Chữa thoát vị đĩa đệm cho phụ nữ sau sinh Hiệu quả thế nào?

Tâm Đặng 05/11/2022

Có nhiều chị em sau sinh bị mắc thoát vị đĩa đệm, tình trạng bệnh làm ảnh hưởng tới sinh hoạt và sức khỏe rất nhiều. Vậy nguyên nhân và chữa thoát vị đĩa đệm cho phụ nữ sau sinh hiệu quả thế nào? Nội dung viết dưới đây Haruco.vn sẽ chia sẻ cụ thể và chi tiết tới bạn đọc. Mời bạn tham khảo.

Nguyên nhân gây thoát vị đĩa đệm ở phụ nữ sau sinh

Trong quá trình mang thai, toàn bộ vùng cột sống thắt lưng, khung chậu của bà bầu phải thay đổi để phù hợp với sự tăng trưởng của thai nhi. Khi đó, cột sống sẽ được giãn nở tối đa, các gân cơ bị nới lỏng. Lúc này dây chằng cũng bị kéo giãn, trở nên suy yếu, suy giảm chức năng chống đỡ của cột sống.

Bên cạnh đó, bệnh thoát vị đĩa đệm sau sinh còn xuất phát từ các yếu tố:

– Độ tuổi ngoài 30 thì các khớp xương, cột sống đã không đàn hồi được như trước. Một số trường hợp có thể bị sơ hóa sau sinh do ít vận động, thiếu canxi, đồ ăn nhiều dầu mỡ.

– Khi kỳ mang thai bà bầu đã bị gai cột sống hoặc gặp thoái hóa cột sống

– Chị em thường xuyên mang vác nặng, hoạt động không đúng tư thế hoặc hút thuốc gây ra nguy cơ lượng oxy giảm. Từ đó các chất cần thiết để nuôi dưỡng cột sống, xương cũng giảm theo.

Chữa thoát vị đĩa đệm sau sinh Hiệu quả - An toàn thế nào?
Chị em sau sinh là đối tượng khá dễ mắc phải bệnh thoát vị đĩa đệm

Dấu hiệu bệnh thoát vị đĩa đệm sau sinh

Khi mắc thoát vị đĩa đệm sau sinh các chị em sẽ gặp phải những cơn đau dữ dội. Mức độ cơn đau sẽ phụ thuộc vào tình trạng nhân nhầy bị thoát ra ngoài và chèn ép như thế nào.

– Nếu bị thoát vị đĩa đệm cổ bà bầu sẽ cảm thấy đau mỏi ở bàn tay, bắp tay yếu hơn, cứ động khó khăn.

– Thoát vị đĩa đệm lưng bệnh nhân sẽ mắc đau dữ dội ở vùng thắt lưng, kèm theo cảm giác bị kim châm, cứng lưng.

– Dây thần kinh bị chèn ép sẽ dẫn tới tê ngoài bàn chân, gót chân, mu bàn chân.

Thoát vị đĩa đệm ở phụ nữ sau sinh có nguy hiểm không?

Căn bệnh thoát vị đĩa đệm gây ra nhiều đau đớn cho phụ nữ mang thai và sau sinh. Tình trạng bệnh nếu không được điều trị dứt điểm sẽ khiến bệnh nhân luôn thấy mệt mỏi, khó chịu. Lâu dần chất lượng cuộc sống sẽ giảm sút. Cùng với đó căn bệnh còn có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm, ảnh hưởng đến sức khỏe lâu dài của bệnh nhân.

Do đó, ngay sau khi có dấu hiệu bệnh các chị em cần phải tiến hành thăm khám và điều trị kịp thời. Không nên chủ quan vì sẽ ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe dâu dài.

Cách chữa thoát vị đĩa đệm cho phụ nữ sau sinh hiệu quả

Hiện nay có rất nhiều cách chữa thoát vị đĩa đệm cho phụ nữ sau sinh. Mọi người có thể sử dụng bài thuốc dân gian, bài tập, phẫu thuật,..

4.1. Chữa bằng thuốc

Để điều trị thoát vị đĩa đệm bằng thuốc bạn sẽ áp dụng các bài thuốc sau đây:

– Thuốc chống viêm không chứa steroid: ibuprofen, naproxen

– Thuốc giảm đau: paracetamol, meloxicam

– Thuốc giãn cơ: myonal, decontractyl

– Các vitamin và omega 3

– Tiêm ngoài màng cứng steroid

– Thuốc bổ xương khớp P&Q, Flex Power EX

– Thuốc glucosamine

Để biết mình phù hợp với loại thuốc nào bạn cần phải tham khảo ý kiến của bác sĩ. Bạn không nên sử dụng bừa bãi vì có thể ảnh hưởng tới sức khỏe.

