“Bật mí”cách khắc phục đau mỏi gối khi thay đổi thời tiết

Tâm Đặng 08/10/2022

Mỗi khi giao mùa có một số người lại gặp các vấn đề về khớp gối, xuất hiện tình trạng khó chịu, đau mỏi gối. Trong chuyên mục bài viết hôm nay, Haruco.vn sẽ chia sẻ tới bạn cách khắc phục đau mỏi gối khi thay đổi thời tiết. Hãy cùng theo dõi ngay nhé.

Nguyên nhân gây nên tình trạng đau mỏi gối do thời tiết

Những cơn đau mỏi gối xuất hiện thường là cảnh báo một vấn đề sức khỏe. Đó có thể là chấn thương vật lý đang xảy ra ở khu vực này. Ngoài ra cũng có những trường hợp đau mỏi gối lại xuất hiện khi thời tiết thay đổi trở lạnh. Nguyên nhân gây nên tình trạng đau mỏi gối do thời tiết:

1.1. Mao mạch có thắt thời tiết trở lạnh

Nhiệt độ môi trường thấp sẽ làm cho mao mạch trong cơ thể có xu hướng có thắt lại. Như thế sẽ gây cản trở trong quá trình lưu thông máu. Những lúc này hồng cầu có xu hướng đổ dồn về các cơ quan nội tạng quan trọng như tim, phổi, gan… để giữ ấm. Trong khi đó, nhiều cơ quan ngoại biên như tứ chi, vai, khớp gối… sẽ nhận ít hồng cầu hơn bình thường.

Tất cả những yếu tố trên sẽ khiến cho đầu gối bị tê cứng, lạnh. Những ai có tiền sử bệnh đau khớp gối, tình trạng này sẽ làm cho cơn đau phác tác, gây khó chịu cho người bệnh.

1.2. Gây chèn ép dây thần kinh

Áp suất khí quyển giảm xuống khi nhiệt độ môi trường giảm cũng làm cho các mô cầu trong cơ thể có thắt lại. Điều này sẽ gây nên áp lực chèn ép lên xương khớp hoặc dây thần kinh xung quanh. Khiến cho bệnh nhân luôn cảm thấy khó chịu và đau nhức.

Ngoài ra, những ai mắc bệnh xương khớp mãn tính như đau thần kinh tọa, đau khớp gối cũng sẽ mẫn cảm hơn trong điều kiện thời tiết thay đổi. Khi các dây thần kinh chèn ép vào lúc này sẽ khiến bạn cảm nhận cơn đau dữ dội hơn so với bình thường.

1.3. Hệ miễn dịch có nguy cơ miễn giảm

Thông thường hệ miễn dịch sẽ bị giảm trong nhiệt độ môi trường thấp. Khả năng hoạt động của các tế bào bạch cầu sẽ bị suy giảm, cản trở tới quá trình lưu thông máu và các dưỡng chất cần thiết cho xương. Khiến cho các mô này ngày càng suy yếu, gây ra tình trạng đau buốt nặng hơn.

Cách khắc phục đau mỏi gối khi thay đổi thời tiết
Đau mỏi gối do thời tiết thay đổi là căn bệnh khá phổ biến, rất nhiều người gặp phải tình trạng này

1.4. Trời lạnh gây có rút ở gân và cô đặc dịch khớp

Không chỉ ở các mô cơ, gân cũng có thể bị co rút khi gặp phải nhiệt độ lạnh. Bệnh cạnh đó dịch khớp cũng có thể trở nên đặc quánh, suy giảm chức năng bôi trơn các khớp. Lúc này lớp sụn sẽ mất đi độ đàn hồi, khiến khớp gối trở nên khô cứng, đau nhói mỗi khi mọi người cử động.

Vào những ngày lạnh mọi người thường có xu hướng ít vận động hơn nên khiến khớp gối cứng và kém linh hoạt. Tình trạng này nếu kéo dài sẽ khiến cho bệnh đau nhức gối trở nên trầm trọng hơn.

Cách khắc phục đau mỏi gối khi thay đổi thời tiết

Để phòng tránh bệnh đau mỏi gối do thời tiết hay do bệnh lý bạn đọc hãy áp dụng theo những cách phòng ngừa sau đây nhé:

2.1. Giữ ấm cơ thể

Mỗi khi thời tiết bắt đầu chuyển mùa, bạn cần chủ động giữ ấm cơ thể nói chung và các khớp nói riêng. Bên cạnh việc mặc quần áo ấm, che kín cơ thể, hạn chế tối đa việc tiếp xúc với khí lạnh. Đồng thời cũng phải thường xuyên có duỗi khớp kết hợp với xoa bóp để làm ấm các khớp tự nhiên.

2.2. Massage khớp và quanh khớp

Sử dụng các động tác massage đầu gối sẽ giúp lưu thông máu, giảm đau nhức khi thời tiết thay đổi. Trung bình mỗi tuần bạn nên thực hiện massage khớp và quanh khớp khoảng 3 – 5 lần để cải thiện sức khỏe của khớp. Kiên trì thực hiện chắc chắn việc đau nhức tay chân sẽ được cải thiện.

