Sai lầm khiến bệnh thoát vị đĩa đệm trầm trọng mà bạn nên biết

Tâm Đặng 01/11/2022

Thoát vị đĩa đệm còn có tên gọi khác là bệnh trượt, đây là bệnh lý phổ biến mà nhiều người gặp phải. Bệnh tác động lớn lên đĩa đệm và làm rách bao đĩa khiến cho nhân thoát ra ngoài và đè lên các dây thần kinh cột sống. Việc lựa chọn phương pháp điều trị sớm đóng vai trò rất quan trọng. Trong bài viết hôm nay, Haruco.vn sẽ giúp bạn hiểu rõ những sai lầm khiến bệnh thoát vị đĩa đệm trầm trọng. Bạn đọc hãy cùng theo dõi bài viết nhé.

Đối tượng dễ mắc phải bệnh thoát vị đĩa đệm

Bệnh thoát vị đĩa đệm không trừ một ai, dù là người cao tuổi hay người trẻ cũng đều có thể mắc phải. Dưới đây sẽ là đối tượng dễ mắc phải bệnh thoát vị đĩa đệm nhất:

– Đối tượng người lao động vất vả, khuân vác nặng nhọc lặp đi lặp lại nhiều lần. Những công việc phải bê vật không quá nặng nhưng lại thực hiện sai tư thế cũng là nguyên nhân gây thoát vị đĩa đệm.

– Người mắc bệnh lý cột sống bẩm sinh như: gai cột sống, gù vẹo cột sống, nứt đốt sống, trượt cột sống… Những bệnh lý này xuất hiện từ khi sinh ra đến khi trưởng thành. Gây nên nhiều bất tiện trong sinh hoạt, làm tăng nguy cơ mắc các bệnh lý về xương khớp khác, trong đó có thoát vị đĩa đệm.

– Những người phải đứng hoặc ngồi nhiều, nhất là giới văn phòng, sinh viên, tài xế, thợ may, giáo viên, kiến trúc sư… Là nhóm mắc phải bệnh thoát vị đĩa đệm khá cao. Khi đứng hoặc ngồi quá lâu trong một tư thế lâu ngày khiến đĩa đệm bị tăng áp lực, dễ thoát ra khỏi vị trí. Lâu dần sẽ chèn ép rễ thần kinh tủy sống nên gây đau đau đớn.

– Những người có thói quen sinh hoạt không khoa học. Các bạn học sinh thường xuyên đeo túi nặng một bên vai, chuyển đổi tư thế đột ngột.

– Người bị thừa cân béo phì sẽ khiến cho cột sống phải chịu nhiều áp lực, khiến cho đĩa đệm dễ bị tổn thương và thoái hóa.

Sai lầm khiến bệnh thoát vị đĩa đệm trầm trọng mà bạn nên biết
Bệnh thoát vị đĩa đệm hiện nay không chỉ gặp ở người già mà đối tượng trung niên, người trẻ tuổi cũng mắc nhiều

Sai lầm khiến cho bệnh thoát vị đĩa đệm trầm trọng

Dưới đây sẽ là những sai lầm mà bạn nên tránh để tránh để bệnh thoát vị đĩa đệm không trở nên trầm trọng.

2.1. Không ngồi quá lâu

Khi bị thoát vị đĩa đệm bạn không nên ngồi quá lâu. Bởi lẽ việc ngồi lâu sẽ gây nên áp lực lớn đè nén cột sống. Điều này sẽ làm cho đĩa đệm không thể hấp thu được các chất dinh dưỡng.

2.2. Uống thuốc bừa bãi

Đa số người bệnh đều có tâm lý cả tin, luôn mong ngóng để có thể khỏi bệnh nên ai mách thuốc gì cũng theo. Nhiều trường hợp bệnh nhân sử dụng thuốc nam hỗ trợ chữa thoát vị đĩa đệm. Bệnh không những chữa thoát vị đĩa đệm không những không khỏi mà còn thêm trầm trọng.

