Đau mỏi gối tê tay là bệnh gì? Điều trị và phòng tránh thế nào?
Đau mỏi gối tê tay là bệnh mà khá nhiều người gặp phải và có xu hướng ngày càng gia tăng. Nguyên nhân gây bệnh có thể là do nguyên nhân cơ học, tác động từ bên ngoài hoặc do các bệnh lý bên trong. Để hiểu rõ cụ thể đau mỏi gối tê tay là bệnh gì, cách điều trị và phòng tránh ra sao bạn hãy theo dõi nội dung bài chia sẻ dưới đây của Haruco.vn.
Đau mỏi gối tê tay là bệnh gì?
Đau mỏi gối thường hay đi kèm với triệu chứng tê tay, nhất là mỗi khi thời tiết thay đổi. Bệnh làm ảnh hưởng tới rất nhiều phiền toái, ảnh hưởng tới sinh hoạt và vận động của bệnh nhân.
Bệnh đau mỏi gối tê tay thường gặp nhiều ở những ai ở độ tuổi trung niên và có xu hướng ngày càng trẻ hóa. Tình trạng bệnh xuất hiện là bệnh lý nguy hiểm như:
1.1. Viêm khớp dạng thấp
Bệnh viêm khớp dạng thấp hưởng tới hầu hết bộ phận khớp bên trong cơ thể. Đặc biệt là ở vùng khớp gối nên dẫn đến tình trạng đầu gối bị nhức mỏi.
Viêm khớp dạng thấp thường có biểu hiện đau nhức, cơ cứng các khớp xương vào buổi sáng sau khi thức dậy hoặc người bệnh ngồi bất động trong thời gian dài.
Những ai có triệu chứng bệnh nặng còn có thể gặp các triệu chứng: Đau khuỷu tay, đầu gối, khớp bị viêm sưng tấy, nóng đỏ…
1.2. Viêm bao hoạt dịch khớp gối
Bao hoạt dịch thực hiện chức năng làm giảm ma sát giữa các khớp, giúp khớp di chuyển dễ dàng, linh hoạt. Nguyên nhân do khớp phải hoạt động liên tục, dễ gặp phải chấn thương nên làm hạn chế khả năng hoạt động của khớp. Một số triệu chứng của viêm bao hoạt dịch khớp gối như: Chứng đau nhức, sưng đỏ, kèm theo hiện tượng sốt.
1.3. Thoái hóa khớp gối
Thoái hóa khớp gối khiến cho các khớp gối bị bào mòn khiến cho các đầu xương ma sát. Ban đầu bệnh nhân chỉ có cảm giác đau nhẹ, âm ỉ dưới gối. Nếu bệnh không được điều trị kịp thời có thể chuyển nặng gây khó khăn trong vận động, thậm chí là mất khả năng lao động.
Nguyên nguyên gây nên tình trạng tê tay
Theo các chuyên gia y tế nguyên nhân gây ra hiện tượng tê tay là biến chứng của việc thiếu hụt: Canxi, tiểu đường, vitamin B1, B6, B12, hội chứng ống cổ tay,…
Bệnh đau mỏi gối tê tay xuất hiện ở hai vị trí khác nhau nên gây ra cảm giác khó chịu, hạn chế khả năng vận động. Vì thế ảnh hưởng rất nhiều đến chất lượng cuộc sống của bệnh nhân. Thay vì âm thầm chịu đựng, mọi người hãy đến với cơ sở y tế chuyên khoa để điều trị và thăm khám. Có như vậy mới có thể tránh được những biến chứng xảy ra.
Dấu hiệu của bệnh mỏi gối tê tay
Dưới đây sẽ là những dấu hiệu phổ biến gây nên cảm giác đau mỏi gối và tê tay thường gặp nhất:
3.1. Bệnh nhức gối
Đau gối là cảm giác khá khó chịu, nhức nhối ở vùng đầu gối. Trường hợp bị thoái hóa, cơn đau sẽ diễn ra liên tục và âm ỉ. Với những ai bị chấn thương, bị nhiễm khuẩn gối những cơn đau sẽ kéo đến theo từng cơn. Đôi khi triệu chứng có thể đến dữ dội khi thời tiết thay đổi hoặc do người bệnh đứng hay ngồi quá lâu.
3.2. Tê tay
Tê tay là cảm giác rối loạn cẳng tay, cẳng tay, ngón tay. Người bệnh sẽ cảm thấy như đang có hàng trăm con kiến đốt trên tay. Hiện tượng này liên quan đến dây thần kinh và mạch máu vùng cánh tay. Khi mạch máu hoặc thần kinh bị chèn ép do bệnh lý hội chứng ống cổ tay, hội chứng cổ vai gáy… sẽ gây rối loạn cảm giác tay.
