Bị đau mỏi gối có nên đi bộ, tập thể thao không?
Đi bộ là hình thức vận động khá đơn giản cho hiệu quả tốt cho sức khỏe mọi người. Hiện đang có một số người thắc mắc là đau mỏi gối có nên đi bộ, tập thể thao hay không? Để giúp bạn trả lời Haruco.vn sẽ chia sẻ ở bài viết dưới đây. Bạn đọc hãy cùng theo dõi nhé.
Tìm hiểu về bệnh đau mỏi gối?
1.1. Nguyên nhân gây nên bệnh đau mỏi gối phổ biến
Khớp gối là khớp vận động nhiều và chịu sức nặng của cơ thể nên rất dễ bị tổn thương. Triệu chứng báo hiệu cấu trúc bên trong khớp gối đang gặp vấn đề là xuất hiện những cơn đau nhức mỏi. Bệnh có thể gặp ở mọi lứa tuổi, nhưng chủ yếu là người ở tuổi trung niên và cao tuổi. Có hai nguyên nhân gây đau gối phổ biến hiện nay đó là do chấn thương và bệnh lý về xương khớp.
Đối với những chấn thương do thể thao, tai nạn giao thông, tai nạn lao động có thể dẫn tới: Bong gân, gãy xương, trật khớp, tổn thương dây chằng,… Những tổn thương này sẽ gây cảm giác đau đớn, khiến cho khớp gối bị cứng.
Nguyên nhân tổn thương do bệnh lý khiến khớp gối bị đau mỏi như:
– Thoái hóa khớp gối: Xảy ra khi hệ thống sụn khớp bị bào mòn, gây biến đổi bề mặt khớp.
– Bệnh gout: Hàm lượng axit uric tích tụ quá nhiều trong khớp xương gây nên bệnh gout.
– Hàn chân bẹt: Khiến cho các xương ở cẳng chân xoay khi người bệnh hoạt động chạy nhảy, dẫn tới lệch khớp đầu gối. Nếu tình trạng này kéo dài sẽ gây ra hiện tượng viêm, đau, từ đó thúc đẩy nhanh quá trình thoái hóa khớp gối.
1.2. Triệu chứng của bệnh đau mỏi gối
Bệnh đau mỏi gối có thể xuất hiện ở bất kỳ ai, dưới đây sẽ là một số triệu chứng phổ biến mà người bệnh gặp phải.
– Sau khi ngủ dậy, đầu gối thấy sưng đau, ấn vào thấy nóng.
– Mỗi khi cử động đều có tiếng kêu cục cục
– Tình trạng cứng khớp thường xuất hiện vào sáng sớm. Để giúp làm giảm triệu chứng đau khớp mọi người cần phải xoa bóp khoảng 20 – 30 phút.
– Người bệnh khó vận động khi thay đổi tư thế.
Ngay sau khi thấy bản thân xuất hiện những biểu hiện trên bạn cần phải đi thăm khám điều trị ngay. Không nên chủ quan bởi có thể khiến cho bệnh tình trở nên chuyển nặng, khó chữa trị.
Đau mỏi gối có nên đi bộ, tập thể thao không?
Khớp gối bị tổn thương gây nên tình trạng đau nhức, tổn thương sụn khớp ở vị trí đầu gối. Những người gặp phải tình trạng này thường lo ngại rằng đi bộ, tập thể thao có thể bị ảnh hưởng, khiến bệnh thêm trầm trọng. Thực sự vấn đề có phải vậy không? Haruco.vn sẽ lý giải tới bạn ngay sau đây.
Thực tế thể dục rất tốt cho sức khỏe, giúp cho cơ thể có được sự dẻo dai và linh hoạt. Ngay cả khi bạn gặp các vấn đề về xương khớp cũng nên tập thể thao thường xuyên. Hoạt động thể dục sẽ giúp đẩy lùi tình trạng đau khớp gối, đem tới nhiều lợi ích cho người bệnh.
Một số lợi ích của việc đi bộ, tập thể thao đối với người bị đau mỏi gối phải kể đến như:
– Giúp tăng cường, lưu thông máu đến các sụn khớp
– Giúp tăng cường sự dẻo dai cho xương khớp
– Giúp kiểm soát cân nặng, giảm áp lực của cơ thể lên các khớp gối.
Tuy nhiên để việc tập thể thao đạt hiệu quả tốt, khi luyện tập thể dục thể thao bạn cần phải thực hiện đúng cách. Cường độ tập luyện thể thao cũng phải phù hợp để mang lại hiệu quả tốt cho tình trạng bệnh nhân. Những ai mắc bệnh xương khớp, gặp các vấn đề về sức khỏe thì cần hết sức cẩn thận trong quá trình luyện tập. Nếu tập luyện bừa bãi sẽ gây nên những chấn thương ảnh hưởng tới khớp gối. Tốt nhất bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ để biết rõ nhất bài tập cũng như thời gian luyện tập hợp lý.
