Bị đau mỏi gối nên ăn gì, kiêng ăn gì để hỗ trợ điều trị bệnh?
Có nhiều nguyên nhân gây ra bệnh đau mỏi gối như thoái hóa khớp, lao động nặng nhọc, thay đổi tiết tố,… Nếu không có chế độ dinh dưỡng hợp lý thì bệnh sẽ ngày càng nặng và khó điều trị. Trong nội dung bài viết hôm nay, Haruco.vn sẽ chia sẻ tới bạn đau mỏi gối nên ăn gì, kiêng ăn gì. Bạn đọc hãy theo dõi nội dung bài chia sẻ dưới đây nhé.
Vai trò của chế độ dinh dưỡng đối với người bị đau mỏi gối
Theo bác sĩ việc điều trị dứt điểm bệnh đau mỏi khớp, viêm khớp gối là rất khó. Tuy nhiên bệnh nhân có thể phục hồi và làm giảm các triệu chứng bệnh hằng ngày nếu như duy trì chế độ sinh hoạt và ăn uống tốt.
Bao hoạt dịch túi là túi chứa chất dịch khớp nằm giữa sụn khớp và màng hoạt dịch và dây chằng. Đây là bộ phận dễ tổn thương bởi các gốc tự do. Các chất chống oxy hóa có khả năng bảo vệ cơ thể khỏi sự tấn công của các gốc tự do. Do đó, xây dựng chế độ dinh dưỡng khoa học, giàu chất oxy hóa sẽ giúp cơ thể chủ động ngăn vừa viêm khớp, giúp làm dịu cơn đau khớp hiệu quả.
Bị đau mỏi gối nên ăn gì để hỗ trợ điều trị bệnh
Chủ động bổ sung những thực phẩm dưới đây vào chế độ ăn uống hằng ngày sẽ giúp giảm bớt các triệu chứng đau mỏi, viêm khớp,…
2.1. Cá béo
Cá béo được coi là nguồn cung cấp dồi dào vitamin D và omega 3 cho cơ thể. Đây là những dưỡng chất có tính kháng viêm mạnh, giúp giảm cơn đau do viêm khớp nhờ ức chế sản sinh ra cytokine, enzym phá vỡ sụn.
Một số loại cá rất giàu omega 3 và vitamin D như: Cá hồi, cá thu, cá mòi, cá cơm, cá trích, cá ngừ,…
2.2. Xương ống, xương sườn
Sử dụng nước hầm từ sụn sườn bò hoặc xương ông giàu hợp chất chondroitin và glucosamin sẽ giúp xương chắc khỏe hơn. Hơn nữa hàm lượng canxi bên trong xương cũng rất cao nên giúp phòng tránh nhiều bệnh về xương khớp. Ăn xương ống và xương sườn thường xuyên sẽ giúp phòng bệnh loãng xương ở người già một cách hiệu quả.
2.3. Hạt tiêu, gừng, tỏi
Hạt tiêu, gừng, tỏi là những loại gia vị không thể thiếu trong khẩu phần ăn hằng ngày. Nhóm gia vị này rất tốt cho ai bị mắc bệnh xương khớp, cụ thể như:
Ớt có chứa Capsaicin, hoạt chất được sử dụng điều trị các cơn đau nhẹ ở khớp, cơ.
Trong tỏi có chứa nhiều chất chống oxy hóa cao, ức chế sự tấn công của nhiều loại siêu vi. Ngoài ra, tỏi còn chứa Dianllil disulfide, Azôene, Diallil – trisulfide và Phitoncid có công dụng kháng viêm rất tốt. Một số nghiên cứu còn cho thấy tỏi còn giúp tăng cường hệ miễn dịch cho cơ thể.
Gừng là nguyên liệu giúp giảm các triệu chứng của viêm khớp. Trong khẩu phần ăn hằng ngày, mọi người nên bổ sung gừng tươi hoặc gừng khô vào thực đơn mỗi ngày.
