Đau xương khớp ở tuổi dậy thì có nguy hiểm không?
Bệnh đau xương khớp ở tuổi dậy thì có nguy hiểm không? Cần được chăm sóc để cải thiện tình trạng này thế nào. Nội dung bài viết dưới đây Haruco.vn sẽ giúp bạn hiểu rõ về nội dung này. Bạn đọc hãy cùng theo dõi nhé.
Đau xương khớp ở tuổi dậy thì có nguy hiểm không?
Khi bước vào tuổi dậy thì cơ thể của các em sẽ phát triển đặc tính sinh dục. Độ tuổi xuất hiện tình trạng này thường từ 8 – 13 tuổi, còn đối với bé trai là từ 9 – 14 tuổi. Ở độ tuổi này, thể chất của các em sẽ tăng trưởng và phát triển rất nhanh, bố mẹ có thể dễ dàng quan sát bằng mắt thường. Khi trẻ cao lớn nhưng sự phát triển của cơ bắp không theo kịp sẽ gây nên tình trạng đau khớp. Tình trạng này gặp ở hầu hết các em nhỏ, về cơ bản tính chất cũng không quá nghiêm trọng.
Bên cạnh vấn đề phát triển về mặt sinh lý, trẻ nhỏ cũng có nguy cơ mắc các bệnh lý xương khớp khi bước vào tuổi dậy thì. Cụ thể như:
Thể đa khớp
Bệnh lý này thường xuất hiện với các bé dưới 16 tuổi. Những khớp bị hỏng, tổn thương có thể sẽ phải tháo khớp nếu nghiêm trọng. Ngoài ra trẻ nhỏ còn có nguy cơ mắc các bệnh như viêm cơ tim, tràn dịch màng phổi,…
Thể viêm khớp vảy nến
Những ổ viêm sẽ gặp ở những khớp nhỏ ở bàn tay, bàn chân hoặc đầu gối, cột sống,…. Trong một số trường hợp những khớp bị viêm có thể phá hủy và gây tàn phế ở trẻ nhỏ. Ngoài tổn thương bên trong, các em nhỏ còn phải chịu những tổn thương ở ngoài da, móng, bệnh viêm mắt,…
Thể hệ thống
Đây là dạng viêm khớp ở dạng nhẹ, những tổn thương nội tạng thường nặng nề như nhiễm trùng huyết, viêm đa cơ,….
Thể viêm cột sống dính khớp
Bệnh thường gặp ở bệnh nhi, sau 6 tuổi hoặc ở độ tuổi thiếu niên. Triệu chứng thường xuất hiện là bị cứng khớp, cần phải can thiệp kịp thời để điều trị.
Ngoài những nguyên nhân trên, bệnh đau xương khớp ở tuổi dậy thì còn xuất hiện do một số nguyên nhân khác:
– Gãy xương
– Còi xương
– Cong vẹo cột sống do sai tư thế
Dấu hiệu đau xương khớp ở tuổi dậy thì
Dưới đây sẽ là những dấu hiệu đau xương khớp ở tuổi dậy thì thường gặp phổ biến ở các em nhỏ.
2.1. Chân
Bệnh đau xương khớp ở tuổi dậy thì thường ảnh hưởng đến cẳng chân, bắp chân, mặt sau của đầu gối, phía trước đùi. Những cơn đau xuất hiện có thể là âm ỉ, đau nhói nhưng cũng không quá tầm kiểm soát.
2.2. Đầu gối
Các em nhỏ sẽ thấy đau ở phía sau đầu gối. Con đau mỏi gối hiếm khi ảnh hưởng đến khớp và không gây biến dạng khớp. Nếu quan sát gối thấy có xu hướng đau, đỏ, sưng hoặc nóng rát, có thể là dấu hiệu viêm khớp dạng thấp thiếu niên.
2.3. Cánh tay
Những cơn đau ở cánh tay thường sẽ không phổ biến nhưng ở một số em nhỏ cũng gặp phải. Tuy nhiên không phải không gặp.
2.4. Lưng
Đau lưng là tình trạng tương đối phổ biến ở trẻ dậy thì và cả người trưởng thành. Thường gặp hơn sẽ ở các em nhỏ năng động. Đau lưng thường không phải là vấn đề nghiêm trọng. Trong trường hợp những cơn đau mỏi lưng kéo dài bố mẹ nên đưa các em đến các cơ sở y tế để thăm khám và điều trị.
