Dấu hiệu đau mỏi đầu gối mà bạn nên đến gặp bác sĩ ngay
Tình trạng đau mỏi gối thường gặp ở những ai thường xuyên vận động nặng, hay gặp các bệnh lý nguy hiểm. Mặc dù là căn bệnh phổ biến nhưng mọi người không nên chủ quan, cần tìm hiểu rõ nguyên nhân để tìm được hướng điều trị thích hợp. Dưới đây sẽ là một số dấu hiệu đau mỏi đầu gối mà bạn nên đến gặp bác sĩ ngay mà Haruco.vn tổng hợp chia sẻ tới bạn. Hãy cùng theo dõi nhé.
Dấu hiệu đau mỏi đầu gối mà bạn nên đến gặp bác sĩ ngay
Đau mỏi gối là dấu hiệu tổn thương ở trong và xung quanh khớp gối. Cụ thể là ở các mô mềm, gân, sụn, dây chằng, túi hoạt dịch. Do có cấu tạo phức tạp, chịu áp lực lớn từ toàn bộ trọng lượng cơ thể và là một trong những khớp có tần suất hoạt động nhiều nhất nên khớp gối rất dễ bị tổn thương.
Dưới đây sẽ là một số dấu hiệu đau mỏi gối mà bạn nên đến gặp bác sĩ ngay
1.1. Sự biến dạng của khớp
Bạn đặt hai đầu gối cạnh nhau, nếu đầu gối bị đau có biểu hiện lệch hơn so với đầu gối còn lại thì bạn cần đi khám ngay. Nguyên nhân gây đau mỏi gối có thể là bị trật khớp, viêm, chấn thương,…
1.2. Đi bộ khó khăn
Khi những cơn đau mỏi đầu gối của bạn tiến triển nhanh đến mức bạn cần phải đi khập khiễng thì hãy đến gặp bác sĩ. Dấu hiệu này có thể là do chấn thương xương hoặc do tình trạng lão hóa.
1.3. Không có khả năng giữ trọng lượng
Mỗi khi bạn đứng lên bạn có cảm giác chân của mình không đỡ được trọng lượng. Trong trường hợp này bạn hãy tìm kiếm sự trợ giúp, triệu chứng này có thể chỉ là một loạt bệnh lý đầu gối. Dù nguyên nhân là gì cũng cần đến cơ sở y tế để thăm khám và điều trị.
1.4. Mất ổn định ở khớp gối
Nếu bạn cảm thấy khớp gối của mình bị lung lay, thường xuyên có cảm giác như bị sụp xuống thì cũng cần phải đi khám. Sự thiếu ổn định của gối có thể là do gặp các vấn đề về dây chằng. Tình trạng sẽ ngày càng trở nên trầm trọng hơn nếu như bạn tiếp tục sử dụng đầu gối của mình như bình thường.
1.5. Đầu gối mất dần cảm giác
Ít cảm giác ở đầu gối cũng là một dấu hiệu nguy hiểm mà bạn không nên chủ quan. Trường hợp nếu bạn bị đau chân hoặc đầu gối không tăng lên khi bạn ấn vào đầu gối, cảm giác khó chịu có thể xuất phát từ chứng đau thần kinh tọa hoặc một tình trạng không phải đầu gối khác.
1.6. Xuất hiện những cơn đau mỏi đầu gối trong thời gian dài
Bạn dành thời gian để quan sát và theo dõi xem những cơn đau mỏi gối của mình có giảm sút không. Tuy nhiên những cơn đau này vẫn tiếp diễn thì bạn cần phải đến gặp bác sĩ để chẩn đoán và điều trị.
1.7. Ảnh hưởng đến sinh hoạt hằng ngày
Mỗi khi đứng lên ngồi xuống, ngủ dậy hay khi tập luyện thể thao bạn lại thấy những cơn đau xuất hiện thì hãy đi khám. Nếu không điều trị kịp thời thì sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến cuộc sống, giấc ngủ.
1.8. Đỏ và sưng xung quanh khớp
Cũng giống như việc biến dạng gối, khi xuất hiện đỏ, sưng quanh khớp gối thì sẽ biểu hiện của nhiều bệnh lý nguy hiểm. Khi bị sưng đỏ bạn hãy thử chạm vào khu vực bị sưng xem có đau hoặc nóng không. Nếu thấy xuất hiện những triệu chứng này thì có thể là dấu hiệu của bệnh nhiễm trùng.
1.9. Bị cứng khớp
Khi bị chấn thương đầu gối của bạn sẽ bị đau, sưng, cứng khớp, mỗi khi duỗi gặp gập đều khó khăn. Nếu thấy phạm vi chuyển động giảm kéo dài trong 24h thì bạn hãy đi khám ngay.