2.4. Quả óc chó, hạt lanh
Quả óc chó, hạt lanh cũng là thực phẩm cung cấp nhiều omega 3 dồi dào. Tác dụng là giúp làm giảm các triệu chứng viêm, sưng khớp. Quan trọng hơn là ăn thường xuyên quả óc chó và hạt lạnh không hề gây béo phì.
2.5. Bông cải xanh
Bông cải xanh hay còn gọi là súp lơ xanh có tác dụng trong việc trung hòa các enzyme gây tổn thương cho sụn. Do đó việc bổ sung thực phẩm này vào chế độ ăn uống sẽ giúp ngăn ngừa bệnh thoái hóa khớp hiệu quả.
Ngoài ra, bông cải xanh còn chứa nhiều vitamin K, Vitamin C và nhiều hợp chất chống oxy hóa khác. Khi thường xuyên ăn bông cải xanh sẽ tác động tích cực lên xương sụn, chống viêm và tăng cường sức khỏe cho xương khớp.
2.6. Quả mọng
Quả mọng là dưỡng chất rất giàu oxy hóa, có tác dụng bảo vệ cơ thể chống lại các gốc tự do phá hủy tế bào. Hợp chất Quercetin và Rutin tìm thấy trong quả mọng sẽ giúp làm tăng mật độ xương, giảm dấu hiệu viêm liên quan tới xương khớp.
Những ai có tiền sử bệnh tiểu đường, tim mạch, bệnh về mắt, nhiễm trùng,… rất nên thường xuyên ăn quả mọng.
Hầu hết các quả mọng hiện nay đều rất tốt cho người đau mỏi gối như: Quả nho, mận, sơ ri, anh đào, việt quất, mâm xôi,…
2.7. Thực phẩm giàu Beta carotene
Beta carotene là chất chống oxy hóa rất tốt cho sức khỏe. Hợp chất này có nhiều trong các loại trái cây, rau củ có màu cam, màu đỏ, xanh đậm.
– Các loại rau họ nhà cải: cải Brussels, rau cải xanh, rau cải mù tạt, súp lơ,…
– Rau bina
– Khoai lang
– Mùi tây
– Cà chua
– Quả mơ
– Măng tây
– Cà rốt
2.8. Nấm
Nấm là thực phẩm rất tốt cho sức khỏe, giúp tăng cường sức đề kháng. Ăn nấm thường xuyên sẽ giúp ngăn các bệnh về tim mạch. Công dụng của nấm sẽ giúp ngăn chặn quá trình oxy hóa của lipit tăng cường tổng hợp DNA, ứng chế khối u hiệu quả.
2.9. Vitamin C và Bioflavonoids
Bioflavonoids là nhóm sắc tố thực vật tạo ra các màu sắc chứa nhiều vitamin C. Đây cũng là chất chống oxy hóa tương tự như Quercetin, có khả năng trung hòa các gốc tự do gây hại cho tế bào.
Vitamin C có khả năng chống oxy hóa cao, tăng cường hệ miễn dịch. Theo nhiều nghiên cứu, vitamin C giúp làm tăng mật độ cột sống, tốt cho người bị bệnh loãng xương, có nguy cơ thoái hóa khớp.
Vitamin C và Bioflavonoids có nhiều trong các thực phẩm như:
Tỏi tây, trà xanh, cà chua cherry đỏ, súp lơ, bông cải xanh, đu đủ, ổi, dứa,… Ngoài ra còn có các loại trái cây họ quýt như cam, bưởi,…
2.10. Sữa và các chế phẩm từ sữa
Dù là sữa tươi, sữa chua, sữa bột cũng đều chứa rất nhiều canxi và vitamin D. Sử dụng sữa và các chế phẩm từ sữa sẽ giúp ngăn ngừa loãng xương hiệu quả. Ngoài ra, hàm lượng canxi trong sữa còn góp phần thúc đẩy quá trình cấu tạo xương, giúp cho xương trở nên chắc khỏe hơn.
