Cây thuốc nam chữa đau mỏi gối hiệu quả và thông dụng
Việt Nam có thảm thực vật vô cùng phong phú và đa dạng, chính vì thế có rất nhiều vị thuốc quý để điều trị bệnh. Với bệnh đau mỏi gối cũng vậy, có rất nhiều bài thuốc nam cho hiệu quả điều trị tốt. Trong chuyên mục bài viết hôm nay, Haruco.vn sẽ chia sẻ tới bạn các cây thuốc nam chữa đau mỏi gối hiệu quả. Bạn đọc hãy cùng tìm hiểu nhé.
Lý do nên điều trị đau mỏi gối bằng cây thuốc nam
Bệnh đau mỏi gối không chỉ gây cảm giác đau đớn mà còn ảnh hưởng khá nhiều đến cuộc sống sinh hoạt. Bệnh nếu không được điều trị sẽ gây nên những biến chứng nguy hiểm. Bên cạnh cách chữa đau mỏi gối bằng thuốc tây, sử dụng cây thuốc nam cũng là cách nhiều người lựa chọn.
Những ưu điểm khi điều trị đau mỏi gối bằng cây thuốc nam
– Chi phí thấp: Những cây thuốc nam khá dễ tìm, giá thành cũng rẻ. Người bệnh sử dụng điều trị sẽ không phải lo lắng về chi phí khi phải sử dụng lâu dài.
– An toàn: Vì là thảo dược thiên nhiên nên các loại cây này khi được sử dụng làm thuốc rất an toàn, lành tính. Dù sử dụng cho người trẻ, người già cũng sẽ không gây gây nhiều dụng phụ hay hiện tượng nhờn thuốc điều trị bằng như thuốc tây.
– Hiệu quả: Chỉ cần kiên trì, sử dụng đúng loại thuốc thì bệnh nhân sẽ thấy các triệu chứng của bệnh được giảm.
Cách phân biệt thuốc nam và thuốc bắc
Hiện nay vẫn có nhiều người nhầm lẫn giữa thuốc nam và thuốc bắc. Haruco.vn sẽ giúp bạn phân biệt được rõ hai loại thuốc này.
– Thuốc Bắc là loại thuốc dùng để điều trị trong Đông Y có nguồn gốc từ Trung Quốc. Thuốc bắc được sử dụng rộng rãi ở những nước có nền văn hóa ảnh hưởng từ Trung Hoa trong đó có Việt Nam.
– Thuốc Nam là những vị thuốc xuất phát từ trong nước, quen thuộc với người dân bản địa Việt Nam. Ở một số vùng miền ở Việt Nam loại thuốc này còn có tên gọi là thuốc vườn bởi có thể kiếm ở quanh vườn.
Các cây thuốc nam chữa đau mỏi gối hiệu quả và thông dụng
Chữa đau mỏi gối bằng thuốc nam là phương pháp điều trị khá phổ biến trong dân gian. Dưới đây sẽ là một số cây thuốc có tác dụng tốt đối với ai bị đau gối nói chung và đau xương khớp nói riêng.
2.1. Lá lốt
Không chỉ là nguyên liệu chế biến món ăn, lá lốt còn là loại cây điều trị khớp hiệu quả. Lá lốt trong Đông Y có tên gọi là Bất Tất, lá có vị cay, tính ấm, mùi thơm. Tác dụng của lá lốt là dùng để điều trị đau lưng, sưng đầu gối, tê bàn chân,…
Cách sử dụng lá lốt làm bài thuốc chữa rất đơn giản:
Bạn chuẩn bị: 5 – 10g lá lốt đã phơi khô (khoảng 15 – 30 lá)
Cách thực hiện: Lá lốt bạn rửa sạch, đem sắc với một nửa lít nước cho đến khi cạn còn khoảng 1.2 bát con. Bạn sẽ uống hỗn hợp này hằng ngày, uống liên tục trong khoảng 10 ngày bạn sẽ thấy giảm các triệu chứng đau.
Ngoài ra bạn cũng có thể kết hợp với các loại cây khác như bưởi, cây vòi voi, cỏ xước để sắc uống chung. Bài thuốc này cũng có tác dụng rất tốt cho xương khớp.
2.2. Cỏ xước
Cỏ xước cũng là cây thuốc nam chữa đau mỏi gối và các bệnh xương khớp rất hiệu quả. Cỏ xước trong Đông Y còn có tên gọi là Ngưu Tất Nam, đây là một loại cây sống lâu năm, thân có lông mềm. Cây cỏ xước có vị chua đắng, tính mát. Sử dụng cây thuốc này sẽ có tác dụng giảm các chứng đau nhức, viêm khớp, sưng đầu gối, tê buốt chân tay.