Cách điều trị đau mỏi xương khớp ở tuổi dậy thì
Thường tình trạng đau mỏi xương khớp ở tuổi dậy thì không quá nghiêm trọng và không phải điều trị. Bố mẹ có thể giúp các em xoa bóp, kéo dài chân và hướng dẫn các em luyện tập thể dục thể thao để cải thiện triệu chứng. Tuy nhiên trong những trường hợp bị viêm nhất định, bố mẹ cần thăm khám và điều trị kịp thời.
3.1. Sử dụng thuốc điều trị
Trong trường hợp đau nghiêm trọng hoặc viêm khớp, bác sĩ có thể kê một số loại thuốc giảm đau, cải thiện chức năng và ngăn ngừa tổn thương khớp như:
– Thuốc chống viêm không chứa Steroid (NSAID): Đó có thể là thuốc ibuprofen hoặc naproxen natri. Tác dụng là giúp có thể ngăn ngừa sưng, viêm và cải thiện các cơn đau. Khi sử dụng sẽ có một số tác phụ bao gồm gây đau dạ dày và dẫn đến một số vấn đề về gan.
– Thuốc chống thấp khớp tác dụng chậm (DMARDs): Bác sĩ sẽ chỉ định để điều trị các bệnh viêm khớp dạng thấp, ngăn ngừa biến chứng trong tương lai. Tuy nhiên loại thuốc này có gây tác dụng phụ nữ gây buồn nôn và các vấn đề về gan.
– Với những trường hợp cơn đau nhức trở nên nghiêm trọng sẽ được chỉ định thuốc Corticosteroid. Đây là là thuốc điều trị viêm khớp tác dụng mạnh, thuốc có thể được sử dụng thông qua đường uống hoặc tiêm tĩnh mạch. Thuốc có tác dụng phụ nên các gia đình cần phải hết sức lưu ý, sử dụng thuốc theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên môn và không tự ý thay đổi liều lượng.
Xem thêm: Bài tập Yoga chữa đau khớp gối tại nhà dễ thực hiện, công dụng tốt
3.2. Xây dựng cho trẻ chế độ sống lành mạnh
Trong trường hợp đau mỏi xương khớp ở tuổi dậy ở mức độ nhẹ, không tiến triển kéo dài bố mẹ có thể áp dụng một số cách giảm đau sau:
– Nghỉ ngơi: Trẻ cần dành thời gian nghỉ ngơi và hạn chế vận động mạnh khi bị đau như chạy, leo trèo, đi bộ quãng đường dài,…
– Thực hiện chườm giảm đau: Để giảm các cơn đau, bố mẹ có thể áp dụng cách chườm nóng và chườm lạnh.
– Duy trì chế độ vận động: Cha mẹ nên khuyến khích các em nhỏ vận động tối thiểu là 30 phút/ngày.
– Phơi nắng: Để tăng cường khả năng hấp thụ vitamin D, bố mẹ nên cho các em phơi nắng vào lúc sáng sớm. Thời gian tốt nhất là khoảng 8 giờ, phơi nắng khoảng 1 tiếng để hấp thụ vitamin D.
– Tránh cho trẻ mang giày cao: Cha mẹ nên chọn cho các em những đôi giày đế êm, vừa chân, không độn chiều cao.
Lưu ý
Trường hợp những cơn đau xuất hiện dữ dội trong nhiều tuần. Bố mẹ nên đưa các em đi thăm khám để bác sĩ chỉ định cách điều trị và chọn loại thuốc sao cho phù hợp nhất. Tuyệt đối không được tự mua thuốc bởi có thể sẽ gây nên những tác dụng phụ không mong muốn.
Đối với những em nhỏ được chẩn đoán là mắc các bệnh lý, phụ huynh nên tham khảo ý kiến của bác sĩ, tuân thủ phác đồ điều trị. Không nên tự ý bổ sung thuốc hay ngừng thuốc trước thời gian sử dụng. Ngoài ra, trẻ sẽ được hướng dẫn chế độ ăn uống và các bài tập trị liệu giúp phục hồi chức năng vận động.
