Dấu hiệu cột sống đang gặp vấn đề nghiêm trọng mà bạn nên biết

Tâm Đặng 02/11/2022

Bệnh cột sống hiện nay đang khá phổ biến, gặp ở nhiều người. Nguyên nhân gây bệnh có thể là do thoái hóa cột sống, thoát vị đĩa đệm đau dây thần kinh tọa,.. Dưới đây sẽ là dấu hiệu cột sống đang gặp vấn đề nghiêm trọng. Bạn hãy tham khảo bài viết của Haruco.vn để chủ động phòng tránh căn bệnh này nhé.

Chức năng của cột sống đối với cơ thể

Đau cột sống là một dạng bệnh lý gây ra đau đớn, nhức mỏi, ảnh hưởng tới chất lượng cuộc sống của bệnh nhân. Bệnh sẽ làm giảm khả năng hoạt động, gây ra những biến chứng nguy hiểm.

Cột sống có chức năng rất quan trọng, chạy từ nền sọ xuống xương chậu. Đóng vai trò là trụ cột nâng đỡ cơ thể và bảo vệ tủy sống, không ảnh hưởng đến tác nhân bên ngoài.

Cột sống sẽ bao gồm 03 phần là: Cột sống cổ, cột sống ngực và cột sống thắt lưng. 3 phần của cột sống này sẽ tạo thành đường cong hình chữ S tự nhiên cho cơ thể.

Những bệnh về cột sống thường gặp

2.1. Thoái hóa cột sống

Đây là bệnh thường gặp ở người cao tuổi. Bệnh phát triển theo tuổi tác, những ai bị bệnh nặng, lao động chân tay thường xuyên sẽ gây chèn ép và đau đớn, tê bì chân tay.

2.2. Thoát vị đĩa đệm

Thoát vị đĩa đệm là bệnh lý phổ biến nhất về các bệnh ở cột sống. Ở nước ta độ tuổi trung bình mắc các bệnh về cột sống là từ 30 – 60 tuổi. Xu hướng mắc bệnh hiện nay đang ngày càng trẻ hóa, tỷ lệ người trẻ tuổi mắc bệnh ngày càng gia tăng. Một số triệu chứng của bệnh thoát vị đĩa đệm phải kể đến như:

– Đau nhức, tê bì chân tay

– Yếu cơ, bại liệt

– Đại tiểu tiện mất tự chủ

– Mất cảm giác vùng yên ngựa: Quanh hậu môn, má đùi trong, phía sau lưng chân.

Dấu hiệu cột sống đang gặp vấn đề nghiêm trọng mà bạn nên biết
Đau cột sống là biểu hiện của rất nhiều bệnh nguy hiểm như thoát vị đĩa đệm, thoái hóa cột sống,…

2.3. Cong vẹo cột sống

Cong vẹo cột sống là một dị tật nguy hiểm, dễ để lại biến chứng và ảnh hưởng đến các cơ quan khác liên quan. Biểu hiện bệnh cong vẹo cột sống thường gặp ở trẻ em, làm ảnh hưởng tới khuôn ngực, khung chậu, tim, phổi.

2.4. Gai cột sống

Gai cột sống là một dạng thoái hóa cột sống, xương mọc ra phía ngoài và hai bên cột sống gọi là gai xương. Gai xương có thể gặp ở bất cứ vị trí nào, thông thường nhất là gai đốt sống cổ, gai đốt sống lưng.

Một số biểu hiện của bệnh gai cột sống như:

– Đau cổ

– Đau vai

– Đau thắt lưng

– Cơ thể bị mất thăng bằng

– Đại tiểu tiện mất kiểm soát

– Rối loạn dây thần kinh thực vật

2.5. Chấn thương cột sống

Chấn thương cột sống ảnh hưởng khá nhiều đến việc nâng đỡ cơ thể, cũng như liên quan tới chức năng hệ thần kinh. Triệu chứng chấn thương cột sóng sẽ tùy thuộc vào vị trí và tình trạng của bệnh nhân:

– Tổn thương đốt sống chưa ảnh hưởng đến tủy sống gây đau đớn tại vị trí chấn thương.

– Tổn thương có chèn ép hoặc tổn thương dây sống gây tụt huyết áp nhưng mạch chậm, rối loạn cảm giác. Ở một số người còn làm yếu liệt chi, rối loạn cơ vòng.

2.6. Đau thần kinh tọa

Đau thần kinh tọa là hội chứng thần kinh có đặc điểm là những cơn đau chạy dọc theo dây thần kinh. Bệnh thường gặp ở những người 30 – 60, đặc biệt là nam giới. Nguyên nhân gây đau thần kinh tọa chủ yếu là do tổn thương cột sống, thoát vị đĩa đệm.

