Cách phòng ngừa đau mỏi gối khi chạy bộ không phải ai cũng biết

Tâm Đặng 25/10/2022

Chạy bộ luôn là bộ môn thể thao được nhiều người yêu thích, giúp nâng cao sức khỏe. Tuy nhiên, rất nhiều người chạy bộ không đúng kỹ thuật nên dẫn tới đau mỏi gối khi chạy. Ngoài ra, đau đầu gối khi chạy bộ cũng là dấu hiệu tình trạng sức khỏe của bạn đang gặp vấn đề. Vậy cách phòng ngừa đau mỏi gối khi chạy bộ là gì? Bài viết dưới đây Haruco.vn sẽ chia sẻ cụ thể đến bạn.

Tìm hiểu bệnh đau mỏi gối khi chạy bộ

Những cơn đau mỏi gối xuất hiện khi phải chịu áp lực lớn từ cơ thể, do phải chịu tần suất hoạt động lớn. Đặc biệt là khi chạy bộ mọi người phải gập đầu gối và duỗi ra liên tục nên dẫn tới đầu gối làm việc quá sức, chịu áp lực lớn.

Dưới đây sẽ là một số biểu hiện đau mỏi gối mà mọi người hay gặp phải

– Ban đầu những cơn đau nhức chỉ âm ỉ quanh đầu gối. Những cơn đau thường xuất hiện vài phút rồi biến mất.

– Lâu dần những cơn đau xuất hiện đột ngột trong lúc chạy, khiến bạn phải dừng chạy, thậm chí phải ngồi xuống.

– Mỗi khi thay đổi tốc độ đi bộ, lên xuống cầu thang những cơn đau này sẽ tăng lên.

– Khu vực quanh đầu gối sưng đỏ, một số trường hợp có thể thấy đau khi dùng tay ấn mạnh vào.

– Ở một số người còn phát ra tiếng rắc rắc phát ra từ khớp gối khi chạy hoặc có cảm giác ma sát nơi đầu gối.

Cách phòng ngừa đau mỏi gối khi chạy bộ không phải ai cũng biết
Đau mỏi gối khi chạy bô là dấu hiệu bệnh khá nhiều người gặp phải

Những nguyên nhân gây đau mỏi đầu gối khi chạy bộ

Có rất nhiều nguyên nhân gây đau mỏi gối khi chạy bộ nhưng dưới đây sẽ là nguyên nhân thường gặp nhất.

2.1. Thoái hóa khớp gối

Thoái hóa khớp gối là tình trạng tổn thương sụn khớp gối đi kèm với các phản ứng viêm, giảm thiểu lượng dịch khớp. Nguyên nhân là do quá trình tái tạo sụn khớp không dịch để bù vào lớp sụn đã mất. Khi bị thoái hóa khớp gối, người bệnh sẽ cảm thấy đau nhức mặt trước hoặc trong khớp gối. Người bệnh thoái hóa khớp gối khi chạy bộ với cường độ cao có thể dẫn tới tình trạng thoái hóa khớp nhanh, khiến các cơn đau trở nên nặng hơn.

2.2. Viêm bao hoạt dịch khớp gối

Viêm bao hoạt dịch khớp gối xuất hiện khi có tình trạng viêm, sưng, đỏ ở đầu gối. Phần bao hoạt dịch có vai trò như một lớp đệm giữa xương, các bộ phận xung quanh để quá trình hoạt động dễ dàng hơn.

Khi bao hoạt dịch khớp gối bị thương người bệnh sẽ cảm thấy đau nhức, thậm chí khó khăn khi di chuyển.

2.3. Viêm gân gối

Viêm gân gối còn có tên gọi khác là viêm gân bánh chè. Dấu hiệu của bệnh này là đau nhức ở vị trí trước gối nơi gân bị viêm. Những cơn đau có thể âm ỉ và tăng dần, xuất hiện theo chu kỳ.

2.4. Rách sụn chêm

Rách sụn chêm xuất hiện khi hai miếng sụn nằm giữa xương chày phía dưới và xương cẳng chân. Vai trò là giúp giảm bớt áp lực của trọng lượng cơ thể. Khi gối bị tác động một lực mạnh như thế ngã, tai nạn,… Sẽ là nguyên nhân dẫn tới rách sụn chêm, gây sưng đau và cứng khớp gối. Từ đó khiến cho việc có giãn đầu gối và đi lại trở nên khó khăn hơn.

2.5. Chấn thương đầu gối

Chấn thương đầu gối cũng là một trong những tổn thương hay gặp ở những ai hay chạy bộ đường dài. Khi bạn chạy, xương bánh chè sẽ thường xuyên chuyển động lên xuống nhưng không chạm vào xương đùi. Khi cơ ở tứ đầu đùi bị suy yếu hoặc chạy sai tư thế, xương bánh chè có thể di động từ trái sang phải, chèn ép lên đầu gối. Từ đó sẽ làm gia tăng sự ma sát, khiến cơ thể bị khó chịu.

