Thói quen xấu gây đau mỏi gối âm thầm chớ coi thường
Đau mỏi gối hiện đang là căn bệnh nhiều người gặp phải, làm ảnh hưởng rất nhiều tới cuộc sống hằng ngày. Rất nhiều người đang mắc phải thói quen xấu gây đau mỏi gối mà không biết. Vậy những thói quen không tốt đó là gì? Bạn đọc hãy cùng theo dõi bài chia sẻ dưới đây của Haruco.vn nhé.
Bệnh đau mỏi gối dễ gặp phải ở những ngành nghề nào?
Theo các chuyên gia và bác sĩ, bệnh đau mỏi gối sẽ xuất hiện ở những người làm những công việc sau:
1.1. Vận động viên thể thao
Vận động viên thường có tần suất và cường độ hoạt động cao nên là nguyên nhân mắc bệnh đau mỏi gối và xương khớp rất cao. Đặc biệt là ở các môn thể thao có tính đối kháng cao như bóng rổ, khúc côn cầu, bóng đá,… Những va chạm khi tập luyện hay thi đấu rất dễ xảy ra, khiến cho phần sụn khớp dễ tổn thương. Lâu dần, vận động viên sẽ làm tăng nguy cơ rủi ro.
1.2. Nghệ sĩ biểu diễn
Ngoài vận động viên thể thao, những người làm mảng nghệ thuật biểu diễn cũng rất dễ bị chấn thương ở khớp gối và chân. Theo khảo sát những nghệ sĩ ở lĩnh vực múa, ballet, diễn viên xiếc,… thuộc top đầu nghề nghiệp có rủi ro về đau xương khớp cao nhất.
1.3. Người lao động nặng
Khuân vác nặng là công việc khá thường thấy của các công nhân bốc vác xây dựng. Những tư thế nâng, vác không đúng sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến cấu trúc của xương, khớp gối.
1.4. Ngành nghề ít vận động
Đau mỏi gối không chỉ xuất hiện thường xuyên ở những người thường xuyên vận động mà cả những người ít vận động cũng có nguy cơ mắc cao. Cụ thể các đối tượng là:
– Nhân viên văn phòng, thợ thủ công, công nhân ngành dệt may hoặc in ấn. Những đối tượng này thường ngồi hoặc đứng yên ở một chỗ trong thời gian dài. Đó chính là nguyên nhân gây đau mỏi, nhức gối. Bên cạnh đó, chấn thương cũng dễ phát sinh khi họ đột ngột vận động.
– Tài xế: Lái xe trên ô tô trong thời gian dài sẽ khiến chân bị gò bó, ít vận động. Lâu dần sẽ khiến cho xương khớp nhức mỏi.
– Giáo viên: Vì phải đứng giảng bài nhiều mắt cá chân và đầu gối là hai khớp rất dễ bị tổn thương.
1.5. Nhân viên y tế
Các nhân viên y tế như y tá, hộ lý, điều dưỡng rất khó tránh khỏi bị các bệnh về xương khớp. Đặc biệt là lưng và gối vì thường xuyên phải cúi người để nâng đỡ bệnh nhân và đứng nhiều.
Nguyên nhân gây đau mỏi gối?
Bên cạnh yếu tố nghề nghiệp, tuổi tác và tiền sử mắc bệnh xương khớp. Nguyên nhân gây bệnh xương khớp còn có thể đến từ:
– Di truyền: Gia đình có người bị các bệnh về xương khớp, đau mỏi gối thì bạn cũng sẽ có nguy cơ mắc bệnh khá cao.
– Béo phì: tình trạng thừa cân tạo thêm áp lực đè nặng lên các khớp chịu trách nhiệm chống đỡ cơ thể, ví dụ như mắt cá, đầu gối, lưng dưới…, từ đó kéo theo các cơn đau nhức xuất hiện tại đây.
– Giới tính: Phụ nữ thường hay bị thiếu hụt estrogen nên sẽ bị ảnh hưởng đến sức khỏe xương khớp. Đó cũng là lý do vì sao phụ nữ dễ bị đau xương khớp hơn nam giới.
– Bệnh mãn tính: theo nghiên cứu, những ai mắc các bệnh như bệnh gout, đái tháo đường… có nguy cơ tổn thương xương khớp và gây đau nhức khó chịu.