Cách điều trị đau mỏi gối tê tay hiệu quả
Để khắc phục tình trạng đau nhức mỏi gối tê tay dưới đây bạn hãy áp dụng theo những cách sau đây:
4.1. Sử dụng thuốc giảm đau
Thuốc tây được coi là giải pháp điều trị đau mỏi tê tay hiệu quả. Ưu điểm của hình thức này là giúp giảm nhanh các cơn đau nhức, đem tới cho bệnh nhân có được cảm giác thoải mái và dễ chịu.
Bạn có thể sử dụng một số loại thuốc giảm đau phổ biến như:
– Sử dụng thuốc giảm đau Paracetamol
– Thuốc chống viêm không Steroid: Ibuprofen, Diclofenac, Aspirin…
– Thuốc giãn cơ vân: Myonal, Mydocalm sử dụng trong trường hợp thoái hóa khớp, thoát vị đĩa đệm, gai cột sống…
– Sử dụng Corticoid tiêm tại khớp
– Có thể sử dụng miếng dán salonpas để giảm đau
Lưu ý: Khi sử dụng thuốc cần phải có sự chỉ định của bác sĩ, nếu sử dụng bừa bãi sẽ gây nên nhiều tác dụng phụ. Một số bệnh nguy hiểm có thể xảy ra như: Viêm loét dạ dày, suy gan miễn dịch, rối loạn tâm thần,… Do đó, khi có ý định sử dụng thuốc để giảm đau mọi người cần tuân thủ theo đúng chỉ định của bác sĩ.
4.2. Điều trị ngoại khoa
Điều trị ngoại khoa sẽ được chỉ định cho những trường hợp bị chấn thương nặng hoặc sử dụng thuốc thời gian dài không có hiệu quả.
Điều trị ngoại khoa sẽ giúp giải quyết dứt điểm tình trạng gây bệnh. Tuy nhiên ở một số trường hợp cũng gây nên những biến chứng nguy hiểm. Bên cạnh đó chi phí điều trị cũng khá cao, người bệnh khi áp dụng phương pháp này cần phải cân nhắc kỹ lưỡng trước khi lựa chọn.
Xem thêm: Thói quen xấu gây đau mỏi gối âm thầm chớ coi thường
4.3. Điều trị theo bài thuốc dân gian
Các bài thuốc dân gian cũng có tác dụng rất tốt trong việc điều trị bệnh đau mỏi gối tê tay. Dưới đây sẽ là một số bài thuốc cho công dụng tốt, bạn hãy áp dụng nhé.
4.3.1. Lá Lốt
Lá lốt trong Đông y là bài thuốc có tác dụng điều trị các bệnh xương khớp khá hiệu quả. Trong y học hiện đại, lá lốt có tính kháng khuẩn nên có khả năng chống viêm, giảm đau nhức nên sử dụng phù hợp với người bị đau mỏi gối tê tay. Cách chữa bệnh bằng bài thuốc này rất đơn giản:
Bài thuốc 1: Bạn sẽ hái 10 lá lốt tươi, rửa sạch, cho vào ấm đun sôi với nước. Sau đó sẽ lấy nước đó uống trong ngày. Uống liên tục trong 1 tuần sẽ thấy hiệu quả.
Bài thuốc 2: Bạn sử dụng 1 nắm lá lốt, rửa sạch, giã nhỏ với một ít muối tinh rồi cho vào đun sôi. Sau đó, cho hỗn hợp vào miếng vải nhỏ, chườm lên vùng đau nhức khi còn nóng. Nên thực hiện 2-3 lần/ngày để đạt hiệu quả tốt nhất.
4.3.2. Xây đau xương
Bên trong dây đau xương có các thành phần là Alkaloid, Glycosid phenolic và Dinorditerpen Glucosid tác dụng chống viêm, giảm đau, tiêu sưng, chữa tê nhức tốt.
Để thực hiện bài thuốc này rất đơn giản, cách thực hiện đơn giản như sau:
– Bạn sẽ Thái nhỏ dây đau xương, sao vàng, sau đó đem ngâm rượu với tỷ lệ 1:5.
– Bạn sẽ dùng rượu này, ngày uống 3 lần, mỗi lần 1 chén. Phụ nữ không uống được rượu có thể sắc với nước uống. Thực hiện liên tục trong 15 – 20 ngày để đạt hiệu quả.