Người bị đau mỏi, thoái hóa khớp nên kiêng ăn gì?
Dưới đây sẽ là những thực phẩm mà người bị đau mỏi, thoái hóa khớp nên kiêng ăn:
3.1. Thực phẩm chứa nhiều đường
Thường xuyên ăn đường hay bổ sung những thực phẩm chứa nhiều đường sẽ không tốt cho sức khỏe. Những thành phần này sẽ khiến cơ thể mọi người xuất hiện cơn đau tồi tệ, tăng tình trạng viêm khớp dạng thấp…
3.2. Thực phẩm chứa nhiều muối
Tiêu thụ những thực có chứa nhiều muối cũng là nguyên nhân khiến cho lượng natri cao, đẩy nhanh quá trình lão hóa. Những ai bị bệnh xương khớp hoàn toàn không nên ăn nhiều muối. Khi cơ thể có hàm lượng muối quá cao còn khiến cho thận phải lọc liên tục.
3.3. Thức ăn chứa gluten
Gluten là một loại protein nên không hợp với những ai mắc bệnh rối loạn thần kinh, ruột kích thích, viêm cơ,… Một số thực phẩm chứa nhiều gluten như lúa mì, lúa mạch, yến mạch. Bệnh nhân có tiền sử mắc bệnh xương khớp nên tránh những thực phẩm này.
3.4. Rượu, bia
Đồ uống rượu bia nếu sử dụng thường xuyên sẽ tích tụ các chất độc trong gan. Đây chính là nguyên nhân dẫn tới tình trạng mất ngủ, mất nước, thúc đẩy nhanh hơn sự lão hóa của cơ thể.
3.5. Omega – 6
Omega – 6 là chất béo nếu ăn quá nhiều sẽ gây ra hiện tượng đông máu, tăng áp suất máu, ảnh hưởng đến tim mạch. Đồng thời với người bị bệnh đau mỏi, viêm khớp sẽ gây ra những cơn đau, viêm sưng.
3.6. Đồ đóng hộp
Những thức ăn đóng cá đóng hộp, thịt hộp, thịt xông khói,…. đều có chứa sulfit, chất bảo quản. Với người bị bệnh viêm khớp, đau mỏi gối sẽ khiến tình trạng bệnh nên nặng, tăng quá trình lão hóa. Mặt khác, đồ đóng hộp cũng có nhiều gia vị như muối, đường nên không tốt cho sức khỏe.
Những lưu ý cần biết để phòng ngừa bệnh thoái hóa khớp
Để phòng ngừa bệnh đau mỏi khớp gối, viêm khớp bạn cần phải xây dựng cho mình chế độ dinh dưỡng và sinh hoạt hợp lý.
4.1. Giảm cân
Nếu bạn đang bị đau mỏi khớp mà lại thừa cân béo phì thì nên giảm cân, duy trì mức cân nặng hợp lý. Theo các chuyên gia dinh dưỡng để giảm cân bạn cần áp dụng chế độ khoa học, ăn ít thực phẩm dầu mỡ chứa nhiều chất béo. Bên cạnh đó cũng cần phải thường xuyên vận động, rèn luyện sức khỏe và tập thể dục.
4.2. Nên ăn uống tại nhà
Ăn uống tại nhà sẽ đảm bảo vệ sinh và tốt cho sức khỏe hơn rất nhiều nếu như ăn tại hàng quán. Bên cạnh đó ăn uống tại nhà cũng sẽ giúp bạn kiểm soát được hàm lượng dinh dưỡng và thực phẩm nạp vào cơ thể.
4.3. Tập bài tập bổ trợ cho khớp gối
Thực hiện một số bài tập bổ trợ cho khớp gối cũng sẽ giúp cải thiện cơn đau, thoái hóa khớp gối gây ra.