Mọi người cần phải tỉnh táo, tìm hiểu thông tin chọn lọc một cách kỹ lưỡng trước khi quyết định.

2.3. Mới uống thuốc đã ngưng, không điều trị tận gốc

Đây cũng là một trong những nguyên nhân khiến cho bệnh thoát vị đĩa đệm ngày càng trở nên trầm trọng. Bệnh nếu không được điều trị tận gốc sẽ khiến cho bệnh tái phát đi tái phát lại nhiều lần. Đây cũng là nguyên nhân dẫn tới bệnh nhân bị nhờn thuốc, kháng thuốc khi điều trị. Bệnh kéo dài quá lâu sẽ khiến bệnh ngày càng trở nên khó chữa hơn.

2.4. Không chịu kiêng những việc nặng

Nguyên nhân chính gây nên bệnh thoát vị đĩa đệm đó chính là bạn vận động quá mạnh. Dù chỉ là những cử chỉ như cúi xuống, xoay người,… chỉ cần sai tư thế, hoặc vận động hơi mạnh cũng có thể dẫn tới bệnh thoát vị đĩa đệm.

Khi bạn đã mắc phải bệnh thoát vị đĩa đệm mà không chịu kiêng sẽ làm giảm tác dụng các phương thuốc điều trị. Khiến cho bệnh không những thuyên giảm mà còn trở nên trầm trọng hơn.

2.5. Không thăm khám, tự ý điều trị

Triệu chứng của bệnh thoát vị đĩa đêm khá giống với các triệu chứng của bệnh thông thường nên mọi người thường chủ quan. Bệnh nhân sẽ tự ý mua thuốc giảm đau, thuốc điều trị,… Những loại thuốc này sẽ gây nên những tác dụng không tốt đến sức khỏe và khiến cho bệnh thoát vị thêm trầm trọng.

2.6. Phụ thuộc vào các bài thuốc dân gian

Hầu hết những bài thuốc dân gian chữa thoát vị đĩa đệm chỉ có tác dụng là hỗ trợ. Nếu bệnh nhân quá lệ thuộc vào bài thuốc dân gian thì bệnh sẽ lâu khỏi hơn, khiến cho bệnh trở nên mãn tính.

Nếu bạn cảm thấy bản thân điều trị bằng các bài thuốc nam không cho hiệu quả điều trị tốt thì hãy chuyển sang phương pháp khác. Có thể là thuốc tây, bấm huyệt, nắn xương, trị liệu cột sống,…

Sai lầm khiến bệnh thoát vị đĩa đệm trầm trọng mà bạn nên biết
Để phòng tránh bệnh thoát vị cần phải được điều trị đúng cách, mọi người không nên chủ quan khi thấy dấu hiệu bệnh

Các biến chứng nguy hiểm của bệnh thoát vị đĩa đệm có thể gặp phải

Nếu không điều trị kịp thời bệnh thoái hóa cột sống sẽ để lại nhiều biến chứng nguy hiểm.

3.1. Đau rễ thần kinh

Sau những cơn đau cục bộ, bệnh sẽ bị đau rễ thần do quá trình tổn thương làm kích thích các rễ thần kinh. Những cơ đau này thường sẽ xuất hiện trong thời gian dài, kéo từ thắt lưng đến chân. Mỗi khi bệnh nhân ho, hắt hơi, đứng hoặc ngồi lâu sẽ khiến các cơn đau tăng mạnh.

Khi di chuyển và đi lại nhiều, bệnh tái phát khiến người bệnh phải nghỉ ngơi. 

3.2. Rối loạn cảm giác

Biến chứng này có thể xảy ra ở những vùng da tương ứng với rễ thần kinh bị tổn thương. Phổ biến nhất là mất đi cảm giác nóng, lạnh, xúc giác. Biến chứng thường gặp đó là thoát vị đĩa đệm, tê chân.

