4 giai đoạn của bệnh thoát vị đĩa đệm mà bạn nên biết
Căn bệnh thoát vị đĩa đệm gây nên rất nhiều ảnh hưởng đến sinh hoạt và làm việc của mọi người. Việc nắm rõ tình trạng bệnh sẽ giúp quá trình điều trị được hiệu quả hơn. Dưới đây sẽ là 4 giai đoạn của bệnh thoát vi đĩa đệm dưới đây sẽ là thông tin vô cùng quan trọng đối với mọi người. Bạn đọc hãy cùng theo dõi bài viết của Haruco.vn nhé.
Tìm hiểu về bệnh thoát vị đĩa đệm
Bệnh thoát vị đĩa đệm là tình trạng nhân nhầy đĩa đệm cột sống thoái hóa, thoát ra khỏi vị trí trong vòng sợi. Điều này gây chèn ép vào ống sống hay các rễ thần kinh, gây nên tình trạng đau nhức nghiêm trọng.
Bất kỳ đoạn cột sống nào trong cơ thể cũng đều có thể bị thoát vị đĩa đệm. Tuy nhiên bệnh phổ biến nhất là thoát bị đĩa đệm cột sống thắt lưng. Bởi vị trí này phải chịu nhiều ảnh hưởng từ thói quen sinh hoạt hằng ngày.
Phân loại bệnh thoát vị đĩa đệm
Bệnh thoát vị đĩa đệm hiện nay được chia thành nhiều loại.
Dựa theo vị trí
– Thoát vị đĩa đệm sau: Đây là vị trí bị thoát vị đĩa đệm khá phổ biến. Tại khu vực này bệnh nhân sẽ gặp những chứng đau mỏi, nhức nhối, tê bì chân tay.
– Thoát vị đĩa đệm trước: Với vị trí bệnh này bệnh nhân sẽ không bị đau vì nhân nhày không chèn ép vào dây thần kinh và tủy sống.
Dựa theo sự chèn ép vào thần kinh và tủy sống
Dựa theo vị trí này, bệnh thoát vị đĩa đệm sẽ chia thành các loại:
– Thoát vị đĩa đệm trung tâm: Nhân nhầy thoát ra sẽ chèn ép trực tiếp lên tủy sống. Người bệnh sẽ thường xuyên bị tê bì chân tay, đau mỏi. Có thể nói đây là thoát vị nguy hiểm nhất vì nếp nhân nhày sẽ chèn ép vào tủy sống khiến bệnh nhân có thể mất khả năng vận động.
– Thoát vị đĩa đệm cạnh trung tâm: Ở thể này, nhân nhầy sẽ chèn ép cả tủy sống và rễ thần kinh.
– Thoát vị đĩa đệm chèn rễ thần kinh: Có thể là chèn bên trái hoặc bên phải.
4 giai đoạn của bệnh thoát vị đĩa đệm mà bạn nên biết
Bệnh thoát vị đĩa đệm sẽ phát triển thành 04 giai đoạn
Giai đoạn 1: Giai đoạn bắt đầu thoái hóa đĩa đệm
Ở giai đoạn 1, sự biến dạng của nhân nhày là sẽ xuất hiện ở một vài chỗ đứt rách nhỏ ở phía sau vòng sợi. Hình ảnh sẽ thấy rõ trên film chụp đĩa đệm. Còn trên phim thường và lâm sàng sẽ chưa thấy biểu hiện.
Giai đoạn 2: Lồi đĩa đệm
Ở giai đoạn 2, nhân nhày lồi về phía của vòng sợi bị suy yếu, xuất hiện nhiều chỗ rạn và rách vòng sợi. Tuy nhiên sẽ chưa xâm phạm hết chiều dày của vòng sợi. Chiều cao của không gian đốt bắt đầu suy giảm. Nhân nhầy đè ép vào vòng sợi đã bị suy yếu nên đĩa đệm phình ra ở phía sau.
Giai đoạn 3: Thoát vị đĩa đệm
Bước sang giai đoạn 3 đã bị đứt rách hoàn toàn các lớp của vòng sợi, tổ chức nhày cùng tổ chức khác của đĩa đệm thoát ra khỏi khoang gian đốt sống. Hình thành bệnh thoát vị đĩa đệm.
Ở giai đoạn này khi chụp đĩa đệm sẽ thấy nhân nhày đã hoặc chưa đứt dây chằng dọc sau. Các triệu chứng lâm sàng của hội chứng lâm sàng của hội chứng rễ thần kinh xuất hiện và có thể chia ra 03 mức độ.
