Nguyên nhân gây đau mỏi gối ở người trẻ chớ nên xem thường
Đau mỏi gối là dấu hiệu của nhiều biểu hiện bệnh nghiêm trọng. Nếu như không phát hiện và điều trị kịp thời sẽ gây nên những biến chứng nguy hiểm. Mặc dù quan trọng là thế nhưng nhiều bạn trẻ hiện nay vẫn xem nhẹ biểu hiện đau mỏi gối vì nghĩ đây là bệnh cho người già. Thực tế, đau mỏi gối ở giới trẻ đang ngày càng gia tăng, nguyên nhân gây nên bệnh có thể là do lối sống thụ động, thức khuya, ít rèn luyện thể dục thể thao,… Vậy nguyên nhân gây đau mỏi gối ở người trẻ là gì? Bạn đọc hãy theo dõi bài phân tích dưới đây của Haruco.vn nhé.
Đau mỏi gối là bệnh gì?
Đau mỏi gối là bệnh lý liên quan tới khớp gối. Khi xuất hiện bệnh sẽ gây nên tình trạng đau ở gối và khu vực xung quanh, xảy ra ở cơ, dây chằng. Nguyên nhân cơ bản gây bệnh có thể là do làm việc quá sức hoặc chấn thương đầu gối. Trước kia đau mỏi đầu gối chủ yếu xuất hiện ở những người cao tuổi nhưng hiện nay nhiều người trẻ cũng mắc phải.
Nguyên nhân gây đau mỏi gối ở người trẻ
Đối với những người trung niên, người trẻ tuổi, bệnh đau mỏi gối có thể là do những nguyên nhân sau:
2.1. Thói quen không tốt cho khớp gối
Do đặc thù công việc nên nhiều người phải ngồi trong tư thế gập gối một thời gian dài. Cùng với đó, giới trẻ hiện nay thường xuyên sử dụng giày cao gót, ngồi vắt chân, ngồi xổm,… Đây là những thói quen rất nguy hại cho xương khớp, gây áp lực cho bánh chè, khiến cho mặt sụn dễ dập, thoái hóa sớm.
Bên cạnh đó, những ai hay phải đứng ngụy một chân và khuân vác nặng cũng khiến khớp gối phải chịu lực nặng.
2.2. Do chấn thương
Khớp gối là bộ phận phải chịu nhiều áp dụng trong quá trình di chuyển. Trong khi đó nó lại thường xuyên bị nhô ra ngoài nên thiếu sự bảo vệ nên rất dễ bị tổn thương.
Chỉ cần gặp một chấn thương nhẹ cũng có thể khiến cho khớp gối bị đau nhức. Một số chấn thương điển hình có thể gặp như: Té ngã, tai nạn, chơi thể thao,… Nhiều người trẻ không để ý đến điều này nên khiến cho khớp gối bị đau nhức.
2.3. Cân nặng dư thừa, béo phì
Đây được coi là nguyên nhân phổ biến gây nên tình trạng đau mỏi gối, thoái hóa khớp ở người trẻ. Mỗi bước đi giới trẻ phải chịu áp lực gấp rưỡi so với trọng lượng cơ thể và gấp 5 lần khi chạy. Bởi vậy khớp gối thường dễ mỏi, chịu áp lực nên dễ bị tổn thương. Nếu cơ thể có trọng lượng quá nhiều đồng nghĩa việc tạo áp lực cho cơ thể từ đó cũng tăng lên.
2.4. Trục chân bẩm sinh đã không thẳng
Những người bẩm sinh đã có tình trạng hai đầu gối chụm lại vào nhau hoặc là chân vòng kiềng cũng có nguy cơ khớp gối bị tổn thương cao. Khớp gối sẽ phải chịu lực không đồng đều khiến khả năng mòn khớp gối trở nên cao hơn.
Bệnh đau mỏi gối ở người trẻ nguy hiểm thế nào?
Như chia sẻ ở trên, đau khớp gối ở người trẻ do nhiều nguyên nhân khác nhau. Với những trường hợp chấn thương phổ biến, không nghiêm trọng thì có thể xử lý đơn giản. Tuy nhiên nếu trường hợp đau mỏi gối xuất hiện từ những bệnh lý nếu không chữa trị sớm thì nguy cơ tàn tật sẽ rất cao.
