Nguyên nhân đau mỏi gối khi mang thai là gì? Có ảnh hưởng tới thai nhi không?

Tâm Đặng 21/10/2022

Các chị em trong quá trình mang thai đều mắc phải bệnh đau mỏi gối. Có nhiều nguyên nhân dẫn tới tình trạng này nhưng chủ yếu là do thay đổi chế độ sinh hoạt, thay đổi nội tiết tố. Để biết nguyên nhân đau mỏi gối khi mang thai là gì? Có ảnh hưởng đến thai nhi không? Bạn đọc hãy theo dõi bài phân tích dưới đây của Haruco.vn nhé.

Nguyên nhân gây đau mỏi gối khi mang thai là gì?

Đau mỏi gối khi mang thai là tình trạng khá phổ biến ở mẹ bầu, phụ nữ mang thai. Mức độ nặng nhẹ ở mỗi người sẽ khác nhau. Những cơn đau kéo dài sẽ khiến cho bệnh nhân vô cùng mệt mỏi, nhất là giai đoạn cuối thai kỳ. Dưới đây sẽ là nguyên nhân khiến cho bà bầu bị đau mỏi khớp gối

1.1. Sự thay đổi nội tiết tố trong thai kỳ

Trong quá trình mang thai, nồng độ hormone relaxin tăng lên gấp nhiều lần so với cơ thể bình thường. Điều này khiến cho khớp gối bị đau nhức, kéo theo các cơn đau ở vùng xương chậu và một số vị trí khác. Đây được coi là nguyên nhân chính dẫn tới đau mỏi nhức gối.

1.2. Do tăng cân

Khi mang thai, các mẹ bầu thường hay tăng cân, đặc biệt là 03 tháng cuối thai kỳ. Trong đó khớp gối chính là vị trí xương khớp phải chịu nhiều sức ép của cơ thể. Các mẹ bầu di chuyển càng nhiều thì những cơn đau ngày càng nghiêm trọng.

Nguyên nhân đau mỏi gối khi mang thai là gì? Có ảnh hưởng tới thai nhi không?
Đau mỏi gối khi mang thai là tình trạng bệnh rất nhiều thai phụ gặp phải

1.3. Cơ thể thiếu chất

Hiện tượng thiếu chất thường phát sinh nếu như cơ thể thiếu hụt hàm lượng canxi, vitamin D. Sự thiếu hụt đó khiến cho các tế bào xương sụn, không còn chắc khỏe, rất dễ dẫn tới tình trạng thoái hóa khớp.

1.4. Ngủ sai tư thế

Chị em mang bầu nào có tư thế ngủ sai cũng là nguyên nhân khiến cho phụ nữ mang thai mắc bệnh đau khớp gối. Nếu mẹ bầu nào nằm ngủ với tư thế co một bên chân thì sáng hôm sau rát có thể sẽ kéo các cơn đau ở đầu gối, kéo đến vùng hông.

1.5. Do tính chất công việc

Những mẹ bầu nào có tính chất công việc phải ngồi một chỗ nhiều, ít vận động,…. Thì rất dễ mắc phải một số bệnh lý về xương khớp, trong đó có cả đau khớp gối.

1.6. Do một số bệnh lý khác

Một số bệnh lý như loãng xương, suy tuyến giáp, thoái hóa khớp, viêm khớp dạng thấp,…. Hay nhiều bệnh lý khác cũng là nguyên nhân gây đau mỏi xương khớp.

Nguyên nhân đau mỏi gối khi mang thai là gì? Có ảnh hưởng tới thai nhi không?
Có nhiều nguyên nhân gây đau mỏi gối khi mang thai. Dù nguyên nhân là nặng hay nhẹ thì mọi người cũng không nên chủ quan

Đau mỏi gối khi mang thai có nguy hiểm không?

Tình trạng đau khớp khi mang thai thường không nguy hiểm. Nguyên nhân vì đa số các bà bầu bị đau mỏi gối là do sự thay đổi tự nhiên trong quá trình mang thai. Thông thường các cơn đau mỏi gối ở bà bầu có thể tự thuyên giảm hoặc kiểm soát bằng các cách điều trị không cần dùng thuốc.

Tuy nhiên, trong trường hợp cơn đau mỏi gối xuất phát từ nguyên nhân bệnh lý. Tuỳ thuộc từng sản phụ mà dấu hiệu đau có thể kéo dài, đau dạng âm ỉ hoặc đau nhói. Đa số tình trạng bệnh sẽ khó kiểm soát và xuất hiện nhiều biểu hiện bất thường. Do đó, bà bầu bị đau khớp thường sẽ ảnh hưởng đến cả vấn đề tâm lý, tâm trạng, khả năng vận động và sức khỏe tổng thể.