4.4. Điều trị bằng nhiệt
Dựa vào căn cứ bệnh mà mọi người có thể lựa chọn điều trị chườm nóng hay chườm lạnh sao cho phù hợp. Cách làm này đem lại hiệu quả khá tốt mà lại dễ thực hiện.
Đối với phương pháp chườm lạnh
Sẽ được áp dụng trong các trường hợp đau lưng, mỏi gối, tê tay kèm theo tình trạng sưng viêm khớp.
Tác dụng của tình trạng này là giúp hạn chế bơm máu đến các vùng tổn thương. Từ đó có công dụng là giúp giảm đau, sưng viêm. Cách thực hiện rất đơn giản, bạn cho vài ba viên đá lạnh và túi chườm, đắp lên vùng cần điều trị khoảng 10 – 15 phút.
Đối với phương pháp chườm nóng
Phương pháp chườm này sẽ áp dụng cho các trường hợp như đau cứng khớp, có thắt cơ khó vận động. Tác dụng của phương pháp chườm nóng là giúp giãn gân cơ, giải phóng sự chèn ép và tăng cường sự tuần hoàn máu.
Cách thực hiện rất đơn giản, bạn sẽ chuẩn bị một túi chườm ấm khoảng 60 – 70 độ. Sau đó chườm đắp trực tiếp lên vùng cần điều trị khoảng 15 – 20 phút. Tuyệt đối là không sử dụng nhiệt độ quá nóng bởi dễ gây bỏng rát, kích ứng da.
4.5. Massage cơ thể
Massage là cách giúp giảm các cơn đau nhức vùng cơ khá hiệu quả. Khi có lực tác động vào bàn và ngón tay sẽ giúp gân cơ và giải phóng ứ trệ, chèn ép. Bên cạnh đó còn giúp giảm căng thẳng, giúp quá trình tuần hoàn máu diễn ra nhanh hơn.
Cách massage cơ thể rất đơn giản
– Bạn sẽ chà xát 2 lòng bàn tay vào với nhau sao cho nóng lên. Tiếp đến sẽ massage nhẹ nhàng lên các vùng bị ảnh hưởng. Nhớ là phải kết hợp với các động tác lăn, miết, day ấn để tăng hiệu quả điều trị. Thời gian lý tưởng là massage khoảng 15 – 20 phút trước khi ngủ.
Bị đau mỏi gối bạn có thể tự massage, nếu ở tay thì bạn có thể nhờ người thân massage giúp. Trường hợp bạn có điều kiện và thời gian cũng có thể đến các trung tâm trị liệu để điều trị.
4.6. Các bài tập tác động thấp
Một số bài tập dưới đây sẽ có tác dụng tăng cường khả năng tuần hoàn máu, cải thiện chức năng vận động như là:
– Xoay cổ tay, khuỷu tay và xoay vai
– Động tác cúi gập người
– Động tác xoay đầu gối
– Động tác nghiêng đầu xoay sang hai bên
Mỗi bài tập bạn sẽ thực hiện khoảng từ 10 – 15 phút để có được kết quả tốt nhất.
Cách phòng tránh đau mỏi gối tê tay hiệu quả
Để phòng tránh bệnh đau mỏi gối tê tai bạn hãy thực hiện tốt các việc làm sau:
– Tránh làm việc quá sức, mang vác nặng. Mỗi ngày chỉ nên làm việc từ 7 – 9 giờ
– Hạn chế uống rượu bia, thuốc lá
– Cân bằng chế độ dinh dưỡng, đảm bảo đầy đủ vitamin, dưỡng chất cho cơ thể từ thực phẩm lành mạnh
– Mỗi ngày bạn hãy uống từ 2 – 2.5 lít nước mỗi ngày
– Sinh hoạt điều độ, ngủ đúng giờ, hạn chế thức khuya. Mỗi ngày đảm bảo ngủ đủ 6 tiếng.
– Cố gắng kiểm soát căng thẳng
– Tránh duy trì tư thế tĩnh quá lâu, thi thoảng nên đứng dậy đi lại và vận động
– Mỗi ngày nên dành ít nhất khoảng 20 phút để hoạt động thể chất. Lựa chọn bài tập phù hợp, tránh làm việc quá sức.
Hy vọng bài viết giới thiệu đau mỏi gối tê tay là bệnh gì đã giúp bạn đọc giải đáp được thông tin quan trọng. Mỗi ngày Haruco.vn vẫn thường xuyên cập nhật thêm nhiều thông tin hay và chọn lọc khác. Bạn đọc hãy truy cập để theo dõi nhé. Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết.