Các bài tập chữa thoát vị đĩa đệm đơn giản, hiệu quả tại nhà
Hiện nay, khoảng 30% dân số ở nước ta đang gặp phải tình trạng thoát vị đĩa đệm. Nguyên nhân thường thấy là do tai nạn lao động, tai nạn giao thông hoặc đơn thuần là lão hóa tự nhiên. Đáng chú ý là căn bệnh này còn có xu hướng trẻ hóa, độ tuổi từ 30 trở lên mắc rất nhiều. Để giúp phòng ngừa và chữa trị, trong chuyên mục bài viết hôm nay Haruco.vn sẽ giới thiệu các bài tập chữa thoát vị đĩa đệm đơn giản và hiệu quả nhất. Bạn đọc hãy cùng tham khảo để áp dụng nhé.
Tìm hiểu về căn bệnh thoát vị đĩa đệm
Bệnh thoát vị đĩa đệm là tình trạng nhân nhầy đĩa đệm cột sống thoát ra khỏi vị trí bình thường trong vòng sợi. Nó làm chèn ép ống sống hay các rễ dây thần kinh, gây nên tình trạng đau cột sống.
Căn bệnh thoát vị đĩa đệm có nhiều biến chứng nhưng phổ biến nhất vẫn là thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng và thoát vị đĩa đệm cổ. Những vị trí này chịu nhiều ảnh hưởng của thói quen sinh hoạt hằng ngày nên mọi người dễ gặp phải.
1.1. Nguyên nhân gây bệnh thoát vị đĩa đệm
Bệnh thoát vị đĩa đệm có thể xuất hiện do nhiều nguyên nhân dưới đây:
– Những người bị chấn thương do tai nạn giao thông
– Tai nạn lao động do thường xuyên mang vác các vật nặng ở trên cổ, lưng. Một khi tư thế khuân vác bị sai sẽ dẫn tới bị chệch đĩa đệm. Đa số mọi người hiện nay đều có thói quen là cúi xuống để nhấc vật nặng thay vì ngồi xuống rồi bê vật từ từ đứng lên. Điều này sẽ gây nên chấn thương cột sống lưng và làm ảnh hưởng đến đĩa đệm.
– Thoái hóa cột sống cũng là nguyên nhân dẫn tới bệnh thoát vị đĩa đệm. Khi các lớp nhầy và vòng xơ bị bào mòn, xương dưới sụn dưới sẽ bị biến đổi cấu trúc. Xuất hiện lên các hốc xương và thậm chí là mọc gai xương. Khi chịu sự tác động và sức ép của cơ thể, vòng xơ của đĩa đệm sẽ bị rách và lớp nhân bên trong bị thoát ra ngoài. Điều này sẽ gây nên những chèn ép về dây thần kinh và tủy sống.
– Một số nguyên nhân khác gây nên thoát vị đĩa đệm có thể là do yếu tố di truyền, các bệnh lý bẩm sinh.
1.2. Đối tượng dễ mắc thoát vị đĩa đệm
Dưới đây sẽ là những đối tượng dễ gặp phải căn bệnh thoát vị đĩa đệm
Người thường xuyên làm các công việc bưng vác nặng nhọc.
– Những người bị thoái hóa, chấn thương hoặc mắc các bệnh lý bẩm sinh về cột sống. Ví dụ như trượt cột sống, gai cột sống, cong vẹo cột sống… cũng là nguyên nhân gây bệnh.
– Những ai có thói quen sinh hoạt không khoa học như làm việc không đúng tư thế, kê gối quá cao.
– Người có tiền sử bệnh lý đái tháo đường, viêm đa khớp dạng thấp, gút,… đều có nguy cơ cao bị thoát vị đĩa đệm.
– Người cao tuổi, cột sống yếu và đã bị thoái hóa.
– Vận động viên thể thao hay diễn viên, những người phải thường xuyên thay đổi tư thế luyện tập.
– Nhân viên văn phòng, thợ may, tài xế, nhân viên bán hàng phải ngồi quá lâu khiến cột sống bị ảnh hưởng.
1.3. Triệu chứng của bệnh thoát vị đĩa đệm
Một số triệu chứng điển hình của căn bệnh thoát vị đĩa đệm như:
– Đau nhức tay chân: Bệnh nhân sẽ thấy những cơn đau ở vùng cổ, thắt lưng, vai gáy. Sau một thời gian sẽ lan ra vùng vai gáy, chân tay.
– Triệu chứng tê bì chân tay: Nhân nhầy của đĩa đệm thoát ra ngoài sẽ gây nên những chèn ép rễ thần kinh. Khiến cho người bệnh bị rối loạn cảm giác, luôn thấy cơ thể như bị kiến bò.
– Yếu cơ, bại liệt: Sau khi bệnh đã chuyển nặng, người bệnh sẽ gặp khó khăn trong quá trình vận động. Lâu dần sẽ dẫn tới tình trạng teo hai chân, teo cơ và phải ngồi xe lăn.