Nếu bản thân nghi ngờ tình trạng đau khớp khi mang thai khởi phát do một số bệnh lý nào đó hoặc triệu chứng đau quá nghiêm trọng. Các mẹ bầu nên sớm đến gặp bác sĩ chuyên khoa để được chẩn đoán chính xác, có biện pháp điều trị thích hợp. Có như vậy mới đảm bảo an toàn cho sức khỏe của mẹ và bé.

Xem thêm: Dấu hiệu đau mỏi gối nên đến gặp bác sĩ ngay

Cách chẩn đoán và điều trị đau mỏi gối cho các mẹ bầu

Mặc dù đau mỏi gối không phải là căn bệnh nguy hiểm nhưng vẫn cần được điều trị sớm, dứt điểm. Có như vậy mới phòng ngừa được những biến chứng cho mẹ và bé.

3.1. Phương pháp chẩn đoán

Để thực hiện chẩn đoán đau mỏi gối cho phụ nữ mang thai sẽ trải qua các bước tiến hành sau:

– Thăm khám tại chỗ

Đầu tiên bác sĩ sẽ hỏi thăm về các triệu chứng mà các mẹ bầu gặp phải. Việc các mẹ bầu nên làm đó là nêu hết các tình trạng gặp phải, cùng với đó là các bệnh lý nền trước đó.

Sau đi đã nắm được tình trạng bệnh, bác sĩ sẽ thực hiện các kỹ năng sờ, nắn, gõ, nghe để đánh giá mức độ tổn thương.

– Tiến hành xét nghiệm

Bệnh nhân sẽ thực hiện xét nghiệm máu để xem các chỉ số. Trong đó quan trọng sẽ là chỉ số bạch cầu đa nhân trung tính, chỉ số acid uric và đường huyết.

– Chụp X- Quang

Bệnh nhân sẽ chụp chiếu hình ảnh tại khớp gối để đánh giá một lần nữa về mức độ tổn thương của khớp gối. Trong trường hợp có những biến chứng bất thường hoặc va chạm dẫn đến đau khớp gối. Trong quá trình tiến hành chụp X – quang sẽ thấy được vị trí có tổn thương.

3.2. Phương pháp điều trị đau mỏi gối cho mẹ bầu 

Để cải thiện tình trạng đau mỏi gối cho mẹ bầu, mọi người có thể áp dụng những biện pháp an toàn, đơn giản sau.

3.2.1. Phương pháp chườm ấm

Phương pháp chườm ấm giúp bà bầu cải thiện hiệu quả tình trạng đau nhức gối và các biểu hiện đi kèm khác. Khi tiếp xúc với nhiệt độ cao giúp các khớp xương của thai phụ được thư giãn, tăng cường khả năng lưu thông máu. Bên cạnh đó, chườm ấm còn giúp các bà bầu giảm căng thẳng, hạn chế tình trạng căng cơ.

Cách chườm ấm rất đơn giản:

– Mẹ bầu sẽ dùng khăn ấm, chai thuy tinh chứa nước ấm chườm lên khớp bị đau trong thời gian khoảng 20 phút.

– Thực hiện chườm ít nhất 4 lần mỗi ngày

– Các chị em hãy nhớ là không nên chườm ấm lên bụng vì có thể gây kích thích giãn nở cổ tử cung. Đây là nguyên nhân dẫn tới tình trạng sảy thai.

3.2.2. Dành nhiều thời gian nghỉ ngơi

Cho cơ thể được thư giãn và nghỉ ngơi được coi là cách giảm đau mỏi gối khi mang thai khá hiệu quả. Khi nghỉ ngơi các xương khớp, mạch máu trong cơ thể sẽ bị giãn ra, đảm bảo lưu thông mỗi khi đau nhức. Bên cạnh đó còn giúp giảm áp lực lên hệ xương khớp và mô xung quanh, cải thiện tình trạng tê bì hiệu quả. Tuy nhiên thời gian nghỉ ngơi không nên quá lâu, nếu kéo dài quá 10 tiếng sẽ gây nên cứng khớp, mệt mỏi.

Nguyên nhân đau mỏi gối khi mang thai là gì? Có ảnh hưởng tới thai nhi không?
Dành thời gian nghỉ ngơi sẽ giúp những cơn đau mỏi gối của các chị em mang thai được xoa dịu

3.3.3. Phương pháp chườm lạnh

Chườm lạnh là phương pháp giảm cơn đau mỏi gối được nhiều người áp dụng. Chườm lạnh có tác dụng là giúp co mạch máu, giảm lưu thông máu. Qua đó giúp cải thiện triệu chứng sưng phù ở các khớp. Bên cạnh đó với nhiệt độ tháp còn có tác dụng gây tê tạm thời, giúp cơn đau thuyên giảm.

Cách chườm lạnh làm giảm đau mỏi gối khá đơn giản

Chị em sẽ sử dụng một túi vải bọc gọn một chút đá lạnh. Sau đó sẽ chườm trực tiếp túi đá lên chỗ bị đau khoảng 10 – 15 phút. Mỗi ngày có thể thực hiện từ 2 – 3 lần để cho hiệu quả giảm đau tối ưu nhất.