Các bệnh lý có thể gây nên đau mỏi gối ở người trẻ phải kể đến:
3.1. Khô khớp gối
Khô khớp gối xuất hiện khi bệnh nhân bị đau gối do chất dịch bôi trơn đầu sụn ngày càng giảm, có nguy cơ bị bào mòn. Căn bệnh này nếu như không được phát hiện kịp thời có thể sẽ khớp khô đến mức không còn dịch bôi trơn. Từ đó những cơn đau gối sẽ xuất hiện dày hơn, tình trạng sức khỏe ngày càng yếu.
3.2. Thoái hóa khớp gối
Đa số nguyên nhân gây nên tình trạng bệnh đau mỏi gối là do thoái hóa mà ra. Khi sụn khớp bị bào mòn nó sẽ không thể che phủ toàn bộ đầu xương được nữa. Nên mỗi khi cơ thể vận động xương đùi và xương chày sẽ cọ xát vào nhau gây ra đau.
Về lâu dài những trường hợp có xu hướng tăng lên, xuất hiện nhiều hơn mỗi khi thay đổi thời tiết hay cử động nhiều. Bên cạnh đó còn xuất hiện thêm triệu chứng cứng khớp vào buổi sáng khi thức dậy.
3.3. Viêm khớp dạng thấp
Viêm khớp dạng thấp sẽ gặp nhiều khó khăn trong đi lại. Nếu bệnh không được điều trị sớm sẽ khiến cho sụn khớp và xương phía dưới sụn bị phá hủy.
Bệnh viêm khớp dạng thấp khi chuyển nặng sẽ khiến đầu gối bị biến dạng, người bệnh sẽ mất đi khả năng lao động.
3.4. Loãng xương
Mọi người thường nghĩ loãng xương chỉ mắc khi về già, nhưng thực tế không phải vậy. Kể cả những người trẻ nếu không có chế độ dinh dưỡng hợp lý hoặc gia đình có tiền sử bệnh cũng có thể mắc phải. Khi mật độ chất trong xương giảm xuống sẽ dẫn tới loãng xương, dễ gãy và đau mỏi.
3.5. Bệnh gout
Bệnh gout xuất hiện khi bệnh nhân ăn quá nhiều đạm, uống nhiều rượu bia, sống thụ động. Căn bệnh này sẽ gây nên tình trạng đau khớp gối, cổ chân, ngón chân,… Thi thoảng sẽ xuất hiện các triệu chứng nóng, đỏ, sưng ở các vùng ấy.
3.6. Gai khớp gối
Gai khớp gối có nghĩa là ở khớp gối mọc gai nên đau nhức, khiến cho người bệnh khó khăn khi đi lại. Nếu như bệnh chuyển nặng có thể phải ngồi xe lăn vì mất đi khả năng di chuyển.
3.7. Viêm gân bánh chè
Viêm gân bánh chè là dạng tổn thương ảnh hưởng đến đoạn dây chằng nối từ xương bánh chè đến xương chày. Những ai thường xuyên chơi thể thao rất dễ mắc phải bệnh này. Bệnh viêm gân bánh chè xuất hiện khi đầu gối hoạt động quá tải, liên tục trong thời gian dài.
3.8. Viêm khớp gối
Bệnh lý này xảy ra khi phần xương sụn trơn ở khớp gối bị mòn đi, xù xì và thô ráp. Nó khiến cho khớp xương cọ xát vào nhau chặt hơn và tạo ra nhiều ma sát. Hậu quả của nó là các chấn động ở sụn khớp giảm khả năng hấp thụ, gây đau và khó vận động.
3.9. Viêm bao hoạt dịch khớp gối
Bao hoạt dịch khớp gối giữ vai trò giống như lớp đệm giữa xương với các bộ phận xung quanh nó. Khi xuất hiện tình trạng sưng, đỏ, viêm một túi chứa dịch lỏng ở khớp gối tức là bao hoạt dịch đã bị viêm. Đây cũng là nguyên nhân gây đau mỏi gối ở người trẻ tuổi.
3.10. Tràn dịch khớp gối
Tràn dịch khớp gối khiến bệnh nhân luôn đau mỏi, khó chịu ở khớp gối. Nguyên nhân của nó là do dịch khớp gối bỗng nhiên nhiều lên một cách bất thường và có sự thay đổi về tính chất. Nếu không chữa trị kịp thời thì cũng rất nguy hiểm.
Xem thêm: Ảnh hưởng do đau mỏi gối gây ra
Dấu hiệu cho thấy bệnh đau mỏi gối trở nên nguy hiểm
Những điều sau đây cho thấy rằng đau đầu gối có thể nghiêm trọng, bạn cần phải đến các cơ sở y tế ngay.