Xem thêm: Nguyên nhân gây đau mỏi gối sau sinh và cách khắc phục hiệu quả
Những nguyên nhân phổ biến gây đau mỏi đầu gối
Dưới đây sẽ là một số nguyên nhân gây viêm, sưng và đau mỏi khớp gối.
2.1. Chấn thương đầu gối
Chấn thương đầu gối được coi là một nguyên nhân khá phổ biến và nghiêm trọng. Những chấn thương có thể là do tai nạn thể thao, tai nạn lao động. Các cơn đau có thể xuất phát từ:
Bong gân
Bong gân xuất hiện khi một vài bó sợi hoặc dây chằng bị giãn nhưng không đứt. Mỗi khi bong gân đầu gối rất đau, bầm tím xung quanh vùng bị máu tụ, vùng bị bong gân sẽ nóng dần lên.
Tổn thương dây chằng
Dây chằng bị tổn thương có thể là do ngã chống chân xoay người. Khi dây chằng bị tổn thương sẽ gây nên các cơn đau ở khớp gối, sưng nề, hạn chế vận động. Sau khoảng 1 tháng, các triệu chứng sẽ mất dần, nhưng thay vào đó hiện tượng teo cơ, liên kết giữa xương đùi xương chày trở nên lỏng lẻo.
Tổn thương sụn chêm
Những ai thường xuyên phải mang vác nặng, xoay người đột ngột sẽ khiến cho sụn chêm bị rách. Trong một số trường hợp mảnh sụn bị rách có thể lọt vào khe khớp gọi là hiện tượng kẹt khớp. Bệnh nhân sẽ bắt buộc phải tiến hành phẫu thuật để cắt sụn chêm.
Gãy xương
Xương bánh chè ở khớp gối dễ bị gãy nhất nếu tác động mạnh và đột ngột. Khi ấn nhẹ vào ổ xương bị gãy sẽ có cảm giác đau nhói, bầm tím, mất cử động.
Trật khớp
Trật khớp là hiện tượng đầu của xương lệch ra khỏi vị trí ban đầu gây sưng và đau. Tình trạng này thường xuất hiện ở những ai thường xuyên chơi thể thao, vận động mạnh.
Viêm bao dịch gối
Bao hoạt dịch là túi chứa chất lỏng, lót đệm ở ngoài khớp gối, giúp gân và dây chằng có thể lướt nhịp nhàng trơn tru. Các chấn thương đầu gối có thể khiến bao hoạt dịch bị viêm, gây ra các cơn đau, làm khớp gối bị cứng.
2.2. Do nguyên nhân bệnh lý
Nhức mỏi đầu gối có thể là dấu hiệu mắc phải các bệnh lý xương khớp điển hình sau:
Thoái hoá khớp gối
Thoái hoá khớp gối là tình trạng tổn thương phần sụn khớp gối hoặc thoái hóa sụn khớp. Đây là bệnh mãn tính thường gặp, có thể gây viêm khớp gối và dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm khác.
Bệnh viêm khớp dạng thấp
Bệnh viêm khớp dạng thấp gây tổn thương nghiêm trọng và ảnh hưởng đến hầu hết loại khớp trong cơ thể, bao gồm cả khớp gối.
Bệnh Gout
Bệnh Gout xuất hiện do sự rối loạn chuyển hóa axit uric trong cơ thể gây ra. Bệnh sẽ gây ra viêm khớp cấp tính và có thể tiến triển thành mãn tính, gây đau nhức cho người bệnh.
Viêm bao hoạt dịch khớp gối
Bệnh xảy ra khi bao hoạt dịch bị viêm, khiến người bệnh đau nhức vùng đầu gối và tác động xấu đến khả năng vận động của khớp gối.
Phương pháp chẩn đoán bệnh đau mỏi gối
Để có thể chẩn đoán chính xác bệnh đau mỏi gối bạn cần phải đến các cơ sở y tế có chuyên môn. Dựa vào tình trạng sức khỏe, bác sĩ sẽ có một số chỉ định xét nghiệm cần thiết.
3.1. Chụp X-quang
Sau khi đã tìm hiểu được nguyên nhân dẫn tới đau mỏi gối bác sĩ sẽ chỉ định chụp X-Quang để chẩn đoán bệnh chính xác hơn.
3.2. Chụp cắt lớp vi tính
Trong trường hợp chụp X-Quang chưa chính xác bác sĩ có thể tiếp tục chỉ định chụp cắt lớp vi tính để xác định mức độ và tình trạng tổn thương.
3.3. Siêu âm khớp
Cách làm này sẽ giúp bác sĩ phát hiện dịch trong khớp gối, phì đại bao hoạt dịch, tổn thương cấu trúc gân cơ xung quanh khớp gối.
