Bệnh thoát vị đĩa đệm: Nguyên nhân, biểu hiện và cách điều trị
Trong những năm gần gây bệnh thoát vị đĩa đệm đang có xu hướng gia tăng và gây nên những biến chứng nguy hiểm. Nếu không phát hiện kịp thời và có cách điều trị. Trong chuyên mục bài viết hôm nay, Haruco.vn sẽ giới hiệu đến bạn thông tin về căn bệnh thoát vị đĩa đệm. Giúp bạn đọc hiểu rõ nguyên nhân, biểu hiện và cách điều trị. Bạn đọc hãy cùng theo dõi nhé.
Giới thiệu về bệnh thoát vị đĩa đệm
Có nhiều người nghĩ rằng bệnh thoát vị đĩa đệm chỉ gặp ở những người lớn tuổi, căn bệnh xảy đến do quá trình lão hóa tự nhiên. Tuy nhiên trong vài năm gần đây, tỷ lệ người trẻ mắc thoát vị đĩa đệm ngày càng tăng. Khi gặp phải căn bệnh này sẽ dẫn tới các cơn đau khó chịu, gây cản trở quá trình vận động. Nếu không phát hiện kịp thời và có cách điều trị đúng thì có thể để lại hậu quả vô cùng nguy hiểm.
Bệnh thoát vị đĩa đệm là tình trạng nhân nhầy đĩa đệm cột sống thoát ra khỏi vị trí bình thường trong vòng sợi. Chúng sẽ chèn ép vào ống sống hay rễ thần kinh, gây nên tình trạng đau cột sống.
Hiện nay, hai chứng bệnh thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng và thoát vị đĩa đệm cổ là phổ biến nhất. Các vị trí này cũng ảnh hưởng nhiều đến thói quen sinh hoạt ngày nên khiến người mắc bệnh gặp nhiều khó khăn.
Các giai đoạn phát triển của bệnh thoát vị đĩa đệm
Bệnh thoát vị đĩa đệm được chia làm 4 giai đoạn:
Giai đoạn 1: Đĩa đệm bắt đầu biến dạng nhưng vòng bao xơ chưa rách. Biểu hiện của người bệnh chỉ là tê tay, tê chân, không đau nhức. Những triệu chứng này gặp ở khá nhiều nên thường mọi người chủ quan.
Giai đoạn 2: Vòng xơ rách một phần, nhân nhầy bắt đầu thoát ra ngay chỗ vòng xơ bị suy yếu, đĩa đệm phình to. Tuy nhiên, đến giai đoạn 2 này cơn đau vẫn chưa rõ ràng nên bệnh nhân vẫn thường chủ quan.
Giai đoạn 3: Đến giai đoạn này vòng xơ rách toàn phần, nhân nhầy lồi ra ngoài và chèn ép rễ thần kinh. Đến giai đoạn này bệnh nhân mới đi điều trị và thăm khám.
Giai đoạn 4: Thoát vị đĩa đệm sang giai đoạn này đã được coi là nguy hiểm. Tình trạng chèn ép rễ thần kinh diễn ra lâu ngày gây biến chứng nguy hiểm. Những cơn đau thường xuyên xuất hiện khiến bệnh nhân đau mỏi, ảnh hưởng tới chất lượng cuộc sống.
Nguyên nhân, biểu hiện và cách điều trị bệnh thoát vị đĩa đệm
2.1. Nguyên nhân gây nên bệnh thoát vị đĩa đệm
Bệnh thoát vị đĩa đệm xuất hiện do nhiều nguyên nhân khác nhau. Dưới đây sẽ là nguyên nhân phổ biến và thường gặp nhất.
Do tuổi tác
Người cao tuổi có hệ thống xương khớp hoạt động kém hiệu quả hơn, dễ bị tổn thương
Do đặc thù công việc
Những ai làm việc ở một tư thế, ngồi hoặc đứng không được thoải mái. Hay cũng có thể là do làm các công việc nặng nhọc cũng làm cho cột sống nhanh bị thoái hóa. Tình trạng này kéo dài sẽ gây áp lực và ảnh hưởng xấu đến chức năng của đĩa đệm.
Do chấn thương
Thoát vị đĩa đệm cũng xuất hiện đối với những ai bị chấn thương do tai nạn giao thông, tai nạn lao động. Chấn thương sẽ tác động mạnh đến xương khớp và đĩa đệm. Nếu ai gặp phải chấn thương liên quan đến cột sống cần phải đi thăm khám, không được chủ quan. Khi cột sống có vấn đề gì cần phải điều trị ngay.