3.3. Teo cơ

Khi thoát vị đĩa đệm tiến triển nặng bệnh nhân sẽ gặp phải các cơn đau thần kinh. Khiến cho bệnh nhân rất khó khăn trong quá trình vận động. Thời gian lâu dần, các cơ này sẽ yếu đi, cấu trúc bớt đi sự săn chắc và dẻo dai.

Không những vậy, thoát vị đĩa đệm còn có thể chèn ép làm cho máu không lưu thông tốt đến các cơ. Khiến các cơ bị thiếu chất dinh dưỡng và teo dần.

3.4. Rối loạn vận động

Biến chứng của thoát vị đĩa đệm có thể gây bại liệt ở 2 chân, mất đi khả năng đi lại vì rễ thần kinh chi phối. Đây là một trong những biến chứng nguy hiểm của thoát vị đĩa đệm.

Xem thêm: Cách phát hiện và phòng ngừa bệnh thoát vị đĩa đệm ở người trẻ

3.5. Rối loạn cơ thắt

Biểu hiện lúc đầu của biến chứng này là bí tiểu, sau đó tiểu không thể kiềm chế được. Luôn có nước tiểu chảy rỉ ra do cơ thắt kiểu ngoại vi bị liệt không thể giữ nước tiểu.

Sai lầm khiến bệnh thoát vị đĩa đệm trầm trọng mà bạn nên biết
Bệnh thoát vị đĩa đệm nếu không được điều trị kịp thời sẽ gây nên rất nhiều biến chứng nguy hiểm

Cách phương pháp điều trị thoát vị đĩa đệm hiệu quả tại nhà

4.1. Điều trị không sử dụng thuốc

Với những trường hợp bệnh nhẹ, vừa thì đa số không cần sử dụng phẫu thuật tái tạo. Bệnh nhân chỉ cần luyện tập và uống thuốc theo đúng liệu trình nhất định. Phương pháp này sẽ giúp bệnh nhân giảm đau sau thời gian ngắn từ vài ngày đến vài tuần.

Một vài phương pháp điều trị không dùng thuốc như:

  • Chiropractic là phương pháp nắn kéo xương khớp đem lại kết quả đạt mức vừa với những cơn đau vùng lưng dưới khoảng 1 tháng. Đối với bệnh nhân bị thoát vị đĩa đệm cổ thực hiện phương pháp này có thể gây đột quỵ.
  • Châm cứu tác dụng giúp giảm thiểu các cơn đau lưng và cổ kinh niên hiệu quả.
  • Massage giúp hạn chế các cơn đau ngắn hạn đối với bệnh nhân đau lưng dưới kinh niên.
  • Yoga là bộ môn rất tốt, giúp mọi người rèn luyện thở và thiền góp phần cải thiện chức năng và giảm chứng đau lưng kinh niên.
  • Sử dụng các biện pháp tác động vào cột sống hoặc kéo giãn cột sống để chữa thoát vị đĩa đệm. Bệnh nhân sẽ mặc áo nẹp cột sống tạm thời, giúp giảm thiểu tác động lên cột sống bị tổn thương.

4.2. Điều trị nội khoa dùng thuốc

  • Bác sĩ sẽ chỉ định bệnh nhân sử dụng các loại thuốc có tác dụng giảm đau và kháng viêm. Cụ thể là: Paracetamol, diclofenac, meloxicam,…
  • Thuốc ngăn động kinh
  • Các loại thuốc làm giãn cơ như myonal, mydocalm,… Loại thuốc này sẽ dùng cho những ai bị co cứng cơ ở khu vực gần cột sống.

4.3. Điều trị ngoại khoa

Với những trường hợp thoát vị đĩa đệm chèn ép hoàn toàn vào rễ thần kinh tại vùng đuôi ngựa sẽ cần phải tiến hành phẫu thuật. Đây là biến chứng nguy hiểm, có thể gây hội chứng đuôi ngựa, không cảm giác nơi hậu môn, cơ quan sinh dục,… Người bệnh bắt buộc phải tiến hành để làm giảm cơn yếu, tê liệt chân tay.

