Nguyên nhân gây đau cổ vai gáy sau sinh chị em nên biết
Hiện đang có rất nhiều phụ nữ gặp phải tình trạng đau cổ vai gáy sau khi sinh. Những cơn đau xuất hiện khiến cho tâm lý chị em bị lo lắng, khó chịu, ảnh hưởng tới sinh hoạt. Vậy nguyên nhân gây đau cổ vai gáy sau sinh là gì? Cách khắc phục ra sao? Bạn đọc hãy theo dõi nội dung bài viết dưới đây của Haruco.vn nhé.
Nguyên nhân gây đau cổ vai gáy sau sinh?
Hội chứng đau cổ vai gáy là một dạng rối loạn thần kinh cơ, xảy ra bởi sự co cứng cục bộ. Hay đột ngột của các cơ hoặc tổn thương xương khớp. Từ đó đã gây ra những đau mỏi, nhức nhối, tê bì khó chịu ở vùng cổ, vai gáy.
Cơn đau cổ vai gáy này có thể xuất hiện trong thời gian ngắn hoặc kéo dài nhiều ngày. Có những trường hợp bệnh còn có thể diễn ra nhiều tháng, làm suy giảm khả năng vận động của người bệnh.
Các chuyên gia cho rằng, hầu hết các chị em phụ nữ sau sinh, gồm cả sinh thường và sinh mổ đều mắc phải tình trạng này. Tuy nhiên mức độ nặng hay nhẹ sẽ phù thuộc vào từng trường hợp khác nhau. Nếu có được hướng điều trị đúng cách thì bệnh sẽ nhanh chóng hết, không ảnh hưởng tới sức khỏe của mẹ. Nhưng nếu chủ quan, bệnh lý sẽ kéo dài và không khỏi.
Việc nắm được nguyên nhân gây ra bệnh sẽ giúp mọi người có được hướng điều trị tốt. Đồng thời cũng giúp tâm lý của mẹ bỉm sữa được ổn định hơn.
1.1. Nguyên nhân chủ quan
Đau cổ vai gáy xuất hiện là do tư thế ngủ không phù hợp. Các chị em thường nằm nghiêng, gối kê cao đầu hoặc nằm co quắp. Tư thế ngủ không đúng này có thể kéo dài suốt đêm do cơ thể quá mệt mỏi. Thêm vào đó, tư thế cho con bú không đúng cũng có thể là nguyên nhân gây đau vai gáy hoặc khiến cho tình trạng này trầm trọng hơn.
Có một số mẹ bỉm sữa sau sinh bị tăng cân quá mức cũng là nguyên nhân gây đau mỏi gáy sau sinh. Khi khí huyết bị tổn thương sẽ khiến cho khả năng lưu thông máu kém hơn. Chị em sẽ thường xuyên cảm thấy bị đau mỏi nhức cơ thể.
1.2. Nguyên nhân khách quan
Phụ nữ sau sinh sẽ có những sự thay đổi lớn về nội tiết tố, một số hoạt động của các cơ quan cũng trở nên nhạy cảm. Chỉ cần có tác động nhỏ là cũng có thể gây nên những đau nhức cho cơ thể. Và một trong những vị trí dễ gặp phải đó là vai gáy.
Ngoài ra, sau khi sinh, nguồn dinh dưỡng trong cơ thể sẽ tập trung nhiều cho thai nhi nên cơ thể mẹ sẽ bị thiếu hụt vitamin. Trong đó thiếu hụt nhiều nhất đó là vitamin B. Vitamin B hoạt động sẽ khiến dây thần kinh ngoại vi bị cản trở hoặc rối loạn, khiến các cơ dễ bị căng cứng.
Đặc biệt những bệnh lý về xương khớp mắc phải trong thời kỳ mang thai sẽ tiếp tục ảnh hưởng đến sức khỏe của các mẹ sau sinh. Yếu tố này kết hợp với sức đề kháng kém sẽ gây nên những đau nhức toàn thân. Một trong những vị trí bị tổn thương nhiều nhất đó là vai, sau gáy và thắt lưng.
Xem thêm: Cách điều trị đau cổ vai gáy không dùng thuốc hiệu quả nhất
Bệnh đau cổ vai gáy sau sinh có nguy hiểm không?