Béo phì
Béo phì cũng là nguyên nhân dẫn tới tình trạng thoát vị đĩa đệm. Để tránh tình trạng béo phì bạn cần phải có chế độ dinh dưỡng hợp lý, kiểm soát cân nặng tập thể dục thường xuyên.
Yếu tố di truyền
Gia đình có thành viên bị thoát vị đĩa đệm cũng có nguy cơ mắc bệnh cao hơn những người bình thường.
2.2. Biểu hiện của bệnh thoát vị đĩa đệm
Bệnh thoát vị đĩa đệm thường không có biểu hiện rõ rệt trong giai đoạn đầu. Chỉ khi nào bệnh trở phát, gây đau mỏi, khó chịu đi thăm khám thì mới biết là mình đã bị bệnh. Dưới đây sẽ là một số biểu hiện của bệnh thoát vị đĩa đệm, bạn hãy theo dõi phát hiện kịp thời.
– Bệnh nhân sẽ cảm thấy những cơn đau đột ngột ở vùng cổ, thắt lưng, vai gáy, cổ và chân tay. Sau một thời gian sẽ lan ra vùng vai gáy, chân tay. Tính chất các cơn đau cũng sẽ thay đổi, từ âm ỉ chuyển sang dữ dội khó chịu hơn.
– Tê bì tay chân cũng là triệu chứng này xuất hiện ở nhiều người. Nguyên nhân là do nhân nhầy của đĩa đệm thoát ra ngoài sẽ chèn ép rễ thần kinh gây đau nhức, tê bì vùng thắt lưng, vùng cổ. Sau một thời gian khởi phát còn đau xuống phía đùi, bẹn, phần gót chân.
– Một số người bệnh còn gặp phải tình trạng rối loạn cảm giác, rối loạn phản xạ nóng, lạnh,..
– Biểu hiện yếu cơ, bại liệt sẽ xảy ra đối với những ai mắc phải các bệnh thoát vị đĩa đệm ở giai đoạn nặng. Những triệu chứng này khi xuất hiện sẽ khiến cho bệnh nhân cảm thấy khó chịu, vận động khó khăn. Nếu kéo dài thời gian dài có thể dẫn tới bị teo cơ, liệt cơ, các sinh hoạt sẽ hoàn toàn phụ thuộc vào người khác.
2.3. Biến chứng của bệnh thoát vị đĩa đệm
Dựa vào những biểu hiện về bệnh thoát vị đĩa đệm ở trên sẽ có nhiều người nhầm lẫn với những cơn đau nhức thông thường. Vậy nên khi có dấu hiệu bệnh bạn không được chủ quan mà cần phải đi thăm khám chữa trị ngay.
Một số biến chứng dễ gặp phải của bệnh thoát vị đĩa đệm như:
Hệ thần kinh bị ảnh hưởng
Ở cột sống có rất nhiều các dây thần kinh chạy dọc. Những vùng dây thần kinh đi qua sẽ hình thành cơn đau vùng thắt lưng, lan xuống tay chân. Những cơn đau này sẽ tăng mạnh mỗi khi vận động.
Rối loạn tiểu tiện
Thoát vị đĩa đệm còn gây nên những biến chứng nguy hiểm cho bàng quang, gây rối loạn tiểu tiện. Nếu lâu dần người bệnh còn có thể mất tự chủ chức năng tiểu tiện, đại tiện.
Rối loạn cảm giác
Khi các dây thần kinh bị tổn thương sẽ gây nên rối loạn về cảm giác. Những vùng da bị tổn thương sẽ có cảm giác nóng lạnh thất thường.
Teo cơ
Teo cơ là một biến chứng vô cùng nguy hiểm mà người bệnh có thể gặp phải. Thoát vị đĩa đệm gây chèn ép diện rộng khiến cho máu không lưu thông tới các cơ. Nếu bệnh nhân không có biện pháp khắc phục kịp thời sẽ dẫn đến tình trạng vùng cơ đó bị thiếu chất dinh dưỡng và nguy cơ teo cơ là rất cao.
Tàn phế
Đây là biến chứng nặng nhất đối với bệnh nhân bị thoát vị đĩa đệm. Một khi đã tàn phế bệnh nhân sẽ mất hoàn toàn khả năng lao động, vận động. Khi đã không di chuyển được thì chỉ có nằm im một chỗ.