Bị đau mỏi gối nên tập gì để tốt cho sức khỏe?
Có nhiều người thắc mắc là ngoài đi bộ bệnh nhân có thể chạy bộ không. Các bác sĩ chỉ ra rằng chạy bộ đòi hỏi rất nhiều sức lực, gây áp lực nhiều cho khớp đầu gối, do đó bạn không nên chạy bộ.
Dưới đây, Haruco.vn sẽ gợi ý một số môn thể thao mà người đau mỏi gối nên lựa chọn.
3.1. Cách đi bộ đúng cách
Khi đi bộ bạn nên chọn loại giày chuyên dụng, kích cỡ phù hợp, thoải mái, đế mềm dẻo. Phần đế giày có thêm nhiều rãnh nhỏ để tăng độ bám, người bị đau khớp nên tránh đi giày cao gót, mũi nhọn. Những ai có lòng bàn chân bẹt nên đi giày có đế chỉnh hình để giúp cho bàn chân luôn đúng vị trí, ngăn chặn các vòm chân bị sụp xuống.
3.2. Tập Yoga
Bệnh nhân bị đau mỏi gối có thể tập Yoga với những bài tập đơn giản, nhẹ nhàng. Bạn có thể tập một số động tác như nhón chân sẽ giúp cải thiện tình trạng xương khớp bị cứng, đẩy lùi quá trình thoái hóa.
Trước khi đi bộ cần phải khởi động, làm nóng các cơ và khớp, tập động tác gập duỗi, căng cơ khoảng 10 phút.
Để không gây áp lực quá nhiều cho khớp gối bạn chỉ nên đi bộ khoảng 6000 bước mỗi ngày. Các bước đi có sải vừa phải, không quá dài, quá nhanh, di chuyển với tốc độ vừa phải. Thời gian đi bộ thích hợp trong ngày đó là khoảng 30 phút.
3.3. Đi xe đạp
Những người bị đau mỏi khớp nên tránh những vận động quá nặng vì có thẻ gây nên chấn động đến khớp chân. Theo các bác sĩ tập xe đạp khá phù hợp với bệnh nhân bị đau mỏi khớp gối. Tập đi xe đạp chủ yếu tập trung vào luyện tập ở các khớp ở dưới chân. Tuy nhiên cường độ luyện tập phải vừa phải, phù hợp với thể trạng sức khỏe. Nếu không có nhiều thời gian và không gian, bạn có thể mua máy tập xe đạp để luyện tập tại nhà.
3.4. Bơi lội
Không giống như những bài tập khác, bơi lội giúp cơ thể của mọi người được vận động một cách toàn diện. Khi bơi, mọi người sẽ không phải lo lắng gặp phải áp lực nào gây ra cho khớp gối. Nhờ đó hỗ trợ hiệu quả tình trạng giảm đau, tăng cường sự dẻo dai vững chắc cho sụn khớp. Giúp đẩy lùi lão hóa có xương khớp.
Các bài tập được khuyến khích ở trên không nên thực hiện với cường độ quá cao. Trước khi bắt đầu bạn nên nhớ là phải khởi động để làm nóng cơ thể và khớp gối trước.
Ngoài ra trong quá trình sinh hoạt, hãy nhớ không mang vác, leo cầu thang quá cao. Điều này sẽ giúp cho khớp gối tránh bị đau tổn thương và đau thêm.
Chế độ dinh dưỡng cho người bị đau mỏi gối
Những người bị đau mỏi gối nên duy trì chế độ thực đơn lành mạnh, khoa học. Bao gồm các loại thực phẩm để tăng cường dinh dưỡng cho cơ và xương. Những thực phẩm mà rất tốt cho xương khớp gồm:
4.1. Thực phẩm giàu Omega 3
Axit béo Omega 3 mang tới rất nhiều lợi ích tốt cho sức khỏe. Giúp hạn chế sản xuất cytokine, enzyme gây phá vỡ sụn giúp kháng viêm, giảm sưng khớp. Nhóm thực phẩm giàu Omega 3 phải kể đến như: Cá hồi, cá thu, cá trích, cá mòi, hàu, trứng cá, hạt chia,… Các chuyên gia đã khuyến cáo rằng, người bị các bệnh về xương khớp nên bổ sung từ 250 – 500mg hàm lượng Omega 3 cho cơ thể.
4.2. Rau xanh
Trong rau xanh chứa rất nhiều chất xơ, vitamin nên tăng cường hệ miễn dịch cho sức khỏe. Ngoài ra còn có tác dụng chống oxy hóa cho cơ thể nên mọi người rất cần bổ sung trong khẩu phần ăn hằng ngày.
Một số loại rau xanh tốt cho sức khỏe phải kể đến như: Rau cải xoăn, rau cần tây, bông cải xanh,… Trong khẩu phần ăn chứa nhiều ranh xanh sẽ giúp ngăn ngừa các bệnh loãng xương hiệu quả.