Dấu hiệu cột sống đang gặp vấn đề nghiêm trọng mà bạn nên biết
Tìm ra nguyên nhân gây đau cột sống là việc rất quan trọng mà mọi người nên biết để tìm biện pháp khắc phục

Dấu hiệu cột sống của bạn đang gặp vấn đề nghiêm trọng

Dưới đây sẽ là những dấu hiệu cột sống của bạn đang gặp các vấn đề nghiêm trọng mà bạn nên đi thăm khám và điều trị ngay.

3.1. Những cơn đau dữ dội và không ngừng

Những cơn đau âm ỉ, nhức nhối sẽ là dấu hiệu của các cơn đau cơ học hoặc có thắt cơ.

Tuy nhiên bạn cũng nên biết rằng, cột sống của bạn đang gặp vấn đề nếu bạn cảm thấy tê buốt. Cảm giác sẽ như là bị điện giật, diễn ra không ngừng và liên tục. Dù bạn thay đổi tư thế nào thì cũng không thể kiểm soát được cơn đau đớn.

3.2. Đau chân

Nếu mắc phải các vấn đề về cột sống nghiêm trọng cũng là biểu hiện của những cơn đau lưng lan xuống chân. Tình trạng này xuất hiện khi dây thần kinh bị nén hoặc chèn ép.

Bệnh có thể gây yếu chi dưới, đặc biệt là bàn chân khiến cơ thể dễ bị ngã. Những cơn sẽ diễn ra ở cẳng chân, bắp chân, cùng với đó là biểu hiện như tê, ngứa ở chân.

3.3. Sốt hoặc ớn lạnh

Theo các bác sĩ, ớn lạnh là dấu hiệu cột sống đang gặp phải nhiều vấn đề khá nguy hiểm. Đây có thể là biểu hiện của nhiễm trùng nặng. Khi xuất hiện tình trạng này bệnh nhân cần được cấp cứu và chăm sóc.

3.4. Cơn đau xuất hiện ban đêm

Những bệnh nhân bị đau lưng, viêm khớp thường sẽ gặp những cơn đau vào ban đêm. Những cơn đau sẽ khiến cho bệnh nhân khó ngủ, đổ mồ hôi. Đây là dấu hiệu cảnh báo về chấn thương nghiêm trọng mà mọi người không nên chủ quan.

Xem thêm: Người bị thoát vị đĩa đệm nên và không nên chơi môn thể thao nào?

3.5. Sụt cân không rõ lý do

Sụt cân không lý do cũng là dấu hiệu bệnh lý nguy hiểm. Nghiêm trọng nhất có thể là bệnh ung thư, đặc biệt là ung thư di căn vào cột sống. Trong trường hợp này bạn cũng cần đi thăm khám bác sĩ ngay.

3.6. Không thể kiểm soát ruột và bàng quang

Sự mất kiểm soát ruột và bàng quang là dấu hiệu cột sống đang gặp tình trạng viêm nghiêm trọng. Nguyên nhân gây nên tình trạng này là do đĩa đệm gặp áp lực lên dây thần kinh hoặc các vấn đề nghiêm trọng khác của cột sống.

Dấu hiệu cột sống đang gặp vấn đề nghiêm trọng mà bạn nên biết
Khi cơ thể xuất hiện các triệu chứng ở trên bạn cần đến thăm khám và điều trị tại các cơ sở y tế uy tín ngay

Những nguyên nhân chủ yếu gây nên các bệnh về cột sống

Có khá nhiều các nguyên gây nên các bệnh về cột sống, dưới đây sẽ là một số nguyên nhân phổ biến và thường gặp nhất.

4.1. Căng giãn quá mức, tác động mạnh gây chấn thương

– Xuất hiện tình trạng căng cơ, căng dây chằng

– Co thắt cơ cạnh cột sống

–  Ngã, té, chấn thương cột sống

– Cố sức nâng đỡ vật nặng

– Tập thể dục thể thao quá sức, sai cách

4.2. Thói quen, tư thế hằng ngày

Thói quen hằng ngày tưởng chừng như vô hại nhưng lại ảnh hưởng rất lớn đến cột sống. Những thói quen ấy như:

– Thường xuyên hoạt động nặng nhọc

– Mang vác, nâng đỡ vật nặng không đúng cách

– Đeo cặp sách, balo quá nặng, lệch về một bên

– Khom lưng, vắt chéo chân khi ngồi

– Dài cổ về phía trước khi xem tivi, máy tính, lái xe

– Ngủ đệm cứng, gối cao

– Yếu tố di truyền từ trong thành viên gia đình

– Do mang thai

– Thể lực kém, ít vận động

Phương pháp chẩn đoán bệnh cột sống

Trước khi điều trị, bệnh nhân cần phải thực hiện biện pháp điều trị cột sống, thực hiện biện pháp đánh giá tình trạng hiện tại. Sau đó nếu cần bác sĩ sẽ chỉ định bệnh nhân thực thực hiện các xét nghiệm, chụp chiếu.