3.4. Chụp cộng hưởng từ
Chụp cộng hưởng từ sẽ thay thế cho kỹ thuật nội soi và gây hại. Nhờ phương pháp này bác sĩ sẽ phát hiện những tổn thương bên trong khớp gối.
3.5. Xét nghiệm máu
Xét nghiệm máu sẽ giúp xác định mức độ tổn thương có liên quan đến khớp gối
3.6. Xét nghiệm dịch khớp gối
Cách làm này được chỉ định để kiểm tra tình trạng dịch trong khớp gối
Phương pháp điều trị đau mỏi gối hiệu quả tại nhà
Để khắc phục được chứng đau mỏi gối bạn hãy áp dụng theo những cách sau đây:
4.1. Phương pháp chườm nóng hoặc lạnh
Phương pháp chườm nóng và chườm lạnh được ưu tiên áp dụng khi xuất hiện các cơn đau khớp gối.
Để chườm đá bạn sẽ dùng một chiếc khăn để bọc đá bên trong rồi chườm lên vết thương. Cách này sẽ thích hợp với những vết thương đau khớp gối do chấn thương.
Phương pháp chườm nóng sẽ thích hợp với nguyên nhân là các cơn đau cơ mạn tính. Tuy nhiên với những vết thương hở thì mọi người không nên chườm nóng.
4.2. Chú ý tư thế sai
Để chữa đau khớp gối tại nhà bạn chỉ cần chú ý đến các tư thế của mình khi ngồi và vận động.
– Bạn nên ngồi thẳng lưng, không vắt chéo chân, ngồi trên ghế có độ cao phù hợp với cơ thể.
– Nhớ là không ngồi quá lâu một chỗ
– Sử dụng một chiếc giày thoải mái, chất liệu mềm mại, hạn chế mang giày cao gót.
– Tránh các hoạt động phải sử dụng đầu gối quá nhiều
4.3. Bổ sung thực phẩm chức năng
Glucosamine và Chondroitin là 2 loại chất điều chế dưới dạng thực phẩm chức năng. Khi sử dụng loại thuốc này sẽ giúp giảm đau gối, cải thiện chức năng vận động của cơ thể. Tuy nhiên hai chất này sẽ sử dụng thích hợp với những ai có cơn đau nhẹ và vừa ở vùng khớp. Những vị trí đau khác không được khuyến cáo sử dụng.
4.4. Chú ý đến chế độ dinh dưỡng
Ăn uống khoa học và lành mạnh cũng được coi là cách phòng tránh và chữa đau mỏi gối hiệu quả. Bạn nên chủ động xây dựng cho mình chế độ ăn uống giàu vitamin, omega 3, các loại cá, đậu nành, gừng,… Nên tránh xa một số thực phẩm không tốt có chứa sotanin có trong cà chua, khoai tây, hạt tiêu,… Bên cạnh đó cũng cần phải hạn chế ăn đồ mặn.
4.5. Thực hiện các bài tập giảm đau mỏi gối
Một số bài tập dưới đây có tác dụng rất tốt trong việc giảm đau mỏi gối:
Bài tập kéo giãn cơ bắp chuối
Bạn đứng thẳng lưng, hai chân đặt song song với nhau. Sau đó bước chân trái lên trước, tiếp đến ngả người về phía trước, hai tay vịn vào lưng ghế.
Đầu gối chân trái khuỵu xuống, chân phải duỗi thẳng. Giữ tư thế như vậy khoảng 20 giây rồi quay lại tư thế ban đầu. Bạn tập động tác này 5 lần cho mỗi chân.
Bài tập tăng sức mạnh cơ đùi trước
Đầu tiên bạn sẽ nằm ngửa với một chân duỗi thẳng và một chân co lại. Đưa chân duỗi thẳng lên cao với góc khoảng 60 độ. Để nguyên tư thế trong 5 giây rồi hạ chân xuống. Tập bài tập này 5 – 10 lần/đợt, có 3 đợt tập tổng cộng và nhớ đổi chân nhé.
Bài tập tăng sức mạnh vùng cơ tam đầu đùi
Bạn nằm sấp, đưa một chân lên cao, duỗi thẳng, mũi chân hướng vào người để kéo giãn cơ đùi. Sẽ có tổng cộng 3 đợt tập, giữ tư thế như vậy 5 giây rồi hạ chân xuống, lặp lại 5 – 10 lần/đợt. Sau đó bạn sẽ đổi chân.
Dấu hiệu đau mỏi đầu gối trên đây hy vọng là thông tin hữu ích đến bạn đọc. Nếu phát hiện bản thân có những triệu chứng này bạn hãy đến các cơ sở y tế uy tín để thăm khám ngay nhé. Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết. Kính chúc bạn luôn mạnh khỏe và hạnh phúc.