Chữa thoát vị đĩa đệm sau sinh Hiệu quả - An toàn thế nào?
Khi dùng thuốc để điều trị thoát vị đĩa đệm các chị em cần phải có sự tư vấn của bác sĩ

4.2. Bài thuốc từ lá lốt

Lá lốt không chỉ là nguyên liệu chế biến món ăn mà còn là bài thuốc dân gian khá hiệu quả trong điều trị thoát vị đĩa đệm. Bên trong lá lốt có đặc tính là kháng viêm, giảm đau, cải thiện tình trạng đường tiêu hóa, chữa các bệnh về xương khớp rất tốt.

Cách thực hiện bài thuốc từ lá lốt

– Đầu tiên bạn cần chuẩn bị 40g lá lốt tươi, 300ml sữa bò

– Bạn đem lá lốt đi rửa sạch, để ráo nước rồi thái nhỏ hoặc giã nhuyễn rồi chắt lấy phần nước cốt.

– Sau đó bạn trộn nước lá lốt cùng với sữa bò rồi đem sắc lấy nước uống. Bạn sẽ uống thuốc 1 – 2 lần trong ngày, kiên trì uống khoảng 1 tuần sẽ cho tác dụng tốt

Xem thêm: Bị thoát vị đĩa đệm khi mang thai có nguy hiểm không?

4.3. Bài thuốc từ lá ngải cứu

Lá ngải cứu có công dụng là giúp giảm đau xương khớp do có chứa dehydro matricaria este, các chất kháng khuẩn, kháng viêm, các cinelo,… Giúp giảm đau dây thần kinh hiệu quả.

Cách thực hiện bài thuốc như sau:

– Đầu tiên bạn sẽ đem lá ngải cứu về rửa sạch, để ráo nước

– Sau đó thái nhỏ lá ngải cứu rồi xào nóng với 02 chén rượu trắng. Tiếp đến bạn sẽ để hỗn hợp trên vào chiếc khăn mỏng rồi bọc lại vị trí bị đau khoảng 15 – 20 phút. Mỗi ngày sẽ chườm vào buổi sáng và tối để giảm đau hiệu quả.

4.4. Phương pháp bấm huyệt

Bấm huyệt cũng là một cách chữa thoát vị đĩa đệm sau sinh khá hiệu quả. Cách làm này sẽ giúp làm giảm các cơ đau xương khớp, đau mỏi lưng. Tuy nhiên phương pháp bấm huyệt chỉ thích hợp với những ai bị đau nhẹ, mới khởi phát bệnh.

4.5. Bài tập chữa thoát vị đĩa đệm

Bên cạnh sử dụng thuốc bạn cũng nên áp dụng thêm các bài tập chữa thoát vị đĩa đệm. Đây cũng là một phương pháp khá hiệu quả, giúp giảm đau vùng thắt lưng bụng, tăng khoảng trống giữa các đĩa đệm, giúp đĩa đệm nhanh chóng trở về vị trí cũ.

Việc luyện tập thể dục đóng vai trò rất quan trọng giúp cải thiện tình trạng bệnh. Nếu chị em sau sinh nào ít vận động sẽ khiến các nhóm cơ và khớp cơ bị có cứng lại, ảnh hưởng tới sinh hoạt. Việc luyện tập song song với sử dụng thuốc và phương pháp điều trị sẽ cho hiệu quả nhanh chóng.

Chữa thoát vị đĩa đệm sau sinh Hiệu quả - An toàn thế nào?
Các bài tập chữa thoát vị đĩa đệm có tác dụng tốt trong phòng tránh và điều trị bệnh

Gợi ý các bài tập chữa thoát vị đĩa đệm hiệu quả nhất

Dưới đây sẽ là bài tập giúp giảm đau do thoát vị đĩa đệm, tăng cường độ dẻo dai cho các cơ.

5.1. Bài tập Căng cơ gập lưng

Để thực hiện bài tập căng cơ gập lưng bạn nên thực hiện các bài tập sau:

– Nằm ngửa và co cả hai đầu gối về phía ngực.

– Di chuyển đầu về phía gối cho đến khi đạt độ căng thoải mái ở lưng giữa và lưng thấp.

– Lặp lại động tác này vài lần.

5.2. Bài tập ép đầu gối về phía ngực

Bài tập thoát vị đĩa đệm sẽ giúp làm giảm các cơ ở mỗi bên hoạt động, giúp kéo giãn cơ nhẹ nhàng hơn. Cách thực hiện bài tập:

– Nằm ngửa, co đầu gối lên cho cả hai gót chân nằm trên sàn.

– Đặt hai tay sau một đầu gối và kéo về phía ngực.

– Đổi chân và lặp lại vài lần.

5.3. Căng cơ Piriformis

Piriformis là bài tập rất phù hợp với các chị em sau sinh, để thực hiện bài tập này rất đơn giản.

– Đầu tiên bạn sẽ nằm ngửa, đầu gối cong và đặt hai bàn chân trên sàn.