Chế độ dinh dưỡng hợp lý cho trẻ ở tuổi dậy thì giúp cao, khỏe mạnh
Dậy thì là giai đoạn phát triển nhanh và mạnh về thể lực. Sự thay đổi của hệ thần kinh, nội tiết tố. Vậy xây dựng chế độ dinh dưỡng cho trẻ ở giai đoạn này vô cùng quan trọng. Trong khẩu phần ăn hằng ngày, bố mẹ hãy cung cấp cho các em các nhóm thực phẩm sau:
4.1. Chất đạm
Tuổi dậy thì các em phải phát triển cơ bắp nên rất cần chất đạm. Chất đạm cần phải chiếm từ 14 – 15% tổng số năng lượng trong khẩu phần ăn. Đạm có nhiều trong các loại thịt như thịt bò, thịt heo, thịt gà, trứng, cá và các loại phô mai. Trong các nhóm đạm thì đạm thực vật được đánh giá là tốt nhất vì có chứa sắt, có vai trò trong quá trình tái tạo máu. Do đó, bố mẹ hãy khuyến khích các em ăn nhiều đạm động vật để xây dựng cấu trúc tế bào, hoàn thiện hơn về giới tính.
4.2. Chất béo
Chất béo cũng là nhóm dưỡng chất rất cần thiết cho trẻ nhỏ. Dầu mỡ sẽ giúp các em ăn ngon miệng đồng thời còn dễ dàng hấp thu các vitamin A, D, E, K. Giai đoạn này các em sẽ cần cả chất béo không no trong dầu ăn và cả mỡ động vật. Liều lượng thích hợp là từ 40 – 50gr mỗi ngày
4.3. Chất bột
Chất bột có nhiều trong khoai, củ, gạo,… Bố mẹ nên chọn những loại tinh bột thô để cung cấp chất xơ tốt cho đường tiêu hóa và chống béo phì.
4.4. Canxi
Canxi rất cần thiết cho lứa tuổi dậy thì, nếu được cung cấp đủ sẽ giúp xương chắc khỏe và độ đậm xương đạt mức tối đa giúp trẻ phát triển tốt về chiều cao và phòng được bệnh loãng xương mai sau. Mỗi ngày trẻ cần 1.000 – 1.200mg canxi. Canxi có nhiều trong sữa, cả sữa bò và sữa đậu nành, các loại thủy sản, xương cá (nên kho nhừ cá để có thể ăn cả xương). Nên uống 400 – 500ml sữa/ ngày.
4.5. Vitamin
Đây là những vi chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể. Thiếu Vitamin A có thể gây bệnh ở mắt, nhiễm khuẩn đường hô hấp và đường tiêu hóa. Làm chậm phát triển chiều cao ở các bé.
Trường hợp thiếu vitamin C, quá trình tổng hợp collagen gặp trở ngại. Sẽ làm giảm quá trình hình thành tế bào ở các thành mạch, mô liên kết, xương, răng, giảm sức đề kháng.
4.6. Không bỏ bữa sáng
Một lưu ý khá quan trọng mà bố mẹ nên chú ý để giúp con phát triển tốt là bữa ăn sáng. Bữa sáng là một bữa ăn quan trọng nhất trong ngày. Bữa sáng giúp con bạn tập trung trí tuệ và ghi nhớ ở trường. Cùng với đó là cấp năng lượng cho con bạn học tập tốt và vui chơi hết mình. Ngoài ra, ăn sáng thường xuyên còn giúp trẻ tăng cân đều đặn và khỏe mạnh hơn những trẻ bỏ bữa sáng.
4.7. Uống đủ nước
Nước là thành phần không thể thiếu trong bữa ăn hàng ngày của tuổi dậy thì. Uống nước là cách tốt nhất giúp trẻ xua tan cảm giác mệt mỏi và khát. Mỗi ngày bố mẹ cho các em uống khoảng 1,5 – 2 lít nước/ ngày. Và hướng dẫn trẻ kiến thức vệ sinh an toàn thực phẩm để các em chọn được những thực phẩm an toàn. Khuyên các em không nên ăn thức ăn đường phố.
Bên cạnh thành phần dinh dưỡng, vận động tập thể dục thể thao là rất quan trọng ở lứa tuổi này. Bởi đây là giai đoạn cuối cùng để trẻ tăng tốc chiều cao. Sau giai đoạn dậy thì trẻ sẽ cao rất chậm. Bố mẹ hãy khuyến khích các em chơi các môn thể thao như bơi, chạy, đạp xe, đánh cầu lông…
Bài viết đau xương khớp ở tuổi dậy thì có nguy hiểm không hy vọng là thông tin hữu ích tới bạn. Để biết rõ nguyên nhân gây đau xương khớp là gì, bố mẹ hãy cho các em đi khám kịp thời nhé. Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết của Haruco.vn. Mời bạn thường xuyên truy cập vào website để biết thêm nhiều nội dung hấp dẫn khác.