Thói quen xấu gây đau mỏi gối âm thầm
Theo các chuyên gia bác sĩ, chứng đau mỏi gối và xương khớp ngày một gia tăng, rất đáng báo động. Chỉ từ 30 tuổi các tổ chức xương, khớp,… đã bắt đầu thoái hóa. Nguyên nhân xuất phát từ những điều tưởng chừng rất đơn giản.
3.1. Tư thế ngồi không chuẩn
Thường xuyên ngồi lâu một chỗ, ngồi xổm, vắt chéo chân cũng là nguyên nhân gây đau mỏi gối. Những tư thế khom lưng và cúi ra trước khiến khối cơ và dây chằng phía sau cột sống căng cứng.
Những ai có thói quen thường xuyên ngồi xổm sẽ tạo áp lực từ 7 – 8 lần trọng lượng cơ thể lên khớp gối. Về lâu dài phần sụn, xương dưới sụn ở đầu gối bị đè nén sẽ sớm bị mò, thoái hóa gây nên đau nhức.
Kể cả những ai hay ngồi và đứng quá lâu cũng khiến cho quá trình lưu thông máu ở chân, bàn chân giảm. Đặc biệt là tư thế là tư thế ngồi vắt chéo chân cũng sẽ khiến dây thần kinh bị chèn ép được nuôi dưỡng gây nên tình trạng cứng khớp gối, tê bì chân tay.
3.2. Bẻ tay, vặn lưng, cổ quá mức
Làm việc trong thời gian dài không nghỉ ngơi sẽ khiến cho các khớp tay, cổ và lưng và đầu gối bị mỏi. Các khớp bị hoạt động quá nhiều dẫn tới cấu trúc bị phá hủy, dây chằng giãn đột ngột. Ban đầu chỉ là tổn thương nhỏ nhưng dần lại đẩy nhanh quá trình lão hóa xương khớp.
Nếu không bỏ thói quen này sớm sẽ khiến các khớp dễ bị thoái hóa, to khớp vùng ngón tay, chèn ép thần kinh.
3.3. Đi giày cao gót
Các chị em phụ nữ thường có thói quen mang giày cao gót khiến chân bị căng giãn quá mức. Đây chính là nguyên nhân gây nên đau lưng, đau bắp chân, mỏi gối.
Nếu các khối cơ bị mỏi trong nhiều tiếng sẽ không giữ vững được cấu trúc vùng cột sống, khớp gối, cổ chân dễ gây té ngã. Đặc biệt mũi giày càng nhỏ hẹp sẽ gây chèn ép các dây thần kinh gây tê bì hoặc đè nén các ngón chân gây biến dạng ngón.
3.4. Dùng chất kích thích, hút thuốc
Nam giới thường có thói quen sử dụng thuốc lá nên gây hại lớn đến sức khỏe. lượng nicotin trong thuốc lá làm giảm quá trình tái tạo xương, gây mất xương và loãng xương. Những ai nghiện thuốc lâu năm sẽ có nguy cơ mắc các bệnh viêm khớp dạng thấp cao nhất.
3.5. Lam dụng thuốc giảm đau
Lạm dụng thuốc giảm đau cũng là một trong những nguyên nhân gây nguy hại cho xương khớp. Mỗi khi thấy có triệu chứng đau gối, tê bì chân tay,… nhiều người đã tìm đến các thuốc giảm đau. Hầu hết thuốc giảm đau, chống viêm đều cho hiệu quả tức thì nhưng không giải quyết được tận gốc. Dùng thuốc lâu dài còn có nhiều tác dụng phụ như: đau dạ dày, loãng xương, phù, giữ nước tăng cân…
Cách điều trị đau mỏi gối hiệu quả nhất
Đau mỏi gối là triệu chứng thường gặp, báo hiệu tình trạng tổn thương đầu gối, dây chằng. Khớp gối có cấu tạo khá phức tạp, phải chịu áp lực lớn nên rất dễ bị tổn thương. Do đó, đối với tình trạng đau mỏi mới khởi phát bạn nên áp dụng những biện pháp chữa trị hiệu quả dưới đây:
4.1. Chườm nóng, chườm lạnh
Chườm nóng, chườm lạnh được coi là cách chữa đau mỏi gối tức thì. Cách chườm lạnh sẽ thích hợp với những cơn đau gối do chấn thương gây ra. Chườm nóng phù hợp với những cơn đau mỏi gối mãn tính.