2.3. Ăn uống đủ chất

Đau nhức xương khớp một phần nguyên nhân là do sức đề kháng của cơ thể bị suy giảm khi thay đổi thời tiết. Vậy nên để có sức khỏe tốt mọi người cần cung cấp đủ dinh dưỡng có sức khỏe và hệ miễn dịch hiệu quả.

Đối với những người bị mắc bệnh xương khớp cần cung cấp nhiều thực phẩm tốt như:

– Thực phẩm giàu acid béo omega-3 như cá ngừ, cá hồi, các loại hạt,… Tác dụng nuôi dưỡng, tái tạo mô sụn khớp như cá ngừ, cá hồi, các loại hạt,…

– Thực phẩm giàu Vitamin và khoáng chất như: rau xanh các loại, hạt mầm, đậu nành, hoa quả,…. Có công dụng là tăng cường sức đề kháng và khả năng chịu đau 

– Thực phẩm giàu canxi như: sữa và các chế phẩm từ sữa, rau xanh lá,…. Giúp tăng cường sức khỏe và độ dẻo dai của xương khớp.

Cách khắc phục đau mỏi gối khi thay đổi thời tiết
Ăn uống đủ chất sẽ giúp phòng ngừa các bệnh liên quan tới xương khớp, đau mỏi gối

2.4. Luyện tập giảm đau nhức chân tay

Luyện tập thể thao nhẹ nhàng rất tốt cho những ai bị bệnh xương khớp. Có được chế độ luyện tập hợp lý sẽ bảo vệ sức bền, độ linh hoạt và tăng tốc độ hồi phục chấn thương cho cơ thể.

Người mắc bệnh xương khớp nên ưu tiên là đi bộ, đạp xe, bơi lội, Yoga,… Tuyệt đối không chọn các môn thể thao quá sức như chạy, cử tạ,… Đây là những bộ môn không tốt cho người bị đau mỏi gối.

Quá trình luyện tập thể thao mọi người cũng cần lưu ý thực hiện đúng cách, đúng thời gian. Nếu luyện tập sai cách có thể gặp phải chấn thương xương khớp không mong muốn. Để đảm bảo có được bài tập phù hợp bạn có thể tham khảo chỉ định của bác sĩ nhé.

Xem thêm: Mẹo giúp ngủ ngon khi đau mỏi gối về đêm

2.5. Uống thực phẩm bổ sung

Để giảm đau, tăng cường chất bôi trơn mọi người cũng có thể sử dụng thêm thực phẩm chứa chất bổ sung. Chondroitin và Glucosamine là hai hoạt chất được tìm thấy nhiều trong các thực phẩm chức năng giúp cải thiện bệnh. Ngoài các chất này ra, người bệnh cũng nên dùng kèm thêm vitamin D3. Tuy nhiên trước khi sử dụng bạn cần phải hỏi lại bác sĩ về cách dùng, không nên sử dụng bừa bãi vì có thể ảnh hưởng tới sức khỏe.

2.6. Dành nhiều thời gian nghỉ ngơi

Nghỉ ngơi đóng vai trò rất quan trọng đối với sức khỏe. Mọi người cần biết cân bằng giữa thời gian nghỉ ngơi và làm việc, không nên quá sức. Bên cạnh đó cũng cố gắng giữ cho bản thân tâm lý thật tốt, đầu óc thoải mái. Cố gắng hạn chế căng thẳng để bệnh tình hạn chế nghiêm trọng.

 Cách làm sưng đầu gối khi đông về

Một số mẹo hay về cách chữa đầu gối bị sưng dưới đây chắc chắn sẽ rất hữu ích đến bạn.

3.1. Chườm nước nóng

Nước ấm sẽ giúp kích thích các mạch máu dưới da giãn nở và làm tăng lưu lượng máu đến nuôi dưỡng. Chườm nước ấm sẽ giúp khôi phục các tế bào khớp bị tổn thương. Ngoài ra còn hỗ trợ giảm đau và sưng tấy ở khớp gối khi trời lạnh.

Để tăng hiệu quả, bạn có thể thêm một chút tinh dầu khuynh diệp, hoa anh thảo, hoa oải hương,… Nhờ hoạt chất của tinh dầu sẽ cung cấp hoạt chất kháng viêm và chống đau, giúp cải thiện tình trạng bệnh.

Cách khắc phục đau mỏi gối khi thay đổi thời tiết
Chườm nước nóng có công dụng tốt để giảm đau, sưng đầu gối

3.2. Sử dụng dụng cụ hỗ trợ đầu gối

Nếu bạn gặp phải tình trạng sưng đau ở đầu gối, gây khó chịu trong sinh hoạt thì có thể dùng nẹp hỗ trợ đầu gối. Dụng cụ nẹp hỗ trợ gối sẽ giúp giảm đau, giảm sưng. Để mua được sản phẩm tốt bạn nên chọn đai nẹp chính hãng, chất lượng tốt để đảm bảo an toàn khi dùng.