– Kích thích rễ
– Chèn ép rễ, còn một phần dẫn truyền thần kinh
– Mất dẫn truyền thần kinh
Xem thêm: Các bài tập chữa thoát vị đĩa đệm đơn giản, hiệu quả tại nhà
Giai đoạn 4: Hư đĩa đệm – Khớp đốt sống – Discarthrosis
Chuyển sang giai đoạn 4, nhân nhầy bị biến dạng, xơ hóa, vòng sợi bị phá vỡ, rạn rách nặng ở nhiều phía. Giảm rõ chiều cao khoang đốt sống dẫn đến hẹp ống sống thứ phát và hư khớp đốt sống. Giữa các mấu khớp, mọc gai xương ở bờ viền của các thân đốt sống.
Cách triệu chứng lâm sàng thường sẽ là những cơn đau thắt lưng tái phát. Cũng có thể là hội chứng rễ nặng do chèn ép trong lỗ tiếp hợp đã bị hẹp bởi các biến đổi thứ phát của cấu trúc xương.
Lưu ý: Bệnh lý đĩa đệm có thể không tiến triển theo tuần tự qua từng giai đoạn trên mà có thể phát triển đột biến. Nguyên nhân có thể là do tác động bởi yếu tố chấn thương, tải trọng không cân đối quá mức.
Cách điều trị bệnh thoát vị đĩa đệm
Tìm được cách điều trị thoát vị đĩa đệm vô cùng quan trọng. Theo nghiên cứu, trên 90% tổng số bệnh nhân đau thắt lưng do thoát vị đĩa đệm được điều trị nội khoa. Khoảng 5 – 10% được điều trị bằng phẫu thuật.
Để điều trị bệnh thoát vị đĩa đệm hiệu quả, bệnh nhân sẽ tuân thủ các biện pháp sau:
2.1. Điều trị không dùng thuốc
Nghỉ ngơi
Nghỉ ngơi sẽ hỗ trợ làm giảm các cơn đau sưng tấy, giúp các tổn thương nhanh chóng được lành lại. Trong khoảng từ 1 – 2 ngày bạn nên tránh tập thể dục hay thực hiện các hoạt động cúi người, nâng vác vật nặng. Tuy nhiên bạn cũng nên nhớ là không nên nghỉ quá lâu, tránh khớp và cơ bị co cứng.
Vật lý trị liệu
Các bài tập vật lý trị liệu có tác dụng là cải thiện các chứng thoát vị đĩa đệm. Các kỹ thuật viên sẽ hướng dẫn người bệnh những bài tập phù hợp với tình trạng bệnh và thể lực.
Mọi người có thể tập một số bài tập như: thể dục nhịp điệu, bài tập căng cơ,… Tác dụng của các bài tập này giúp giảm đau, sản xuất endorphin, chất dẫn truyền thần kinh.
Massage
Phương pháp massage đã được thực hiện từ rất lâu. Tác dụng của xoa bóp đó là giảm đau, tăng khả năng tuần hoàn, mang lại sức khỏe tốt cho mọi người. Hiện nay có khoảng hơn 80 kiểu massage khác nhau với kỹ thuật đa dang. Mọi người có thể học hỏi để thực hiện tại nhà hoặc có thể đến các cơ sở trung tâm để thực hiện.
Liệu pháp nhiệt độ
Chườm nóng và chườm lạnh đều có thể điều trị các chứng đau thoát vị đĩa đệm. Nguyên tắc chung là bạn sẽ chườm lạnh trong 24h đầu tiên, còn chườm nóng với các bệnh lý bị dai dẳng. Trong một số trường hợp bạn cũng có thể luân phiên sử dụng cả chườm nóng và chườm lạnh.
Liệu pháp xung điện
Các xung điện mô phỏng hoạt động của tín hiệu đến từ các tế bào thần kinh nhắm vào cơ bắp hoặc dây thần kinh làm cho các cơ co lại. Cách làm này có công dụng là giảm đau, cải thiện lưu lượng máu, sửa chữa các tổn thương, tăng cường sức mạnh cho cơ bắp.
Phương pháp Chiropractic
Chiropractic là phương pháp nắn chỉnh xương khớp về đúng vị trí. Cách này thường áp dụng với những cơn đau ở vùng lưng dưới, thoát vị đĩa đệm, đề phòng nguy cơ đột quỵ.
2.2. Điều trị nội khoa
Điều trị nội khoa có nghĩa là bác sĩ sẽ kết hợp thuốc đề làm giảm các triệu chứng, giúp cho căn bệnh dễ chịu hơn.
Thuốc giảm đau không kê đơn
Những cơn đau từ nhẹ đến trung bình sẽ được bác sĩ chỉ định dùng các loại thuốc giảm đau như acetaminophen, Ibuprofen, Naproxen sodium.
Bên cạnh đó, thuốc giãn cơ cũng được bác sĩ chỉ định trong một số trường hợp. Tuy nhiên tác dụng phụ của thuốc giãn cơ sẽ gây nên chứng choáng váng, mệt mỏi, buồn ngủ.