Về bản chất bệnh đau cổ vai gáy sau sinh không gây nguy hiểm cho tính mạng. Tuy nhiên nó sẽ ảnh hưởng khá nhiều đến chất lượng cuộc sống của chị em. Hơn hết, căn bệnh này còn là nguyên nhân gây ra những rối loạn về tâm lý. Việc chăm sóc trẻ sơ sinh mỗi ngày và mối quan hệ gia đình cộng theo sự nhạy cảm và sức đề kháng yếu sẽ khiến mẹ bỉm mất ngủ. Nếu đi kèm với đó là tình trạng đau mỏi vai gáy, áp lực tinh thần thì sức khỏe sẽ ngày càng yếu. Lâu dần sẽ dẫn tới hậu quả đó là suy nhược cơ thể và trầm cảm sau sinh.
Cách khắc phục và điều trị đau cổ vai gáy sau sinh
Để tình trạng đau cổ vai gáy của chị em sau sinh được thuyên giảm, bên cạnh sử dụng thuốc mọi người cũng nên áp dụng thêm nhiều biện pháp khác. Dưới đây sẽ là một số gợi ý của Haruco.vn về cách khắc phục và điều trị đau cổ vai gáy sau sinh. Bạn hãy tham khảo nhé:
3.1. Dành nhiều thời gian chăm sóc bản thân
Hơn ai hết, chính bạn sẽ là người hiểu tình trạng sức khỏe của mình. Vì thế trong khoảng 1 – 1 tháng đầu sau sinh bạn cần phải đặc biệt quan tâm đến sức khỏe của bản thân. Mặc dù công việc hăm con là quan trọng nhưng bạn cũng cần lo cho bản thân mình. Nếu bạn nuôi con bằng sữa mẹ nếu hàm lượng dinh dưỡng trong sữa suy giảm sẽ ảnh hưởng đến khả năng miễn dịch và sinh trưởng của bé.
Việc chăm sóc bản thân cũng không hề khó khăn. Bạn hãy massage hoặc chườm nóng vai gáy bị đau. Để tăng công dụng bạn cũng có thể sử dụng ngải cứu, gừng rang với muối để chườm nóng. Sử dụng thường xuyên sẽ giúp các cơ được thư giãn, đẩy mạnh quá trình lưu thông khí huyết.
Đồng thời bạn cũng cần điều chỉnh thời gian nghỉ ngơi hợp lý. Đừng cố làm việc quá sức. Đặc biệt là những công việc cần nhiều sức lực. Khi có chế độ chăm sóc cơ thể tốt thì tình trạng bệnh cũng sẽ được thuyên giảm.
3.2. Chú ý đến tư thế cho con bú
Áp dụng tư thế cho con bú có ý nghĩa rất quan trọng không chỉ trong cải thiện tình trạng đau vai gáy. Ngoài ra cũng có tác dụng phòng tránh các bệnh về xương khớp. Cụ thể là các bệnh thoái hóa cột sống, thoát vị đĩa đệm và đau thần kinh tọa.
Tư thế đúng khi cho con bú là:
Bạn cho bé bú, bạn không nên cúi gập người. Thay vào đó hãy kê thêm gối sau lưng, tạo thành một góc 45 độ. Bạn sẽ đặt bé lên người, mặt bé ép sát vào ngực. Trường hợp bạn ngồi cho con bú thì hãy chọn ghế có thể dựa được. Hãy nhớ kê thêm một chiếc gối nhỏ ở phía sau. Ngoài ra cũng nên lấy thêm một cái ghế nữa đặt ở đối diện và gác 1 chân lên đó để tạo thế cân bằng.
Trong lúc bé ngủ, bạn có thể nằm nghiêng hoặc nằm ngủ tùy ý. Gối đầu thì nên kê ở mức vừa phải. Nhớ là phải nằm thoải mái đừng có rút người. Trường hợp nằm nghiêng bạn hãy nghiêng bên trái để quá trình lưu thông máu được tốt hơn. Còn trường hợp bạn muốn nằm ngửa thì kê một cái gối nhỏ dưới đầu giường để có giấc ngủ ngon.
3.3. Điều chỉnh chế độ dinh dưỡng hợp lý
Đa số phụ nữ sau sinh đều thực hiện chế độ ăn uống nghiêm ngặt vì muốn có được vóc dáng đẹp. Điều này khiến cho hệ miễn dịch bị suy yếu, cơ xương khớp thường xuyên nhức mỏi.
Để cải thiện tình trạng trên các chị em hãy xây dựng chế độ ăn uống đầy đủ chất. Trong khẩu phần ăn hằng ngày nên bổ sung thực phẩm giàu canxi, vitamin, vitamin K, vitamin B.