3.3. Đắp lá ngải cứu

Lá ngải cứu là bài thuốc quý, có đặc tính ấm và kháng viêm. Người bệnh đắp lá ngải cứu sẽ giúp giảm triệu chứng đau mỏi khi trời trở lạnh. Cách thực hiện khá đơn giản, bạn chỉ cần hái một nắm lá ngải cứu đem rửa sạch rồi để ráo. Sau đó bạn sẽ cho lên chảo, thêm một nắm hạt trắng to và xào nóng.

Bạn sử dụng miếng vải sạch, cho hỗn hợp trên đã làm vào, chờ nguội đến nhiệt độ phù hợp, đắp lên gối. Để đạt hiệu quả tốt nên đắp 2 – 3 lần mỗi ngày.

3.4. Ngâm chân nước sắc lá lốt

Trong lá lốt có chứa lượng tinh dầu lớn, có cả các chất chống oxy hóa, có lợi đối với sức khỏe mọi người. Để giảm đau và sưng gối bạn chỉ cần hái một nắm lá lốt với một chút muối hạt. Đợi cho nguội bớt bạn sẽ đắp lên chân trong khoảng từ 10 – 15 phút. Nhớ là không nên để quá lâu vì sẽ khiến cho máu dồn xuống chân.

Bài tập chữa đau mỏi gối đơn giản và hiệu quả

Dưới đây sẽ là một số bài tập rất tốt cho người bị đau viêm gối. Bạn đọc hãy tham khảo và áp dụng nhé:

4.1. Bài tập kéo giãn cơ bắp chuối

Bạn bắt đầu với tư thế đứng thẳng lưng, hai chân song song với nhau. Bước chân trái lên trước. Hơi đưa người về phía trước và dùng hai tay vịn vào lưng ghế. Lưu ý tiếp tục duy trì tư thế thẳng lưng, đồng thời, mắt cần nhìn thẳng.

Khuỵu gối chân trái và tiếp tục giữ thẳng chân phải. Tư thế này giúp bạn kéo căng nhóm cơ bắp chuối ở chân phải. Bạn nên duy trì tư thế trên trong 20 giây rồi quay lại tư thế ban đầu. Bạn lặp lại bài tập 5 lần rồi đổi chân.

4.2. Bài tập kéo giãn cơ đùi sau

Bạn nằm ngửa trên một mặt phẳng cố định, có thể là sàn nhà hoặc giường. Sau đó co chân phải lại, nâng chân trái lên cao. Nhớ là chân trái vẫn phải duỗi thẳng.

Dùng hai tay giữ khớp gối của chân trái và kéo về hướng thân mình. Lúc này, bạn nên cố gắng hướng mũi chân trái xuống để kéo giãn cơ đùi sau.

Giữ yên tư thế trên trong 10 giây rồi quay về tư thế ban đầu. Đổi chân và lặp lại động tác trên. Lặp lại bài tập khoảng 5 lần.

4.3. Bài tập tăng sức mạnh cho cơ đùi trước

Đầu tiên bạn nằm ngửa trên sàn với một chân co và một chân duỗi thẳng. Nâng chân duỗi lên cao với một góc khoảng 60º so với mặt sàn. Duy trì tư thế trong 5 giây rồi hạ chân xuống. Lặp lại động tác trên 5 – 10 lần cho một đợt, tập tổng cộng 3 đợt. Bạn đổi chân và thực hiện lại cả bài tập.

4.4. Bài tập tăng sức mạnh cơ bên hông đùi

Bạn nằm nghiêng trên sàn nhà hoặc giường với hai chân duỗi thẳng. Nâng chân ở trên lên cao, tạo với mặt sàn một góc 60º. Lưu ý chân nâng lên vẫn cần duỗi thẳng. Giữ yên tư thế này trong 5 giây rồi hạ chân xuống. Lặp lại động tác 5 – 10 lần cho mỗi đợt, tập 3 đợt tổng cộng rồi đổi chân.

4.5. Bài tập tăng sức mạnh vùng cơ tam đầu đùi

Bạn nằm sấp trên sàn hoặc giường. Nâng một chân lên khỏi mặt sàn. Cố gắng gập cổ chân lại sao cho mũi chân hướng vào người để kéo giãn cơ đùi.

Bạn chú ý chân nâng lên phải luôn duỗi thẳng, duy trì tư thế trong 5 giây rồi hạ chân xuống. Lặp lại động tác trên 5 – 10 lần cho mỗi đợt. Tập tổng cộng 3 đợt rồi đổi chân.

Cách khắc phục đau mỏi gối khi thay đổi thời tiết mà Haruco.vn chia sẻ trên đây hy vọng tới bạn. Bạn hãy linh hoạt áp dụng cách này để điều trị bệnh đau mỏi gối hiệu quả nhé. Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết. Mời bạn thường xuyên truy cập vào website để cập nhật thêm nhiều nội dung hay khác.