– Những cơn đau không thuyên giảm khi nghỉ ngơi
– Cơn đau mỏi gối xuất hiện nhiều và đau mỏi hơn khi đêm đến
– Đau đầu gối kèm theo sưng tấy
– Đau đầu gối liên quan đến giảm phạm vi chuyển động.
Cách điều trị bệnh đau mỏi gối ở người trẻ
Tùy từng trường hợp đau mỏi gối sẽ có những cách chữa trị khác nhau
– Chườm lạnh
– Uống thuốc chống viêm như ibuprofen, naproxen hoặc aspirin… để giảm đau và sưng tức thì.
– Dành thời gian nghỉ ngơi
– Nâng đầu gối bị đau lên cao hơn tim khi đang ngồi để giảm sưng
– Tập vật lý trị liệu giúp giảm đau, giảm sưng, tăng sức mạnh và tính linh hoạt.
Hầu hết các trường hợp đau mỏi gối hiện nay đa số đều không phải phẫu thuật. Phẫu thuật chỉ được chỉ định nếu như các phương pháp bảo tồn không hiệu quả. Các hình thức phẫu thuật có thể tiến hành là:
– Cấy ghép sụn khớp
– Khâu, cắt lọc sụn chêm
– Tái tạo dây chằng
Cách phòng ngừa đau khớp gối ở người trẻ hiện nay
Để phòng tránh tốt bệnh đau mỏi gối hay viêm khớp gối, mọi người cần xây dựng cho mình chế độ sinh hoạt và dinh dưỡng hợp lý.
6.1. Duy trì cân nặng hợp lý
Thừa cân là một trong những nguyên nhân nguy hiểm gây nên bệnh viêm khớp gối. Vì thế bạn cần phải duy trì cho mình chế độ dinh dưỡng hợp lý. Không nên ăn nhiều dầu mỡ, đồ chiên rán,… Giữ cân nặng ở mức phù hợp với chiều cao, để có thể giảm các áp lực lên đầu gối, tránh chấn thương.
6.2. Mang giày đúng kích thước
Giày dép cũng ảnh hưởng lớn khớp gối. Việc chọn cho mình đôi chân là vô cùng quan trọng. Các bạn nữ nên hạn chế mang giày cao gót để không làm tổn thương tới xương khớp.
6.3. Khởi động trước khi tập thể thao
Trước khi bắt đầu tập môn thể thao nào bạn cũng cần phải tiến hành khởi động và làm nóng cơ thể. Hãy nhớ thực hiện các động tác giãn cơ trước, sau, đùi. Điều này sẽ giúp làm giảm các tác động lên dây chằng và đầu gối.
Khi tập luyện các động tác thể dục, tránh cong khớp gối quá 90 độ hoặc xoay vặn khớp gối quá mức.
6.4. Chế độ dinh dưỡng hằng ngày hợp lý
Cải thiện chế độ dinh dưỡng hằng ngày cũng là việc bạn nên làm. Trong khẩu phần ăn hằng ngày bạn hãy bổ sung các nhóm chất như
– Cá hồi, cá ngừ, cá thu, cá trích,…
– Glucosamin và chondroitin (nước hầm xương ống, sụn sườn bò, bê…).
– Vitamin C kháng viêm (dứa, chanh, cam, đu đủ,…)
6.5. Chế độ sinh hoạt nghỉ ngơi hợp lý
– Cố gắng luôn giữ ấm đầu gối vào mùa lạnh, mùa mưa bằng cách xoa bóp.
– Tránh các tư thế gây hại cho khớp gối như gập, gác chéo chân, ngồi xổm.
– Tập thể dục những môn như: đạp xe, bơi, khiêu vũ, aerobic, yoga… Các bộ môn này có thể giúp cơ, xương khớp khỏe mạnh dẻo dai trong đó bao gồm cả khớp gối.
Khi nhận thấy cơn đau đầu gối bất thường, người bệnh nên đến các cơ sở y tế để điều trị sớm nhất. Có như vậy mới ngăn ngừa các biến chứng nguy hiểm của viêm khớp gối.
Căn bệnh đau mỏi gối ở người trẻ rất nguy hiểm do đó bạn không nên chủ quan. Hy vọng rằng bài viết của Haruco.vn đã mang tới cho bạn những thông tin bổ ích. Bạn đọc hãy chủ động phòng tránh căn bệnh này nhé. Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết. Mời bạn thường xuyên truy cập vào website để biết thêm nhiều nội dung chọn lọc khác.