4.2. Chú ý đến chế độ dinh dưỡng
Ăn uống khoa học và lành mạnh cũng là cách chữa đau mỏi gối hiệu quả. Trong khẩu phần ăn hằng ngày bạn nên xây dựng cho mình chế độ dinh dưỡng giàu vitamin và Omega3. Đó là đậu cá, đậu nành, hạt lanh, gừng, bơ, quả mọng,…
4.3. Kiểm soát cân nặng tốt
Béo phì và thừa cân cũng là nguyên nhân gây nên đau mỏi khớp gối. Mỡ thừa tích tụ quá nhiều trong cơ thể sẽ khiến cho mọi người cảm thấy luôn mệt mỏi, chậm chạp. Lâu dần sẽ gây áp lực cho đầu gối, khiến khớp gối bị thoái hóa và tổn thương.
Chính vì thế việc điều chỉnh cân nặng hợp lý sẽ giúp mọi người giảm được các triệu chứng đau mỏi đầu gối.
4.4. Điều chỉnh tư thế ngồi, đứng, nằm ngủ phù hợp
Điều chỉnh tư thế của bản thân cũng là cách chữa đau mỏi gối khá đơn giản tại nhà. Bạn cần điều chỉnh tư thế của mình như sau:
– Bạn hình thành thói quen ngồi thẳng lưng, không vắt chéo chân. Chọn ghế có độ cao phù hợp để tránh gây mỏi.
– Không ngồi hoặc đứng một chỗ quá lâu.
– Mang giày vừa size, chất liệu mềm mại, hạn chế mang giày cao gót.
– Những ai có tiền sử đau khớp nên tránh các hoạt động phải sử dụng đầu gối quá nhiều.
4.5. Bổ sung thực phẩm chức năng
Glucosamine và Chondroitin là hai thành phần rất tốt dành cho ai bị đau mỏi khớp gối. Sử dụng thực phẩm chức năng có chứa hai thành phần này sẽ giúp gối giảm đau, tiêu viêm, cải thiện khả năng vận động.
Tuy nhiên hai thành phần này chỉ thích hợp cho các trường hợp đau mỏi gối nhẹ, trung bình. Còn những trường hợp đau mỏi gối khác nên nhận được sự tư vấn của bác sĩ.
4.6. Dành thời gian nghỉ ngơi hợp lý
Người bệnh nên dành nhiều thời gian nghỉ ngơi, tránh vận động hoặc chạy nhảy liên tục. Biện pháp này giúp khớp gối có thời gian điều chỉnh và phục hồi tổn thương, đồng thời xoa dịu những cơn đau nhức.
4.7. Sử dụng nẹp
Người bệnh có thể sử dụng nẹp, băng thun quấn quanh đầu gối. Việc làm này để hạn chế những tiếp xúc không cần thiết ảnh hưởng đến đầu gối khiến tình trạng bệnh thêm trầm trọng.
4.8. Vận động và luyện khớp gối
Vận động, luyện tập khớp gối hàng ngày với những bài tập đơn giản để giữ độ linh hoạt của khớp gối. Biện pháp này vừa giúp hạn chế tình trạng khô cứng khớp. Ngoài ra cũng giúp ngăn ngừa thoái hóa khớp gối, cải thiện khả năng vận động.
4.9. Vật lý trị liệu
Phương pháp vật lý trị liệu giúp người bệnh gia tăng lực ở các cơ, giảm tình trạng đau nhức và tăng cường khả năng vận động cho các khớp. Bên cạnh đó, sử dụng phương pháp này cũng ngăn chặn khớp đầu gối bị biến dạng.
Tùy tình trạng bệnh, bác sĩ chuyên khoa sẽ chỉ định cách điều trị đi từ những bài tập bổ trợ cho đến các phương tiện máy móc hiện đại. Người bệnh nên tới những cơ sở uy tín để được tư vấn điều trị kỹ hơn.
Bài viết chia sẻ thói quen gây xấu gây đau mỏi gối trên đây hy vọng đã mang lại cho bạn đọc những thông tin bổ ích. Nếu bạn đang mắc phải thói quen xấu nào hãy loại bỏ và xây dựng cho mình thói quen sống khoa học nhé. Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết. Kính chúc bạn luôn mạnh khỏe và thành công!