Ngoài ra, cũng cần phải kiêng những loại thực phẩm nhiều dầu mỡ, mỡ động vật. Các loại đồ ăn khó tiêu cũng cần phải được hạn chế tối đa. Những thực phẩm này sẽ làm ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa, khiến vết thương lâu lành hơn.
Song song với thực đơn đủ chất, chị em cũng cần cung cấp cho cơ thể thêm khoảng 2 lít nước mỗi ngày. Việc làm này rất quan trọng đối với những mẹ nuôi con bằng sữa mẹ. Đảm bảo đủ lượng nước cần thiết sẽ giúp cơ thể của mẹ được thanh lọc, tăng cường sức đề kháng.
3.4. Thực hiện tập chữa đau vai gáy
Luyện tập hằng ngày bằng các bài tập chữa đau cổ vai gáy sẽ giúp quá trình điều trị bệnh được dễ dàng và hiệu quả hơn. Không những vậy, bài tập còn giúp xương khớp và cải thiện vóc dáng cho mình. Dưới đây sẽ là 3 bài tập có hiệu quả tốt, bạn nên kiên trì mỗi ngày.
Bài số 1
Đầu tiên các chị em sẽ để hai tay giữ khung cửa. Vị trí của cánh tay cao hơn eo. Một chân bước về phía trước. Nhón chân và dùng lực ở tay kéo lồng ngực về phía trước (tay lúc này vẫn giữ ở khung cửa). Lặp đi lặp lại động tác này khoảng 10 lần.
Bài số 2
Chị em sẽ ngồi bệt trên sàn. Hai chân đan vào nhau và giữ cho lưng thẳng. Dùng tay trái đưa lên thái dương bên phải và kéo nhẹ đầu sang trái. Hãy cố gắng giữ cho vai trái thẳng tự nhiên và không bị nâng lên. Sau đó trở lại tư thế ban đầu và thực hiện tương tự với bên còn lại.
Tiếp đến sẽ đan chéo hai bàn tay vào nhau. Vòng tay ra sau gáy. Từ từ kéo gáy xuống cho đến khi cằm gần nhất với xương đòn và hai khủy tay chạm vào nhau. Trong khi thực hiện động tác này, bạn cần lưu ý không được nhấc vai lên cao. Đồng thời, hãy thực hiện thật nhẹ nhàng, đừng gắng sức quá mức.
Bài số 3
Bạn ngồi bệt, đan chéo chân và thẳng lưng. Tiếp đến đưa hai tay ra sau lưng. Hai bàn tay đặt ở vị trí trung tâm cột sống và càng gần nhau càng tốt. Lúc này lồng ngực sẽ được mở rộng. Giữ nguyên tư thế này trong khoảng 30 giây và hít thở bình thường. Lưu ý là bạn đừng căng cơ cổ, không nhấc vai lên hoặc ngoái đầu lại.
Nếu thực hiện bài tập ở dạng nâng cao bạn hãy giữ cho hai bàn tay chạm vào nhau. Đồng thời các ngón tay hướng lên cột sống. Chị em có thể dùng các ngón tay ấn vào nhau để tăng độ mở cho lồng ngực.
3.5. Thăm khám bác sĩ định kỳ
Các mẹ bỉm sữa nên thường xuyên đi thăm khám bác sĩ để được chẩn đoán và điều trị kịp thời. Bác sĩ có thể kê thêm một số loại thuốc để điều trị ở trong giai đoạn này. Lưu ý là trong quá trình điều trị cần tuân thủ theo đúng chỉ định của bác sĩ. Nếu có bất kỳ những phản ứng nào cần phải thông báo ngay, tránh các trường hợp đáng tiếc có thể xảy ra.
Thực tế rất nhiều người đã chữa khỏi bệnh đau mỏi vai gáy sau sinh nhờ kiên trì thực hiện các biện pháp điều trị và sinh hoạt hiệu quả. Vậy nên khi mắc phải bệnh bạn không cần phải quá lo lắng. Điều này sẽ gây nên những áp lực cho toàn bộ cơ thể, khiến bệnh nghiêm trọng hơn.
Dựa theo những nguyên nhân gây đau mỏi cổ vai gáy sau sinh các chị em hãy chủ động phòng và điều trị bệnh tốt nhé. Dù chỉ là những dấu hiệu nhỏ nhưng cũng không nên chủ quan. Mong rằng bài viết đã đem tới những thông tin bổ ích đến bạn đọc. Mỗi ngày Haruco.vn thường xuyên cập nhật thêm nhiều nội dung hay khác, mời bạn đọc thường theo dõi.