Xem thêm: Nguyên nhân gây đau mỏi gối ở trẻ em

2.6. Tổn thương dây chằng

Dây chằng trước và dây chằng chéo là hai bộ phận rất dễ bị tổn thương. Những tổn thương ở dây chằng không chỉ gây đau đầu gối khi chạy bộ mà còn có thể làm giảm khả năng vận động. Gây nên tình trạng bị đau cứng khớp, thoái hóa khớp.

2.7. Thừa cân béo phì

Khi trọng lượng cơ thể quá lớn sẽ gây áp lực cho khớp gối, chèn ép lên các dây thần kinh. Mỗi khi độ mọi người sẽ có cảm giác đau nhức đầu gối.

2.8. Tập luyện quá sức

Tăng đột ngột quãng đường chạy hay số lượng những buổi tập sẽ khiến cho đầu gối bị áp lực. Đây cũng được coi là nguyên nhân gây nên chứng đau mỏi gối mà mọi người nên biết để tránh. Ngoài ra, việc thực hiện các bài tập như căng và giãn cơ, squat, kéo dài đầu gối không đúng cách cũng sẽ kích thích các mô bên trong và xung quanh xương bánh chè. Từ đó dẫn tới tình trạng đau đầu gối.

Cách phòng ngừa đau mỏi gối khi chạy bộ không phải ai cũng biết
Bệnh đau mỏi gối sau khi chạy có thể xuất phát do nhiều nguyên nhân khác nhau

Cách chẩn đoán đau đầu gối thế nào?

Để chẩn đoán chính xác đau đầu gối là bệnh gì? Dưới đây sẽ các biện pháp được bác sĩ áp dụng.

Khám lâm sàng

Khám lâm sàng là bác sĩ sẽ yêu cầu người bệnh chạy một đoạn ngắn hoặc thực hiện một số động tác như: Nâng chân, có duỗi gối,…  Dựa vào biểu hiện của bệnh nhân sẽ xác định mức độ ảnh hưởng của những cơn đau. Từ đó sẽ đưa ra những chẩn đoán sơ bộ ban đầu.

Kiểm tra hình ảnh

Sau khi tiến hành khám lâm sàng, bác sĩ sẽ yêu cầu thực hiện một số kiểm tra như: X-quang, CT Scan, MRIT. Thông qua kết quả kiểm tra này, bác sĩ sẽ xác định được nguyên nhân gây đau khớp gối khi chạy bộ. Ở một số trường hợp để xác định rõ hơn, bác sĩ sẽ tiến hành nội soi khớp để xác định chính xác.

Cách phòng tránh bệnh đau mỏi đầu gối khi chạy

Những cơn đau mỏi đầu gối sẽ gây nên cảm giác khó chịu và làm ảnh hưởng tới sức khỏe rất nhiều. Vậy nên việc chủ động phòng ngừa là hết sức cần thiết. Dưới đây sẽ là một số cách phòng tránh đau mỏi gối khi chạy, bạn hãy tham khảo nhé.

4.1. Tăng cường sức khỏe bên trong xương khớp

Tình trạng đau mỏi gối khi chạy bộ xuất phát do nhiều nguyên nhân khác nhau. Trong đó những bệnh lý về xương khớp như thoái hóa khớp gối, viêm bao hoạt dịch, viêm gân gối,… là phổ biến. Chính vì vậy để phòng ngừa đau khớp gối khi chạy bộ bạn cần phải chủ động bổ sung nhiều dưỡng chất để bảo vệ và tái tạo sụn khớp.

4.2. Điều chỉnh cân nặng phù hợp

Thể trạng cơ thể quá lớn sẽ gây nên những áp lực cho khớp gối. Bởi vậy nếu bạn đang thừa cân thì phải xây dựng chế độ cân nặng hợp lý. Xây dựng cho bản thân chế độ ăn uống khoa học, tập luyện thể dục thể thao thường xuyên.

4.3. Chạy bộ đúng tư thế

Chạy bộ với tư thế không tốt, sai kỹ thuật cũng là nguyên nhân dẫn tới đau mỏi gối khi chạy. Nếu bạn chưa quen với việc chạy hãy kiểm tra tư thế của mình xem đã đúng chưa. Khi chạy hãy giữ mũi chân thẳng, hai bàn chân song song với nhau, tay vung nhẹ nhàng.

Cách phòng ngừa đau mỏi gối khi chạy bộ không phải ai cũng biết
Để phòng tránh đau mỏi gối sau khi chạy bạn nên luyện tập đúng cách, ăn uống nghỉ ngơi điều độ

4.4. Lựa chọn địa hình đi bộ

Khớp gối phải chịu một áp lực lớn khi chạy, vậy nên bạn hãy chọn địa hình bằng phẳng, ít chướng ngại vật.Trong quá trình tập luyện nếu thấy đầu gối không thoải mái bạn hãy chuyển từ chạy bộ sang đi bộ.

4.5. Nhớ khởi động trước khi chạy

Trước khi khởi động bạn cần phải khởi động cơ thể, chân, khớp gối từ 5 – 10 phút. Việc khởi động này sẽ giúp tăng cường khả năng tuần hoàn máu đến nhóm cơ. Từ đó sẽ giúp cho cơ thể trở nên linh hoạt, làm nóng các cơ thẻ để ngăn ngừa các chấn thương.

