Thoát vị đĩa đệm ở trẻ em có nguy hiểm không? Điều trị thế nào?

Tâm Đặng 04/11/2022

Không chỉ người già, người trẻ tuổi và kể cả trẻ nhỏ cũng có thể mắc phải bệnh thoát vị đĩa đệm. Nhiều người nghĩ rằng trẻ em sẽ không bị thoát vị đĩa đệm nhưng không phải vậy, trẻ em cũng là đối tượng có thể mắc phải bệnh này. Để biết thoát vị đĩa đệm ở trẻ em có nguy hiểm không? Cách điều trị thế nào? Mời bạn đọc theo dõi bài viết dưới đây của Haruco.vn.

Nguyên nhân thoát vị đĩa đệm ở trẻ em

Thoát vị đĩa đệm là bệnh lý xương khớp khi vòng xơ của đĩa đệm bị tổn thương hoặc bị rách khiến keo nhân bên trong thoát ra ngoài, chèn lên các rễ thần kinh và tủy sống.

Trẻ nhỏ bắt đầu quá trình hình thành và phát triển xương khớp ngay từ khi sinh ra đến giai đoạn 4 tháng tuổi. Chiều dài và cân nặng của các em sẽ thay đổi một cách rõ ràng. Đến khi 27 tuổi hệ xương mới ổn định hoàn toàn. Trước thời điểm 27 tuổi sẽ có nhiều yếu tố khiến cho trẻ mắc các bệnh xương khớp như thoát vị đĩa đệm, thoái hóa cột sống.

Thoát vị đĩa đệm ở trẻ em có nguy hiểm không? Điều trị thế nào?
Không chỉ người lớn, các em nhỏ hiện nay cũng có thể mắc phải căn bệnh thoát vị đĩa đệm

Những nguyên nhân thường gặp gây thoát vị đĩa đệm ở trẻ em như:

1.1. Ngồi học sai tư thế

Khi để các em nhỏ ngồi học, đọc sách, cúi gằm mặt quá lâu sẽ gây thoát vị, cong vẹo cột sống.

1.2. Vận động mạnh

Các em nhỏ thường hiếu động, thích khám phá thế giới xung quanh nên rất dễ bị chấn lương. Cùng với đó khi lớn lên việc chơi các môn thể thao quá sức, không đúng kỹ thuật cũng là lý do tác động đến cột sống. Làm gia tăng nguy cơ bị thoái hóa cột sống.

1.3. Chế độ ăn thiếu khoa học

Gà rán, nước ngọt, bánh kem, khoai tây chiên… Hay những món đồ ăn nhanh, nhiều dầu mỡ, đồ ăn đóng hộp, nước ngọt có ga…đều không tốt cho hệ xương khớp cũng như sự phát triển của trẻ. Bố mẹ nên hạn chế cho các em ăn các loại thực phẩm gây hại này.

1.4. Béo phì

Tình trạng béo phì ở trẻ em hiện nay rất phổ biến. Nguyên nhân là do chế độ ăn uống và sinh hoạt không hợp lý. Khi cơ thể quá nặng, hệ xương khớp non nớt của các em sẽ phải gánh chịu áp lực của cơ thể. Đây cũng là nguyên nhân gây nên tình trạng thoát vị đĩa đệm ở các em

1.5. Di truyền, bẩm sinh

Cách nghiên cứu đã chỉ ra rằng, có nhiều trẻ em bị thoát vị đĩa đệm, gai cột sống,… Nguyên nhân có thể là do yếu tố bẩm sinh, di truyền.

1.6. Sử dụng điện thoại di động

Khi sử dụng điện thoại các bé thường có tư thế cúi gập đầu khiến các đốt sống cổ bị chèn ép. Tình trạng này kéo dài sẽ ảnh hưởng đến dây chằng, đĩa đệm ở cổ.

Xem thêm: Nguyên nhân mắc bệnh thoát vị đĩa đệm ở người trẻ tuổi?

Bệnh thoát vị đĩa đệm ở trẻ em có nguy hiểm không?

Dù ở bất kỳ lứa tuổi nào bệnh thoát vị đĩa đệm cũng nguy hiểm, ảnh hưởng trực tiếp đến sinh hoạt hằng ngày của bệnh nhân. Đặc biệt là với các em nhỏ, bệnh càng có nhiều rủi ro, nghiêm trọng bởi:

– Các em nhỏ thường thờ ơ với cá triệu chứng ban đầu. Khi bệnh ở giai đoạn nhẹ, biểu hiện của bệnh không rõ ràng nên các em thường chủ quan, nên chưa nói với bố mẹ.

– Bố mẹ đánh giá thấp tầm nghiêm trọng của bệnh do ít người nghĩ bệnh này có thể xảy ra ở trẻ em.