Bác sĩ sẽ đề xuất phẫu thuật khi biện pháp điều trị bảo tồn không hiệu quả sau 6 tuần và người bệnh gặp những vấn đề nghiêm trọng như:

  • Dâu hiệu bị tê yếu chân tay diễn ra thường xuyên
  • Khó khăn trong việc giữ thăng bằng và đi lại.
  • Mất kiểm soát cơ quan ruột và bàng quang.

Trong quá trình tiến hành phẫu thuật bác sĩ sẽ chỉ định cắt bổ phần nhô ra của đĩa đệm hoặc loại bỏ hoàn toàn đĩa đệm.

Sai lầm khiến bệnh thoát vị đĩa đệm trầm trọng mà bạn nên biết
Xây dưng chế độ sống khoa học và lành mạnh chính là cách phòng tránh bệnh thoát vị đĩa đệm hiệu quả

4.4. Điều trị bằng tiêm ngoài màng cứng với corticosteroids

Corticosteroids là loại thuốc có tác dụng kháng viêm liều cao, thuốc sẽ tiêm trực tiếp lên khu vực quanh dây thần kinh cột sống. Biện pháp này sẽ sử dụng với những bệnh nhân bị từ mức độ trung bình đến nặng. Liệu trình mỗi đợt tiêm sẽ khoảng 3 mũi, mỗi mũi cách nhau từ 3 – 7 ngày.

Cách phòng ngừa bệnh thoát vị đĩa đệm đúng cách và hiệu quả

Bệnh thoát vị đĩa đệm có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm nên người bệnh cần phải chủ động phòng tránh. Dưới đây sẽ là một số cách phòng tránh hiệu quả:

– Người cao tuổi cần phải thường xuyên bổ sung các thực phẩm giàu dinh dưỡng, đặc biệt là canxi. Bởi canxi rất tốt cho sức khỏe xương khớp.

– Thường xuyên tập luyện thể dục đều đặn, lựa chọn những bài tập nhẹ nhàng và vừa sức. Ví dụ như: thái cực quyền, đạp xe, bơi lội, yoga, đi bộ…tăng cường sự dẻo dai cho khớp.

– Kiểm soát cân nặng, không để bản thân thừa cân quá nhiều vì sẽ gây áp lực cho xương khớp.

– Sinh hoạt đúng tư thế: thẳng lưng, giữ khoảng cách với máy tính, không cúi cổ quá thấp. Sau khoảng thời gian làm việc từ 1 tiếng bạn cần đứng dậy đi lại để xương khớp được vận động, không bị mỏi.

Chú ý:

– Tránh mang vác, nâng vật quá sức. Khi bê đồ vật cần đúng tư thế tránh gây áp lực cho cột sống khiến đĩa đệm bị tổn thương

– Xây dựng chế độ ăn uống khoa học, hợp lý bổ sung canxi, vitamin D và các loại rau xanh nuôi dưỡng khớp khỏe mạnh.

– Hạn chế sử dụng chất kích thích, rượu bia, thuốc lá. Đây là những yếu tố gia tăng nguy cơ mắc thoát vị đĩa đệm.

– Giữ ấm vùng cổ, vai, lưng khi thời tiết lạnh và những nơi gió to.

– Kiểm tra sức khỏe định kỳ 6 tháng/lần để chủ động phòng tránh và ngăn ngừa các loại bệnh.

Trên đây là toàn bộ nội dung bài chia sẻ sai lầm khiến cho bệnh thoát vị đĩa đệm trầm trọng. Mong rằng đây sẽ là những thông tin hữu ích đến bạn đọc. Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết. Kính chúc bạn luôn mạnh khỏe và hạnh phúc.