Cách làm bài thuốc từ cây cỏ xước
Nguyên liệu chuẩn bị
– Rễ cỏ xước: 40g
– Thổ phục linh: 20g
– Cây nhọ nồi: 16g
– Ngải cứu: 12g
– Thương nhĩ tử: 12g
Cách thực hiện: Bạn sẽ cho tất cả các nguyên liệu vào ấm, đổ thêm 1 lít nước và sắc đặc. Mỗi ngày sẽ uống 1 thang, sử dụng từ 7 – 10 ngày liên tiếp.
2.3. Ngải cứu
Ngải cứu là cây có thuốc tính cay, ấm, có tác dụng giảm đau và điều hòa khí huyết trong cơ thể. Khi sử dụng loại cây này làm bài thuốc sẽ giúp khắc phục các triệu chứng của bệnh thoái hóa khớp gối, hay các bệnh đau nhức xương khác.
Thành phần bên trong ngải cứu có chứa acid amin, choline, flavonoid, adenin… Tác dụng chống lại quá trình oxy hóa, giảm đau, giúp hệ thống xương khớp thêm chắc khỏe. Bên cạnh đó cũng có tác dụng đẩy lùi quá trình lão hóa khớp gối.
Cách sử dụng ngải cứu làm bài thuốc
Nguyên liệu chuẩn bị:
– Lá ngải cứu tươi, nên chọn lá bánh tẻ, không quá già hoặc quá non
– Một nắm muối biển
– Một miếng vải cotton
Cách thực hiện
Đầu tiên lá ngải rửa sạch, để ráo nước rồi đem sao nhỏ lửa với muối cho đến khi lá ngải chuyển màu.
Tiếp đến bạn cọc cả lá ngải và muối vào vải. Sau đó đem đi chườm nóng vùng khớp bị sưng viêm. Với bài thuốc này bạn nên kiên trì thực hiện mỗi ngày từ 2 đến 3 lần, trong khoảng 2-3 tuần để thấy hiệu quả.
2.4. Cây đinh lăng
Sử dụng cây đinh lăng để chữa đau mỏi gối cũng là bài thuốc khá phổ biến. Phần rễ của loại cây này có chứa nhiều thành phần có khả năng tác động trực tiếp đến sức khỏe xương khớp.
Bên trong cây đinh lăng có chứa 20 loại acid amin, 8 loại saponin cùng rất nhiều các loại vitamin thiết yếu. Tác dụng của loại cây này là giúp giảm đau, bổ khí huyết, tăng cường khả năng lưu thông máu. Bên cạnh đó còn tăng sức đề kháng cho cơ thể. Từ đó sẽ giúp mọi người hồi phục và hỗ trợ khả năng chữa lành các vết thương bị thoái hóa.
Cách thực hiện bài thuốc với cây đinh lăng
– Mọi người sẽ chuẩn bị khoảng 20g rễ cây đinh lăng
– Đem rễ cây đinh lăng đi rửa sạch, sao vàng trước khi sắc nước
– Cho vào nồi đun sôi cùng 1 thang nước trong khoảng 20 phút. Sau đó lọc bỏ phần bã rồi chia lượng thuốc thành nhiều lần uống trong ngày.
2.5. Cây xấu hổ
Cây xấu hổ có tên khoa học là Mimosa pudica L, còn có tên gọi khác là cây trinh nữ. Đây là cây thuốc nam điều trị đau mỏi gối và xương khớp trong Y học cổ truyền. Cây xấu hổ có vị ngọt, tính hơi hàn.
Cây có tác dụng chống viêm, an thần, giảm đau. Lá thân, rễ cây mắc cỡ đều có dùng được. Đối với lá cây có thể dùng tươi hoặc phơi khô đều được, thân rẽ thái mỏng hoặc sao vàng. Mọi người có thể nấu nước uống hoặc kết hợp với các cây thuốc khác để chữa bệnh. Lưu ý là cây xấu hổ không sử dụng dụng cho phụ nữ mang thai, người có thể trạng yếu hoặc suy nhược.
2.6. Cây vòi voi
Cây vòi voi còn có tên là cẩu vĩ trùng, đại vĩ đạo. Tên khoa học là Heliotropium anisophyllum P. de B. Tác dụng của cây là chưa tê thấp, viêm tấy, mụn nhọt, mẩn ngứa.
Để sử dụng cây vòi voi để chữa sưng đầu gối bạn sẽ làm như sau:
Cây vòi voi tươi chặt thành các đoạn nhỏ, giã dập, bỏ vào nồi sao với dấm hoặc rượu, rồi gói vào miếng vải, buộc vào vết thương.
2.7. Gối hạc
Gối hạc tên khoa học là Leea rubra Blume ex Spreng. Loại cây này còn có tên gọi khác là gối, gối đơn, cây mũn. Loại cây loại cây bụi cao 1 – 1.5m, thân cây phân nhánh theo hình ziczac, có lông mịn, thân non màu xanh đốm tía, khi già có màu nâu sần sùi. Lá cây hình răng cưa, mặt lá có lông ngắn mịn. Hoa nhỏ màu đỏ mọc thành cụm
Gối hạc có vị tính đắng, thích hợp tiêu sưng, thông huyết, kháng viêm. Rễ cây có thể dùng tươi hoặc sấy khô nấu nước uống, cũng có thể ngâm rượu phối hợp với các thảo dược khác đắp ngoài da.