Thoát vị đĩa đệm ở trẻ em có nguy hiểm không? Điều trị thế nào?
Bệnh thoát vị đĩa đệm ở trẻ em nếu không được điều trị sớm sẽ gây nên nhiều biến chứng nguy hiểm

Biến chứng nguy hiểm của bệnh có thể gặp phải như:

– Rối loạn cơ tròn: Khi bị thoát thoát vị đĩa đệm thắt lưng có thể ảnh hưởng đến cơ tròn. Các em nhỏ có thể sẽ mất kiểm soát việc đại tiểu tiện.

– Teo cơ, bại liệt: Nếu bệnh thoát vị đĩa đệm ở trẻ nhỏ kéo dài, không được điều trị đúng cách có thể dẫn tới teo cơ. Nặng hơn có thể là bại liệt, tàn phế.

– Rối loạn khả năng vận động: Những cơn đau kéo dài sẽ khiến các em nhỏ khó khăn trong quá trình vận động. Cơn đau có thể kéo từ dọc cột sống đến tay, chân.

– Rối loạn cảm giác: Thoát vị đĩa đệm chèn ép lên các dây thần kinh khiến vùng da xung quanh bị tê bì. Lâu dần sẽ mất cảm giác.

Bệnh thoát vị đĩa đệm ở trẻ em có chữa được không?

Phương pháp điều trị thoát vị đĩa đệm cho trẻ hiện nay rất đa dạng, từ biện pháp bảo tồn đến phẫu thuật.

3.1. Thuốc chữa thoát vị đĩa đệm

Một số thuốc sử dụng trong điều trị thoát vị đĩa đệm như:

– Thuốc không kê đơn (OTC): Bác sẽ sẽ chỉ định dùng thuốc Ibuprofen hoặc naproxen. Tác dụng là có thể giảm các cơn đau từ trung bình đến nhẹ.
– Thuốc giảm đau gây nghiện (narcotic): Trong trường hợp thuốc giảm đau thông thường không thể làm giảm sự khó chịu, bác sĩ sẽ kê thuốc giảm đau không gây nghiện. Bác sĩ có thể kê toa codein, kết hợp oxycodone và paracetamol hoặc một loại thuốc khác. Tuy nhiên loại thuốc này bao gồm buồn ôn, buồn ngủ, táo bón.
– Tiêm cortisone: Thuốc sẽ được tiêm trục tiếp vào khu vực bị thoát vị, tác dụng là giúp giảm đau và viêm nhanh chóng.
– Thuốc giãn cơ: Tác dụng của loại thuốc này là giúp giảm cơ bắp, tuy nhiên có thể gây ra chóng mặt và buồn ngủ.

3.2. Điều trị vật lý trị liệu ở trẻ em

Tác dụng của vật lý trị liệu đó là đưa ra các tư thế và bài tập cho người thoát vị đĩa đệm để giảm các cơn đâu. Bên cạnh đó các chuyên gia còn khuyên các gia đình nên giảm đau cho các em nhỏ bằng cách:

Chườm ấm, chườm lạnh

Điều trị bằng sóng âm thanh để kích thích ảnh hưởng và cải thiện lưu lượng máu

Kẽo giãn cột sống và giảm áp lực nên dây thần kinh bị ảnh hưởng

Dùng đai nẹp cổ hoặc thắt lưng trong thời gian ngắn để hỗ trợ phương pháp trị liệu. Các xung điện sẽ có tác dụng giảm đau rất tốt.

3.3. Mổ thoát vị đĩa đệm ở trẻ em

Bác sĩ có thể đề nghị mổ thoát vị đĩa đệm ở trẻ em nếu bệnh không cải thiện với các phương pháp điều trị trên. Khi mổ thoát vị đĩa đệm bác sĩ sẽ loại bỏ phần đệm nhô ra bên ngoài bằng kỹ thuật nội soi. Bác sĩ sẽ tạo một lỗ nhỏ ở trên và dưới cột sống để tiến hành phẫu thuật. Kỹ thuật mổ nội soi này sẽ giúp bác sĩ tránh việc loại bỏ một phần nhỏ đốt sống hoặc di chuyển các dây thần kinh cột sống và tủy sống.

Thoát vị đĩa đệm ở trẻ em có nguy hiểm không? Điều trị thế nào?
Tùy thể trạng bệnh mà bác sĩ sẽ đưa ra phương pháp điều trị sao cho phù hợp

3.4. Chữa thoát vị đĩa đệm bằng Đông Y

Chữa bệnh bằng Đông y có nghĩa là phương pháp điều trị chứng “yêu thống, kinh lạc tắc nghẽn”. Người bệnh sẽ cảm tháy đau nhức tại vùng cột sống hoặc một số vị trí khác.