Dưới đây sẽ là một số bài tập tốt cho người bị viêm khớp gối.
4.3.1. Tập cơ tứ đầu đùi
Đầu tiên bạn sẽ nằm ngửa trên sàn, sau đó co một chân và duỗi một chân. Tiếp cuộn một chiếc khăn và đặt bên dưới đầu gối của chân đang duỗi. Từ từ siết chặt cơ tứ đầu đùi ở chân đang duỗi và giữ yên trong vòng 5 giây, sau đó thả lỏng từ từ trở lại. Bạn nghỉ 5 giây rồi tiếp tục lặp lại động tác siết chặt cơ trên
Tập mỗi ngày 3 đợt, mỗi đợt 10 lần. Bạn nhớ là đổi chân trong lúc tập.
4.3.2. Bài tập giãn cơ gân khoeo
Căng cơ gân kheo là vấn đề gặp phải ở nhiều người thoái hóa khớp gối. Thực hiện bài tập dưới đây sẽ giúp cải thiện tính linh hoạt và phạm vi chuyển động của khớp gối.
Các bước thực hiện bài tập này:
Bạn nằm ngửa trên sàn với 2 chân duỗi thẳng. Dùng dây dài vòng qua một lòng bàn chân. Sau đó sử dụng tay kéo căng dây để nâng cao chân cho đến khi cảm thấy cơ ở mặt sau đầu gối và đùi căng nhẹ. Duy trì tư thế trên trong 30 giây rồi từ từ hạ chân xuống. Lặp lại các động tác trên với chân còn lại
4.3.3. Bài tập cơ mông cho người bị thoái hóa khớp gối
Mục đích của bài tập này là giúp kiểm soát phần thân, ổn định chân và giữ thăng bằng cho bệnh nhân. Thao tác thực hiện bài tập bao gồm:
Bạn nằm sấp trên bề mặt phẳng với 2 chân duỗi thẳng. Sau đó kê gối bên dưới nhằm hỗ trợ giữ thẳng lưng. Siết chặt cơ mông và nâng nhẹ một chân lên cao Cố gắng duy trì tư thế trong vài giây rồi từ từ hạ chân xuống. Thực hiện bài tập mỗi ngày 3 đợt, mỗi đợt 10 lần với cả 2 chân.
Lưu ý quan trọng trong chế độ dinh dưỡng tốt cho người bị xương khớp
Cân nặng càng tăng sẽ càng gây áp lực cho khớp gối, khớp háng,… Khiến cho sụn bị bào mòn và tổn thương. Những ai bị thừa cân cần phải cắt giảm lượng calo nạp vào cơ thể:
– Thay vì ăn 3 bữa chính nên chia nhỏ thành 4 – 5 bữa
– Tăng cường ăn rau xanh, ưu tiên thực phẩm có nguồn gốc thực vật
– Hạn chế ăn đồ ăn ngọt, đồ uống có đường
– Hạn chế ăn bánh mì trắng, mỳ ống hay thực phẩm làm từ bột tinh chế
– Cắt giảm thịt nướng và các món được nấu ở nhiệt độ cao. Bởi những thực phẩm này chứa chất glycate hóa bền vững gây hại, làm tăng nguy cơ đau và viêm khớp.
Khi đau mỏi gối quá mức hay xuất hiện thêm nhiều triệu chứng đau bất thường khác bạn nên đến cơ sở y tế để thăm khám và chữa trị kịp thời. Không nên chủ quan vì nếu để bệnh chuyển nặng thì rất khó chữa trị.
Những thông tin về bị đau mỏi gối nên ăn gì và kiêng ăn gì hy vọng đã giúp bạn có được những kiến thức hay. Áp dụng theo chế độ dinh dưỡng kể trên chắc chắn sẽ giúp bạn có được sức khỏe tốt, đẩy lùi bệnh tật. Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết. Chúc bạn luôn mạnh khỏe và hạnh phúc.