2.8. Cây nha đam
Ngoài có công dụng làm đẹp, nha đam còn được liệt kê vào danh sách các cây thuốc nam trị xương khớp hiệu quả. Trong khoa học cây nha đam có tên gọi là Aloe vera, hay gọi là cây lô hội, lưu hội.
Cây nha đam có lá hình mũi mác, mọng nước, bên trong chứa nhiều chất nhầy, dọc thân có gai lá nhỏ. Hiện nay giống cây nha dam có hai loại là cây to cao khoảng 2-5m, cây nhỏ khoảng 25 – 50cm. Công dụng chính của cây nha đam là thanh nhiệt, tăng sức đề kháng, làm đẹp, nhuận trường,… Không những vậy cây nha đam còn có tác dụng chống oxy hóa, chống viêm. Sử dụng làm bài thuốc sẽ giúp chống oxy hóa, hạn chế viêm khớp. Tuy nhiên tác dụng của cây nha đam chỉ có tác dụng kháng viêm chứ không thể chữa dứt điểm bệnh.
2.9. Gừng
Gừng cũng là một loại thuốc nam phổ biến. Công dụng của gừng là giúp khắc phục các triệu chứng đau nhức đầu gối và cải thiện chức năng, chống thoái hóa. Thành phần ở trong gừng có vị cay, tính ấm nên giúp hạn chế tình trạng tắc nghẽn mạch máu tại vùng bị thoái hóa. Vậy nên sử dụng gừng sẽ giúp máu lưu thông tốt hơn, giảm các cơn đau nhức do bệnh thoái hóa gây ra.
Các bác sĩ đã chỉ ra rằng những ai bị mẫn cảm với thuốc tây thì gừng là liệu pháp thay thế cho một số loại thuốc như: Paracetamol hay Aspirin.
Bài thuốc chữa đau mỏi gối từ gừng
– Bạn sẽ chuẩn bị khoảng 100g gừng tươi cùng với 1 ít rượu trắng
– Rửa sạch gừng cạo lấy phần vỏ rồi sấy khô
– Bỏ vỏ gừng vào trong rượu trắng rồi khuấy cho đều và uống trực tiếp
– Cần duy trì dài ngày để có thể cảm nhận rõ hiệu quả của bài thuốc
2.10. Cây thiên niên kiện
Thiên niên kiện là một thảo dược quý có vị đắng, cay, tính ấm, mùi thơm. Tác dụng của cây thuốc nam này là bổ gân cốt, trừ phong thấp. Mọi người có thể điều trị các bệnh như thoái hóa khớp gối, đau lưng, thoái hóa cột sống,…
Cách dùng cây thiên niên kiện để chữa đau mỏi gối
– Đầu tiên bạn cần chuẩn bị cây thiên niên kiện, cỏ xước, độc lực, thổ phục linh với liều lượng bằng nhau.
– Bạn sẽ đem các nguyên liệu này đi rửa sạch, cho vào ấm sắc cùng với một thang nước ở trên lửa nhỏ.
– Bạn sẽ đun trên bếp khoảng 300ml thì ngưng. Sau đó sẽ bỏ bã chia đều nước thuốc thành 03 lần, uống vào sau các bữa chính trong ngày.
2.11. Dây đau xương
Danh sách các cây thuốc nam chữa đau mỏi gối không thể không nhắc tới cây đau xương. Công dụng của cây đau xương đó là chữa tê bì chân tay, thoát vị đĩa đệm, đau lưng, đau mỏi gối,…
Bên trong dây đau xương có chứa lượng lớn Alkaloid – Hoạt chất này có khả năng kháng viêm mạnh mẽ. Bên cạnh đó còn có khả năng ức chế hoạt động của hệ thần kinh, cho tác dụng giảm đau nhanh chóng.
Cách thực hiện bài thuốc với dây đau xương
– Đầu tiên bạn cần chuẩn bị 1 nắm lá dây đau xương cùng 1 ít rượu trắng
– Lá dây đau xương đem rửa sạch với nước muối loãng rồi cho vào cối giã nát
– Cho rượu vào trộn đều và chắt lấy phần nước để uống trực tiếp
– Tận dụng phần bã thuốc đắp lên khớp gối để nâng cao hiệu quả chữa trị
Bài viết chia sẻ các cây thuốc nam chữa đau mỏi gối hiệu quả trên đây hy vọng hữu ích đến bạn đọc. Để kiểm soát tốt diễn biến của bệnh bạn cũng cần phải đến thăm khám và điều trị tại các cơ sở y tế. Cùng với đó là xây dựng cho mình chế độ sống lành mạnh, khoa học. Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết của Haruco.vn. Kính chúc bạn luôn mạnh khỏe và hạnh phúc.