Những bài thuốc Đông Y sẽ tập trung điều trị các triệu chứng gây ra do khí huyết ứ, tận dương hư, thể thấp nhiệt, thể phong thấp,… Phương pháp này còn có tác dụng giảm đau vùng cột sống tại vùng bị ảnh hưởng do thoát vị đĩa đệm. Chữa thoát vị đĩa đệm bằng phương pháp Đông Y sẽ cải thiện sức khỏe bên trong, bồi bổ sức khỏe gan thận.

Ưu điểm khi chữa bệnh bằng Đông Y:

An toàn lành tính: Chữa thoát vị đĩa đệm bằng Đông Y hoàn toàn lành tính, có thể sử dụng ở nhiều độ tuổi khác nhau. Các loại thuốc Đông Y được bào chế thủ công nên dù sử dụng trong thời gian dài cũng không nên nhờn thuốc.

Hiệu quả lâu dài: Các bài thuốc Đông Y không chỉ có tác dụng điều trị bệnh mà còn giúp bồi bổ gan thận. Qua đó sẽ tác động tốt đến sức khỏe của người bệnh.

Tác dụng phụ: Chữa thoát vị đĩa đệm bằng đông y sẽ không có tác dụng phụ, không làm ảnh hưởng tới han thận. Mọi người có thể yên tâm điều trị lâu dài.

Tiết kiệm chi phí điều trị: Chi phí điều trị bài thuốc Đông Y được đánh giá là thấp hơn so với điều trị bằng Tây Y. Hơn nữa việc dùng thuốc tại nhà cũng sẽ tiết kiệm nhiều chi phí.

Cách phòng tránh thoát vị đĩa đệm ở trẻ nhỏ

Để giúp trẻ phòng tránh bệnh thoát vị đĩa đệm, đau mỏi xương khớp,…. Các bố mẹ cần xây dựng cho các em chế độ sống khoa học, lành mạnh.

4.1. Duy trì cân nặng hơn lý

Các chuyên gia đã chỉ ra rằng, tình trạng thừa cân, béo phì là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây tổn thương và thoái hóa khớp. Ở trẻ nhỏ hệ thống xương khớp chưa được hoàn thiện, trọng lượng trẻ quá lớn sẽ gây áp lực cho vùng xương khớp. Tình trạng kéo dài sẽ làm tổn thương hệ xương khớp của trẻ từ sớm. Do đó bố mẹ hãy quan tâm đến vấn đề này cho trẻ càng sớm càng tốt.

Những trẻ bép phì mắc các bệnh xương khớp nhưng lại không biểu hiện ra bên ngoài. Bố mẹ không nên để các em chơi các môn thể thao nặng như đá bóng, nhảy dây,…. Vì những môn thể thao này không phù hợp với các em, ảnh hưởng đến xương khớp.

Bố mẹ cần phải thay đổi chế độ dinh dưỡng, cho các em đạp xe, làm việc nhà. Đồng thời thay đổi chế độ ăn uống cho các em, tránh ăn đồ chiên xào, nước có gas, đồ ăn nhanh,…. Hay những thực phẩm nhiều tinh bột cũng nên hạn chế. Thay vào đó nên bổ sung thức ăn chứa nhiều vitamin, khoáng chất.

4.2. Không giữ một tư thế quá lâu

Các chuyên gia khuyên rằng, bên cạnh vận động ăn uống khoa học, bố mẹ cũng nên khuyên các em nhỏ không nên giữ một tư thế quá lâu. Ví dụ như trong quá trình học các em nên thi thoảng vận động nhẹ, không nên ngồi lâu một chỗ. Bố mẹ khuyên các em hạn chế sử dụng điện thoại, chơi game vì sẽ gây mỏi cổ, lưng,…

Thoát vị đĩa đệm ở trẻ em có nguy hiểm không? Điều trị thế nào?
Trong quá trình sinh hoạt hằng ngày bố mẹ nên khuyên các em vận động và sinh hoạt đúng tư thế

4.3. Loại bỏ những thói quen không tốt cho xương khớp

Ngoài những yếu tố kể trên bạn cũng nên loại bỏ những thói quen không tốt cho sức khỏe như:

  •  Không nên gối cao hơn 6cm khi ngủ
  • Tránh nằm đệm quá mềm vì sẽ ảnh hưởng tới cột sống
  • Không nằm võng quá nhiều
  • Không đặt máy tính quá thấp
  • Không cúi khom người khi bê, nhấc
  • Không nhấc đột ngột những vật nặng với tư thế chưa thoải mái
  • Khi các phải lấy một đồ vật nào đó ở trên cao, bố mẹ hãy giúp đỡ các em.

Hy vọng rằng viết trên đã giúp các bố mẹ giải đáp thoát vị đĩa đệm ở trẻ em có nguy hiểm không. Các bố mẹ hãy chủ động giúp các em nhỏ phòng tránh căn bệnh này nhé. Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết. Mời bạn đọc thường xuyên truy cập vào website để biết thêm nhiều nội dung chọn lọc khác nhé.