4.3. Trái cây
Người bị đau xương khớp nên ưu tiên ăn các loại hoa quả có múi như bưởi, quýt, cam,… Đây là những loại quả có hàm lượng vitamin C cao, giúp ngăn ngừa tình trạng mất ngủ của cơ thể.
Ngoài ra, mọi người cũng nên ăn đa dạng nhiều loại trái cây khác như:
– Quả dâu chứa nhiều vitamin K, canxi, kẽm giúp tăng sinh tế bào xương. Giúp chống tình trạng loãng xương và các rối loạn xương.
– Chuối cũng chứa nhiều kali, magie hỗ trợ chuyển hóa vitamin D thành dạng hoạt động. Giúp kích hoạt quá trình hấp thu canxi tại xương. chống oxy hóa.
– Kiwi chứa hàm lượng kali cao, vitamin K giúp cải thiện sức khỏe của xương, giúp xương chắc khỏe.
4.4. Vitamin D
Theo nghiên cứu có hàm lượng canxi cao trong máu thì mức độ tổn thương xương khớp thấp hơn. Bổ sung vitamin D sẽ giúp cơ thể hấp thụ canxi, giảm sự phá vỡ sụn tăng nguy cơ thu hẹp không gian khớp. Đẻ tăng cường vitamin C bạn sẽ đi thể dục buổi sáng, ăn thực phẩm giàu vitamin D như cá hồi, cá mòi, sữa, các chế phẩm từ sữa,….
4.5. Vitamin K
Vitamin K là vitamin tan trong chất béo, tham gia vào quá trình tổng hợp các protein quan trọng của hệ xương. Nên người bị các bệnh về xương khớp rất nên bổ sung và thực đơn dinh dưỡng. Một số thực phẩm chứa nhiều vitamin K phải kể đến như: Rau cải, bắp cải, dầu đậu nành,…
4.6. Vitamin E
Bổ sung vitamin E là rất cần thiết cho sức khỏe, nếu thiếu hụt có thể bị nhiễm trùng, yếu cơ. Vitamin E có nhiều trong thực phẩm có thể bổ sung hằng ngày như: dầu lúa mì, dầu mè, đậu phộng, cá hồi,…
4.7. Beta Caroten
Beta Caroten là tiền chất của vitamin A. Beta Caroten có tác dụng giúp phòng tránh tình trạng thiếu hụt Vitamin A, giảm nguy cơ nhiễm trùng. Beta Caroten có chứa nhiều trong các thực phẩm như khoai lang, ớt chuông, đu đủ, xoài, khoai lang,…
4.8. Curcumin
Curcumin là hoạt chất có ức chế các hóa chất gây viêm nên rất tốt cho người bị viêm xương khớp.
4.9. Bioflavonoid
Bioflavonoid có đặc tính là chống oxy hóa mạnh, cải thiện tình trạng sức khỏe, tăng cường khả năng miễn dịch. Chất Bioflavonoid có nhiều trong ớt xanh, quả anh đào, chanh, chanh vàng,…
4.10. Dầu ô liu nguyên chất
Dầu ô liu nguyên chất có chứa rất nhiều axit béo, omega 3, axit olecic, oleocantal,… Tác dụng kháng viêm, giảm triệu chứng đau mỏi xương khớp, giúp duy trì mật độ xương. Đồng thời còn có khả năng thúc đẩy các vi chất có trong dầu như Vitamin A, vitamin D.
4.11. Gừng
Gừng có khả năng giảm đau rất tốt nên mọi người nên thường xuyên sử dụng. Để dùng gừng bạn có thể dùng gừng tươi hoặc giã nhuyễn cùng mật ong hoặc muối. Bạn đắp lên chỗ sưng đau nhiều lần, làm như thế sẽ giúp cơ bắp thoải mái.
4.12. Trà xanh
Trà xanh chứa một loại chất polyphenol có hoạt tính sinh lý và chống oxy hóa rất mạnh. Giúp àm chậm quá trình lão hóa cho mọi người. Uống trà xanh cũng tốt cho sức khỏe, hỗ trợ loãng xương.
4.13. Đậu nành
Đậu nành được mệnh danh là nguồn đạm thực vật dồi dào nhất, sánh ngang với các loại thịt. Đậu nành có chứa rất nhiều vitamin A, B1, canxi, sắt… Đặc biệt có chứa isoflavones, chất chống oxy hóa, ó tác dụng ngăn ngừa loãng xương. Hỗ trợ gia tăng mật độ khoáng ở các đốt sống lên nhiều lần.
Nội dung bài chia sẻ đau mỏi gối có nên đi bộ, tập thể thao trên đây hy vọng hữu ích đến bạn. Dựa vào bài viết bạn đọc hãy xây dựng cho mình chế độ sinh hoạt, dinh dưỡng hợp lý nhé. Haruco.vn kính chúc bạn luôn mạnh khỏe và thành công trong cuộc sống!