2.4. Cách điều trị bệnh thoát vị đĩa đệm
Mặc dù là căn bệnh nguy hiểm nhưng người bệnh vẫn có thể chủ động phòng ngừa và hạn chế những biến chứng nguy hiểm. Dưới đây sẽ là cách điều trị bệnh hiệu quả nhất:
Điều trị không dùng thuốc:
– Nghỉ ngơi: Khi nghỉ ngơi sẽ giúp làm giảm sưng tấy, giúp các vết thương có thể nhanh lành. Tuy nhiên bạn cũng không nên nghỉ ngơi quá lâu vì có thể khiến các khớp, cơ bị co cứng.
– Vật lý trị liệu: Một số bài tập có thể giúp cải thiện các triệu chứng của thoát vị đĩa đệm. Chương trình vật lý trị liệu có thể bao gồm: Các bài tập kéo căng để giữ cho cơ linh hoạt, bài tập thể dục nhịp điệu giúp giảm đau cổ hoặc lưng,…
– Liệu pháp nhiệt độ: Là áp dụng phương pháp chườm nóng và chườm lạnh giúp giảm cơn đau.
Điều trị nội khoa
Ngoài điều trị hỗ trợ, bác sĩ có thể kết hợp dùng thuốc để làm giảm các triệu chứng, giúp người bệnh cảm thấy dễ chịu hơn.
2.5. Cách phòng ngừa bệnh thoát vị
Để hạn chế khả năng mắc bệnh bạn hãy xây dựng cho mình chế độ sinh hoạt ăn uống làm việc thật khoa học.
– Đối với những người cao tuổi nên thường xuyên bổ sung các thực phẩm giàu dinh dưỡng như canxi.
– Hạn chế khuân vác đồ vật nặng
– Xây dựng chế độ dinh dưỡng hợp lý, ăn nhiều rau củ quả,.. Hạn chế các chất kích thích, các đồ uống có cồn.
– Luôn giữ cho cột sống thẳng khi làm việc, giữ khoảng cách phù hợp với máy tính, không quá cúi cổ. Sau 45 phút làm việc, bạn nên đứng lên đi lại tại chỗ khoảng 5 phút để cột sống không bị mỏi.
– Luyện tập các động tác hoặc môn thể dục nhẹ nhàng.
– Giữ ấm vùng cổ, vai, lưng khi mùa đông đến
– Dành thời gian khám sức khỏe định kỳ để có thể phát hiện bệnh sớm và có phương pháp điều trị bệnh kịp thời.
Đai lưng cột sống Haruco – Hỗ trợ điều trị thoát vị đĩa đệm hiệu quả
Sử dụng đai lưng cột sống đang là giải pháp được các chuyên gia, bác sĩ khuyên dùng. Đai lưng không chỉ có tác dụng làm giảm cơn đau tức thời mà còn có hiệu quả lâu dài. Sử dụng đúng cách sẽ giúp điều chỉnh cột sống mà không cần phẫu thuật.
Một số công dụng của đai lưng cột sống Haruco:
– Đai lưng giúp thúc đẩy và điều hòa không khí trong cơ thể
– Đai làm nóng bằng đá núi lửa, không dùng pin, sạc điện nên an toàn tuyệt đối
– Sử dụng được cho mọi người từ người già, trẻ nhỏ
– Việc hấp thụ ion âm từ đá Jamaica tới các vùng cơ bị tổn thương sẽ giúp chữa trị một cách hiệu quả.
– Phía sau của đai lưng có 04 thanh chống inox, có tác dụng là định hình cột sống. Giúp bệnh nhân lấy lại đường cong sinh lý tự nhiên.
– Mặt trước của đai của miếng đá nóng, rất tốt đối với những ai muốn giảm mỡ bụng.
Khi có nhu cầu đặt mua đai lưng bạn hãy liên hệ theo địa chỉ:
– Địa chỉ: Đại Áng, Thanh Trì, TP. Hà Nội
– Điện thoại: 0358 427 596
– Email: Hotro.haruco@gmail.com
– Website: http://haruco.vn
Nội dung bài chia sẻ Bệnh thoát vị đĩa đệm trên đây hy vọng hữu ích đến bạn. Bạn đọc hãy xây dựng cho mình chế độ dinh dưỡng và lối sống khoa học để phòng tránh bệnh nhé. Chúc bạn luôn mạnh khỏe và thành công!