3.3.4. Massage chỗ bị đau thường xuyên

Xoa bóp sẽ giúp các mạch máu được thư giãn, giúp tăng khí huyết. Điều đó có tác dụng tốt trong việc giảm tê bì chân tay, tăng khả năng nuôi dưỡng, cải thiện tổn thương khớp. Không những thế massage còn giúp đả thông kinh mạch, thư giãn các khớp xương và dây chằng. Giúp hạn chế các cơn căng cứng, cải thiện khả năng vận động cho các bà bầu.

Ở một số nghiên cứu còn cho thấy, massage thường xuyên còn giúp các bà bầu đầu óc thư giãn, cải thiện tâm trạng. Tuy nhiên các chị em nên lưu ý là không massage lên vùng bụng vi có thể làm tăng nguy cơ bị sảy thay, sinh non.

3.3.5. Điều chỉnh tư thế sinh hoạt

Trong quá trình mang thai, các bà bầu người hay có thói quen duy trì tư thế trong một thời gian dài. Các bác sĩ đã khuyên rằng, phụ nữ mang thai nên tránh duy trì tư thế tĩnh quá lâu. Cần phải thường xuyên vận động để tăng cường sức cơ, giảm áp lực lên xương khớp. Dù làm việc phải ngồi các chị em cũng nên đứng dậy và đi lại nhẹ nhàng.

Đối với tư thế nằm, mẹ bầu cũng nên ngủ đúng tư thế để giảm căng thẳng cho hệ xương khớp. Đặc biệt là giúp giảm gánh nặng cho cột sống, từ đó giảm nguy cơ chèn ép lên dây thần kinh. Bà bầu nên nằm ngửa hoặc nằm nghiêng, không nên nằm sấp khi ngủ. Để cảm thấy thoải mái có thể đặt thêm một chiếc gối ở vị trí giữa hai đầu gối và dọc theo thân người. Việc làm này có tác dụng giúp nâng đầu gối cao bằng hông, nâng đỡ cánh tay.

3.3.6. Áp dụng phương pháp vật lý trị liệu

Phụ nữ mang thai cần phải duy trì tốt thói quen vận động để phòng ngừa và hạn chế tình trạng đau mỏi gối. Tùy từng mức độ, nguyên nhân gây đau khớp ở bà bầu các bác sĩ sẽ chỉ định để thai phụ có bài tập vật lý trị liệu phù hợp. Các bài tập vật lý trị liệu sẽ giúp tăng sức mạnh, giúp cải thiện phạm vi chuyển động.

Tuy nhiên trong quá trình áp dụng phương pháp vật lý trị liệu cần phải thực hiện theo đúng hướng dẫn của bác sĩ. Tuyệt đối không tự ý tập luyện hoặc thực hiện các động tác gắng sức. Như vậy mới không gây ra những hậu quả xấu cho thai nhi.

Nguyên nhân đau mỏi gối khi mang thai là gì? Có ảnh hưởng tới thai nhi không?
Luyện tập thể dục thể thao nhẹ nhàng sẽ giúp các chị em có được sưc khỏe dẻo dai, chắc khỏe

3.3.7. Xây dựng chế độ dinh dưỡng hợp lý

Dưới đây sẽ là những thực phẩm rất tốt cho sức khỏe bà bầu để phòng tránh đau mỏi gối:

Trái cây và rau quả sẽ cung cấp vitamin và chất xơ
Ngũ cốc nguyên hạt như bột yến mạch, bánh mì ngũ cốc và gạo nâu sẽ cung cấp chất xơ, vitamin B và các chất dinh dưỡng cần thiết khác.
Sữa và các sản phẩm sữa không béo hoặc ít béo, đậu nành, hạnh nhân, gạo hoặc các loại đồ uống khác có thêm canxi và vitamin D.
Protein từ các nguồn lành mạnh như các loại đậu, trứng, thịt nạc, hải sản chứa ít thủy ngân.

Còn dưới đây sẽ là một số thực phẩm nên kiêng sử dụng

– Rượu, cafein

–  Không ăn các loại cá có hàm lượng thủy ngân cao như: cá thu vua, marlin, cam thô, cá mập, cá kiếm, hoặc cá ngói.
–  Thực phẩm có thể gây bệnh cho bạn hoặc em bé từ virus, ký sinh trùng hoặc vi khuẩn. Ví dụ như phô mai mềm làm từ sữa chưa tiệt trùng hoặc sữa tươi,…
–  Thực phẩm như bột giặt, đất sét, tro, hoặc chip sơn…kể cả có nhiều mẹ nghén bởi những thứ kì dị cũng đều không nên ăn.

Trên đây là nội dung bài chia sẻ về nguyên nhân đau mỏi gối khi mang thai là gì. Đây đều là những thông tin được cập nhật chính xác nên bạn đọc hãy yên tâm tham khảo nhé. Cảm ơn bạn đọc đã theo dõi bài viết của Haruco.vn.