Phương pháp chẩn đoán hình ảnh thường được áp dụng trong phòng khám chữa bệnh cột sống X-Quang. Cách chẩn đoán này sẽ giúp đánh giá nhanh chóng và cơ bản cấu trúc cột sống. Chụp CT cột sống giúp khảo sát về cấu trúc xương sống để chẩn đoán lao cột sống u cột sống.

Để quan sát kỹ hơn về tủy sống, dây chằng và cơ, các phần mềm thì cần phải chụp MRI cột sống. Các trường hợp nghi ngờ thần kinh bị chèn ép, bệnh nhân sẽ được chỉ định đo điện cơ.

Phương pháp điều trị bệnh cột sống

Người bệnh nhân khi bị đau cột sống không nên cố tình tìm cách tự chữa bệnh cột sống tại nhà. Nếu điều trị không có kiến thức, sai phương pháp sẽ dẫn đến nhiều hậu quả. Tốt nhất là bạn nên đến phòng khám để điều trị và thăm khám bệnh tận gốc.

Phương pháp điều trị bệnh cột sống sẽ tùy thuộc vào tình hình, tình trạng của bệnh nhân sẽ có phương pháp điều trị tương ứng như:

– Phương pháp nội khoa (Dùng thuốc)

– Vật lý trị liệu, phục hồi chức năng

– Phương pháp ngoại khoa (Phẫu thuật điều trị bệnh cột sống)

Dấu hiệu cột sống đang gặp vấn đề nghiêm trọng mà bạn nên biết
Để phòng tránh các bệnh về cột sống bạn hãy xây dựng lối sống thật khoa học và lành mạnh nhé

Cách phòng ngừa các bệnh về cột sống

Dưới đây sẽ là những cách phòng ngừa các bệnh về cột sống tốt nhất, bạn hãy tham khảo và áp dụng nhé.

7.1. Duy trì cân nặng hợp lý

Việc duy trì cân nặng hợp lý sẽ là một trong những cách phòng ngừa bệnh và duy trì vóc dáng hiệu quả. Kiểm soát được trọng lượng cơ thể sẽ làm giảm tải trọng chèn ép lên đĩa đệm và cột sống, giúp bạn giảm được những cơn đau nhức.

7.2. Tập luyện thể dục thể thao đều đặn

Tập luyện thể dục thể thao rất tốt cho sức khỏe, giúp khớp linh hoạt, trợ tru. Luyện tập thể dục thể thao còn giúp phòng tránh và cải thiện tình trạng đau lưng. Tập thể dục thể thao đều đặn sẽ hỗ trợ quá trình giảm cân được tốt hơn, qua đó giảm được áp lực lên vùng lưng.

7.3. Xây dựng chế độ dinh dưỡng cân bằng

Chế độ ăn uống lành mạnh, cân đối các dưỡng chất sẽ giúp mọi người duy trì cân nặng hợp lý. Nó sẽ giúp làm giảm yếu tố gây đau lưng. Ngược lại nếu chế độ dinh dưỡng của bạn không khoa học sẽ làm gia tăng tình trạng đau nhức. Ví dụ như: Ăn quá nhiều gia vị hoặc thức ăn nhanh có thể làm căng thẳng hệ thần kinh, gián tiếp dẫn đến các vấn đề ở lưng, bao gồm cảm giác đau nhức. 

Hay khi ăn uống không điều độ, đường ruột hoạt động bất thường cũng kích thích cơn đau lưng bùng phát.

Xây dựng chế độ ăn uống khoa học sẽ giúp cung cấp dưỡng chất cần thiết cho cơ thể, nâng cao sức đề kháng. Nhờ đó sẽ phòng ngừa tốt các bệnh đau lưng, loãng xương, thoát vị đĩa đệm,….

Trên đây là những dấu hiệu cột sống đang gặp vấn đề nghiêm trọng. Dựa vào thông tin này bạn hãy chủ động đi thăm khám và điều trị khi có các triệu chứng trên nhé. Hy vọng rằng bạn sẽ có được một sức khỏe tốt để học tập, vui chơi, làm việc. Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết. Kính chúc bạn luôn mạnh khỏe và hạnh phúc.