khớp nhanh hơn.

2.4. Giảm áp lực cho khớp gối

– Nếu đang bị đau mỏi gối mà lại đang thừa cân béo phì mọi người nên tiến hành giảm cân. Xây dựng cho bản thân chế độ ăn uống hợp lý, hạn chế dầu mỡ, đồ ăn nhanh,…

– Người bệnh cần mang giày có đệm chân và di chuyển ở nơi bằng phẳng để hỗ trợ bàn chân và đầu gối. Như thế sẽ giúp làm giảm các cơn đau và không khiến khớp gối thêm nghiêm trọng.

–  Khi ngủ nên nằm ngửa, sử dụng gối đặt ở hai bên cơ thể để tránh nghiêng người sang hai bên. Nếu có thói quen ngủ nghiêng, bạn nên đặt một chiếc gối ở giữa hai đầu gối để giảm áp lực.

Đau mỏi gối: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị
Bổ sung dinh dưỡng hợp lý cũng là cách phòng tránh các bệnh về xương khớp

2.5. Vận động, tập thể dục vừa sức, thường xuyên

Khi xương khớp đã được phục hồi người bệnh cần tập thể dục thường xuyên. Vận động giúp ngăn ngừa quá trình thoái hóa, teo cơ, xương, giúp các mô, xương, sụn hoạt động linh hoạt hơn. Ngoài ra, tập thể dục cũng tăng cường sức mạnh cơ bắp và hỗ trợ cho các hoạt động của khớp gối.

Bài viết chia sẻ về căn bệnh đau mỏi gối trên đây vọng mang tới cho bạn đọc những thông tin bổ ích. Việc thăm khám và điều trị từ sớm là vô cùng quan trọng. Do đó khi có dấu hiệu bệnh bạn đừng chủ quan nhé. Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết của Haruco.vn. Mời bạn thường xuyên truy cập vào website để biết thêm nhiều nội dung hay khác. Chúc bạn luôn mạnh khỏe và hạnh phúc.