4.6. Mang giày chạy phù hợp

Chọn đôi giày chạy vừa vặn với chân, có lớp đệm dày không chỉ bảo vệ các khớp. phạn chế trình trạng đau đầu gối khi chạy bộ, hãy lựa chọn cho đôi chân một đôi giày chuyên dụng và thay đổi dày khi chất lượng không còn đảm bảo, sử dụng sau một thời gian dài.

4.7. Chế độ ăn uống khoa học

Để cho khớp chân luôn khỏe mạnh bạn cần phải xây dựng chế độ dinh dưỡng, ăn uống thật cân bằng. Trong khẩu phần ăn cần phải xây dựng chế độ dinh dưỡng tốt cho khớp như:

Canxi có nhiều trong các sản phẩm từ sữa, rau xanh, nước hầm xương,…

Axit béo omega 3 có trong cá hồi, cá mòi, cá trích, cá thu,… Những thực phẩm này có tác dụng chống viêm tự nhiên và giảm đau kháng viêm hiệu quả.

Vitamin D sẽ có nhiều trong lòng đỏ trứng, cá hồi, vitamin K hay các loại hạt,…

Hợp chất chống oxy hóa có nhiều trong quả mọng như dâu tây, mâm xôi, anh đào, việt quất,…

Bổ sung thêm Chondroitin sulfate và Glucosamine từ thực phẩm chức năng.

Vitamin C và Bioflavonoids trong rau củ quả có màu sắc khá bắt mắt như súp lơ, ớt chuông, cà chua, nho đen,…

4.8. Luyện tập thể thao

Nhiều người nghĩ rằng đau khớp gối thì không nên luyện tập thể dục thể thao. Tuy nhiên những bài tập nhẹ nhàng có khả năng cải thiện tính linh hoạt của sụn khớp. Giúp tránh tình trạng co cứng dây chằng hoặc teo cơ. Không những thế luyện tập thể dục thể thao cũng được coi là cách đẩy lùi các cơn đau.

4.9. Massage

Những động tác massage có tác dụng giúp các vùng cơ ở đầu gối bị đau được giãn cơ, tăng khả năng tuần hoàn máu. Không những vậy còn có tác dụng giảm đau khá hiệu quả.

Cách điều trị đau mỏi gối đối với trường hợp nặng

Khi tình trạng bệnh diễn biến trầm trọng, ảnh hưởng tới chất lượng cuộc sống bệnh nhân cần đến gặp bác sĩ để điều trị.

5.1. Vật lý trị liệu

Một số phương pháp điều trị vật lý trị liệu phổ biến như:

Châm cứu

Đây là phương pháp điều trị quan trọng trong nền y học cổ truyền phương Đông. Tác dụng của phương pháp điều trị này là giúp đả thông kinh mạch, điều hòa năng lượng cơ thể. Không những thế điều trị bằng phương pháp châm cứu còn có tác dụng giảm đau hiệu quả.

Xoa bóp bấm huyệt

Xoa bóp bấm huyệt được thực hiện bằng tay tạo áp lực vật lý lên huyệt đạo, da thịt, gân khớp,… Xoa bóp bấm huyệt sẽ giúp giải tỏa tình trạng co rút cơ, dây chằng. Đồng thời sẽ tăng khả năng tuần hoàn máu tạo điều kiện cho những cơn đau.

Siêu âm trị liệu

Siêu âm trị liệu có tần số từ 1 MHz – 3Mhx, dao động và lan truyền sâu vào trong các mô. Tác dụng là giúp cải thiện chất lượng sụn khớp, thư giãn cơ và làm giảm các cơn đau.

Sóng ngắn trị liệu

Sóng ngắn trị liệu có khả năng kích thích nội nhiệt cơ trong cơ thể, giúp kháng viêm, hạn chế các cơn đau. Những sóng ngắn dùng trong trị liệu thường có bước sóng dao động từ 11 – 22m.

Cách phòng ngừa đau mỏi gối khi chạy bộ không phải ai cũng biết
Khi bệnh đau mỏi chân sau khi chạy bộ trở nên nghiêm trọng bạn hãy đến gặp bác sĩ để điều trị ngay

5.2. Điều trị bằng thuốc

Một số loại thuốc được chỉ định để điều trị đau mỏi gối sau khi chạy bộ như:

  • Thuốc giảm đau Paracetamol
  • Thuốc chống viêm giảm đau không steroid (NSAID)
  • Thuốc giảm đau gây nghiện (Opioids)

Trên đây là toàn bộ nội dung bài cách phòng ngừa đau mỏi gối khi chạy bộ. Với những cách phòng ngừa đau gối sau khi chạy bộ ở trên bạn hoàn toàn có thể đẩy lùi các chấn thương ở đầu gối. Tuy nhiên nếu tình trạng bệnh kéo dài bạn nên đến các cơ sở y tế để thăm khám càng sớm càng tốt. Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết cua Haruco.vn. Kính chúc bạn luôn mạnh khỏe và hạnh phúc.