Các bài tập chữa thoát vị đĩa đệm đơn giản, hiệu quả tại nhà
Căn bệnh thoát vị đĩa đệm đã và đang ngăn cản hoạt động trong sinh hoạt hằng ngày của bạn. Để giúp phục hồi và chữa bệnh hiệu quả, bạn hãy áp dụng theo các bài tập chữa thoát vị đĩa đệm dưới đây:
Bài tập số 1: Ôm 1 gối
– Đầu tiên bạn nằm ngửa trên sàn, hai chân đặt song song. Sau đó bạn co một bên chân lên sao cho đầu gối ép sát vào bụng. Tiếp để hai tay ôm lấy đầu gối, kéo về sát bụng, chân còn lại giữ thẳng nguyên. Bạn sẽ giữ tư thế này trong 2 nhịp đếm rồi đổi bên, thực hiện tư thế này khoảng 10 – 15 lần.
Bài tập số 2: Cầu nhỏ
– Để thực hiện độc tác này bạn sẽ nằm ngửa trên sàn, tay chân thật thả lỏng. Sau đó sẽ gập gối hai chân, bàn chân chống trên sàn, đẩy mông lên cao hơn so với mặt đất. Giữ nguyên tư thế này trong khoảng 10s, nhớ là phải thật thả lỏng. Động tác này bạn sẽ thực hiện từ 10 – 15 lần.
Bài tập số 3: Đạp xe
– Bạn nằm ngửa ra mặt sàn, hai tay thả lỏng hai bên. Sau đó gấp hai gối, hai chân đạp theo hình vòng tròn nhẹ nhàng trên không như mình đang đạp xe. Động tác này bạn sẽ thực hiện đến khi mỏi thì dừng lại.
Bài tập số 4: Con mèo
– Bạn chống hai tay xuống sàn và quỳ gối để tạo thành 4 điểm tựa chắc chắn. Sau đó bạn sẽ cong lưng hết cơ, gồng mình, giữ nguyên tư thế này trong khoảng 10s rồi từ từ hạ lưng xuống. Động tác này sẽ thực hiện khoảng 10 – 15 lần.
Bài tập số 5: Em bé
– Để thực hiện động tác này bạn sẽ quỳ gối, chống hai tay xuống sàn để tạo thành 4 điểm. Tiếp đến từ từ hạ mông xuống cho đến khi ngồi trên hai gót chân thì cố gắng bò về phía trước. Khi nào bạn thấy mỏng thì sẽ từ từ thả lỏng, thực hiện động tác lặp đi lặp lại khoảng 10 – 15 lần.
Bài tập số 6: Ôm gối nghỉ ngơi
– Bạn sẽ nằm thẳng trên sàn, để hai chân song song sau đó sẽ có hai chân lên, đầu gối ép sát vào bụng. Sau đó bạn dùng hai tay ôm lấy hai đầu gối kéo gần bụng. Bạn giữ tư thế này trong khoảng từ 3 – 5 nhịp rồi duỗi thẳng chân. Thực hiện động tác khoảng 10 – 15 lần.
Bài tập số 7: Bird dog
– Để thực hiện động tác này bạn sẽ quỳ và chóng hai hay xuống sàn, giữ cho cột sống thật thẳng. Tiếp đưa cánh tay phải về phía trước và đẩy chân trái sao cho cánh tay lưng và cổ hành một đường thẳng. Sau đó sẽ trở về tư thế ban đầu, đầu gối chạm vào sàn nhưng không nên quá lâu. Động tác thực hiện từ 10 – 15 bên sau đó bạn đổi bên.
Bài tập số 8: Rắn hổ mang
– Động tác này bạn sẽ nằm sấp, hai tay úp xuống sàn đặt ngang ngực, chân tách rộng bằng vai. Bạn hít một hơi thật sâu, sau đó từ từ nâng người lên, ngẩng đầu ra phí sau. Bạn giữ nguyên đông tác từ 3 – 5 nhịp, sau đó từ từ hạ xuống và thở ra. Động tác này nên thực hiện khoảng 3 – 5 lần.
Bài tập số 9: Căn cơ với khăn
– Bạn sẽ chuẩn bị một chiếc khăn dài để tập bài tập này. Đầu tiên hai tay cầm hai đầu của khăn lông, sau đó choàng qua lòng của một bàn chân. Bạn từ từ nằm xuống sàn, hóp chặt cơ bụng, từ từ nâng chân đã choàng khăn lên cao, giữ thẳng từ 15 – 30s. Sau đó bạn sẽ đổi chân sang bên kia. Bạn sẽ thực hiện động tác này khoảng 10 – 15 lần.
Bài tập số 10: Động tác Plank
– Để bắt đầu động tác Plank bạn sẽ nằm xuống, chống 2 cẳng tay xuống sàn, tạo thành một góc 90 độ. Bạn cố gắng giữ đầu thẳng về phía trước, mắt hướng thẳng. Sau đó hai chân sẽ khép lại, mũi chân nhón cao để lưng và chân tạo thành một đường thẳng. Tư thế này sẽ giữ trong khoảng 30s, sau đó tăng dần thời gian lên 2 phút.
Bài tập số 11: Ngửa cổ
Đây là bài tập cho người thoát vị đĩa đệm được nhiều người áp dụng hiện nay bởi cách tập đơn giản, hiệu quả giảm đau khá tốt đồng thời cải thiện tư thế. Cách thực hiện đơn giản như sau:
– Bạn ngồi gập gối trên gót chân, chống 2 tay sao cho lòng bàn tay chạm sàn. Lưu ý là các đầu ngón tay hướng ra phía ngoài rồi ngả người ra sau.
– Tiếp theo bạn sẽ nâng ngực, mở rộng hai bả vai và ngửa đầu ra sau, giữ trong vòng 30 giây. Tiếp sẽ từ từ nâng đầu và thân người lên trở về tư thế ban đầu. Động tác này sẽ lặp lại động tác từ 2-3 lần.
Bài tập số 12: Kéo giãn thân trên
– Đầu tiên bạn ngồi thẳng lưng trên sàn, bắt chân chéo nhau. Tiếp hai tay đan lại, vươn thẳng lên cao, đầu từ từ ngẩng ra và hướng lên trần nhà. Bạn sẽ giữ tư thế này trong khoảng 15s rồi hạ cánh tay và đầu về vị trí ban đầu. Động tác cần thực hiện từ 2 – 3 lần. Lưu ý là trong quá trình thực hiện bạn cần phải luôn giữ cho lưng sao cho thật thẳng.
Những lưu ý cần biết khi luyện tập thoát vị đĩa đệm
Để quá trình tập luyện đạt hiệu quả, tránh được những sự cố có thể xảy ra, bạn cần phải đặc biệt lưu ý một số điều sau:
– Để tránh căn bệnh thoát vị đĩa đệm thêm trầm trọng, bạn nên tránh các bài tập như: Xoay vặn, uốn cong người, đứng cúi chạm đầu ngón chân,…
– Tùy theo tình trạng bệnh mà bạn nên chọn bài tập sao cho phù hợp. Để biết chính xác mình có phù hợp hay không bạn hãy nên hỏi ý kiến của bác sĩ.
– Trước khi luyện tập bạn nên lòng nóng cơ thể một cách nhẹ nhàng, giúp các khớp và các cơ được giãn. Như thế khi tập luyện sẽ tránh được chấn thương.
– Nhớ là phải luyện tập từ từ, không quá sức
– Khi tập cần kết hợp với nhịp thở, hít thật sâu, như thế sẽ giúp tăng oxy vào máu và cơ thể.
– Khi có thể có những bất thường cần phải ngừng tập luyện ngay.
Đai lưng Nhật Bản Haruco – Sản phẩm hỗ trợ điều trị thoát vị đĩa đệm hiệu quả
Cùng với áp dụng các bài tập chữa thoát vị đĩa đệm, sử dụng thêm đai lưng cột sống cũng mang tới hiệu quả rất tốt. Đai lưng đang là giải pháp được các chuyên gia, bác sĩ khuyên dùng.
Sử dụng đai lưng Haruco mang tới rất nhiều chức năng tốt, cụ thể như:
– Đai lưng giúp định hình cột sống, lấy lại đường cong chữ S ban đầu
– Sản phẩm giúp thúc đẩy và điều hòa không khí trong cơ thể
– Đai lưng Haruco làm nóng bằng đá núi lửa nên làm nóng tự nhiên và rất an toàn.
– Sản phẩm có thể thích hợp sử dụng cho mọi đối tượng
– Đai lưng cột sống hấp thụ ion từ đá Jamaca đến các vùng tổn thương nên giúp chữa trị vùng cơ đau một cách hiệu quả.
– Đai lưng có 04 thanh chống inox, có tác dụng là định hình cột sống. Giúp bệnh nhân lấy lại đường cong sinh lý tự nhiên.
– Mặt trước của đai của miếng đá nóng, rất tốt đối với những ai muốn giảm mỡ bụng.
Thông tin liên hệ đặt hàng
– Địa chỉ: Đại Áng, Thanh Trì, TP. Hà Nội
– Điện thoại: 0358 427 596
– Email: Hotro.haruco@gmail.com
– Website: http://haruco.vn
Nội dung bài chia sẻ các bài tập chữa thoát vị đĩa đệm trên đây hy vọng hữu ích đến bạn. Bạn đọc hãy áp dụng có hiệu quả các bài tập này nhé, đừng quên sử dụng thêm đai lưng để bảo vệ cột sống đúng cách. Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết. Chúc bạn luôn mạnh khỏe và hạnh phúc.