– Bắt chéo chân này qua chân kia, đặt mắt cá chân này lên đầu gối chân kia.

– Nhẹ nhàng kéo đầu gối bắt chéo về phía ngực cho đến khi mông căng ra.

– Bạn sẽ lặp lại tương tự với cả hai bên

5.4. Bài tập Chakravakasana

Bài tập Chakravakasana là một động tác cơ bản trong bộ môn Yoga, tác dụng là giúp cải thiện lưu thông đĩa đệm ở lưng. Cùng với đó là giúp cải thiện tư thế, giúp làm giảm cơn đau một cách hiệu quả.

Cách thực hiện bài tập như sau:

– Đầu tiên bạn quỳ gối, chống hai tay xuống sàn

– Cong lưng lên giữ yên trong 10 giây, từ từ hạ xuống

– Thực hiện khoảng 10 – 15 lần.

Chữa thoát vị đĩa đệm sau sinh Hiệu quả - An toàn thế nào?
Khi có dấu hiệu bệnh thoát vị đĩa đệm các chị em cần phải tiến hành thăm khám và điều trị ngay

5.5. Bài tập Cobra

Bài tập Cobra là thực hiện tư thế ngửa người ra sau mô phỏng động tác của rắn, tác dụng giúp căng cơ cột sống. Giúp giảm đau lưng và bụng một cách hiệu quả.

– Đầu tiện bạn sẽ nằm sấp trên sàn, sau đó lấy lòng bàn tay úp xuống bàn chân, duỗi thẳng.

– Sau đó sẽ từ từ nâng khung xương chậu lên và xòe rộng các ngón tay, ấn lòng bàn tay xuống sàn.

– Tiếp đến kéo người về phía sau, để thẳng hai cánh tay, đẩy phần thân trên khỏi mặt sàn.

– Ngửa mặt lên, hít thở đều và sâu trong 15-30 giây rồi trở về tư thế ban đầu

– Lặp lại động tác 5 lần sau khi nghỉ vài giây

5.6. Bài tập Bird Dog

Bài tập Bird Dog có tác dụng là giúp vận động toàn bộ các cơ chạy dọc cột sống. Giúp đảm bảo an toàn cho cột sống. Cách thực hiện bài tập như sau:

Bắt đầu bạn tập quỳ gối, chống hai tay xuống sàn, đầu ngẩng cao, lưng thẳng

–Từ từ hít sâu, nâng tay trái lên, duỗi thẳng về phía trước. Đồng thời cũng nâng và duỗi chân phải về phía sau, giữ tư thế này 5 giây

– Thở ra, từ từ thu tay và chân về vị trí ban đầu và thực hiện tương tự với tay phải và chân trái

– Bạn sẽ lặp lại mỗi bên 5 lần để cho hiệu quả tập luyện tốt nhất

5.7. Bài tập Căng da cổ

Để thực hiện bài tập này bạn sẽ thực hiện các động tác sau:

– Ngồi thẳng lưng trên ghế, cuối người xuống cho cằm chạm vào phía trước ngực, sau đó tựa lưng vào ghế, kéo căng cổ;

– Nghiêng đầu cho tai trái về phía vai trái, sau đó đổi bên cho tai phải nghiêng về phía vai phải;

– Lặp lại mẫu này vài lần.

5.8. Bài tập gân kheo

– Bạn sẽ nằm thẳng trên thảm tập yoga với một chân nâng lên trên không

– Quấn khăn quanh chân của chân trên không

– Giữ khăn, kéo chân về phía cơ thể trong 15–30 giây

– Đổi chân và lặp lại vài lần

5.9. Bài tập rướn về phía trước

– Bài tập rướn về phía trước cũng có tác dụng trong việc cải thiện tình trạng đau mỏi, giúp cho các khối cơ trở nên dẻo dai và chắc khỏe hơn.

– Đứng thẳng, tay phải đưa lên cao ngang và cách trán 5 cm

– Rướn cổ về phía trước sao cho trán chạm vào tay

– Lặp lại động tác 10 lần

5.10. Bài tập nghiêng cổ sang ngang

– Để bắt đầu bài tập bạn sẽ đứng thẳng, tay phải đưa lên cao ngang với tai trái, cách tai trái khoảng 5 cm

– Hít thở thật sâu, nghiêng đầu chầm chậm sang trái sao cho thái dương trái chạm bàn tay

– Thở ra, trở về tư thế ban đầu, thực hiện khoảng 10 lần

– Lặp lại động tác tương tự với bên còn lại

Trên đây là toàn bộ nội dung chia sẻ cách chữa thoát vị đĩa đệm sau sinh. Các chị em có thể linh hoạt áp dụng các cách ở trên để có được hiệu quả tốt nhất. Mong rằng bài viết đã mang tới cho bạn đọc những thông tin bổ ích. Kính mời bạn đọc thường xuyên truy cập vào Haruco.vn để biết thêm nhiều thông tin hay khác.