Thuốc giảm đau Opioid. Trong trường hợp những các loại thuốc trên không làm giảm được cơn đau bác sĩ sẽ chỉ định dùng thuốc Opioid như Codeine hoặc kết hợp với oxycodone-acetaminophen
2.3. Điều trị ngoại khoa
Đa số các trường hợp thoát vị đĩa đệm đều không cần phải phẫu thuật. Tuy nhiên trong trường hợp thuốc không phát huy được công dụng, bác sĩ sẽ chỉ định phẫu thuật. Có các biện pháp phẫu thuật như:
– Mổ hở
– Vi phẫu
– Nội soi
– Hợp nhất cột sống
– Thay đĩa đệm nhân tạo
Cách phòng chống bệnh thoát vị đĩa đệm an toàn và hiệu quả
Thoát vị đĩa đệm là bệnh khó có thể ngăn chặn một cách triệt để. Thế nhưng để giảm nguy cơ mắc bệnh bạn cũng nên thực hiện tốt những cách phòng tránh sau:
3.1. Sinh hoạt khoa học
– Đối với người cao tuổi nên thường xuyên bổ sung những thực phẩm giàu dinh dưỡng, đặc biệt là canxi. Giúp tăng cường sức đề kháng cho xương khớp.
– Tập luyện thể dục thể thao đều đặn, phù hợp với cơ thể như thái cực quyền, bơi lội, yoga, đi bộ,…. Giúp tăng cường sự dẻo dai cho xương khớp.
– Luôn duy trì cân nặng ở mức cân đối với vóc dáng.
– Trong quá trình làm việc cần phải ngồi đúng tư thế, thẳng lưng, giữ khoảng cách với máy tính. Nhớ là không được cúi cổ quá thấp. Sau khoảng thời gian từ 1 – 2 tiếng nên đi lại vận động nhẹ nhàng, hạn chế ngồi quá lâu 1 chỗ.
– Tránh mang vác nặng, ăn uống khoa học. Bổ sung canxi và vitamin D, các loại rau xanh,…
– Luôn giữ ấm vùng cổ, vai, lưng mỗi khi thời tiết lạnh, xuất hiện những cơn gió to.
– Thường xuyên kiểm tra sức khỏe định kỳ 6 tháng/lần. Chủ động phòng tránh để ngăn ngừa các loại bệnh.
3.2. Cách vận động đúng tư thế để phòng thoát vị đĩa đệm
Vận động đúng tư thế cũng là một cách phòng chống thoát vị đĩa đệm hiệu quả.
Tư thế đứng
Khi đứng mọi người cần đứng thẳng, trọng lượng đều ở hai chân, không ưỡn cong, giữ độ cong tự nhiên.
Hạn chế đi giày cao gót vì sẽ gây áp lực lên đĩa đệm.
Tư thế ngồi
Khi ngồi nên thẳng lưng, chiều cao của bàn và ghế phải phù hợp. Trọng lượng cơ thể dồn đều vào mông và hai chân. Ngoài ra bạn cũng có thể kê một tấm lót mỏng vùng thắt lưng để giữ cho chân đỡ mỏi.
Tư thế nâng đồ vật
Khi muốn nâng đồ vật bạn cần chú ý đến:
– Hai chân cần phải cách nhau một khoảng đủ rộng để trụ vững
– Ngồi xổm và nâng đồ vật vào sát bụng, căng cơ bụng ra.
– Khi nâng đồ vật lên cần giữ cột sống thẳng, không vặn vẹo lưng.
– Độ cong của thắt lưng phải được duy trì bình thường.
Tư thế mang vác đồ vật
– Ôm chắc vật bằng hai tay.
– Giữ vật đó sát bụng, ở mức ngang ngực với thắt lưng.
– Giữ cột sống thẳng, thắt lưng ở độ ưỡn bình thường
Tư thế kéo hoặc đẩy đồ vật đi
– Hai chân đứng cách nhau một khoảng rộng đủ để tạo chân trụ vững chắc.
– Hơi gập 2 gối
– Kéo hoặc đẩy đồ vật đó đi bằng sức của cánh tay và chân. Không đẩy hoặc kéo đồ vật đó bằng cơ lưng.
– Giữ độ cong của thắt lưng ở mức bình thường.
Trên đây là toàn bộ những thông tin về 4 giai đoạn của bệnh thoát vị đĩa đệm. Bạn hãy chủ động phòng tránh bệnh hiệu quả để không làm ảnh hưởng tới chất lượng cuộc sống nhé. Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết. Mời bạn thường xuyên truy cập vào website để biết thêm nhiều nội dung hay và chọn lọc khác.