Cách chữa đau cổ vai gáy bằng phương pháp y học cổ truyền
Điều trị đau cổ vai gáy bằng phương pháp y học cổ truyền đang là cách rất nhiều người áp dụng. Đây là cách điều trị an toàn, không gây ảnh hưởng tới sức khỏe của người bệnh. Vậy cách chữa đau cổ vai gáy bằng phương pháp y học cổ truyền thế nào? Bạn đọc hãy theo dõi nội dung bài viết dưới đây của Haruco.vn nhé.
Quan điểm của bệnh đau cổ vai gáy trong y học cổ truyền
Trong y học cổ truyền, đau cổ vai gáy được gọi là Chứng Kiên Tý. Nguyên nhân xảy ra là do tấu lý sơ hở dẫn đến phong, hàn và thấp xâm nhập. Khi khí huyết kém lưu thông và tổn thương kinh lạc. Bệnh nhân sẽ thường xuyên có cảm giác khó chịu, tê cứng khớp cổ vai gáy, khó chịu, cơ thể mệt mỏi.
Nguyên nhân gây nên tình trạng đau mỏi vai gáy
Bệnh đau mỏi vai gáy hiện nay xuất hiện ở nhiều lứa tuổi khác nhau. Tuy nhiên đối tượng mắc nhiều nhất là người làm việc văn phòng, lái xe, người độ tuổi trung niên.
Theo Y học cổ truyền, đau cổ vai gáy hình thành do các nguyên nhân:
– Yếu tố ngoại nhân: Khi vệ khí trong cơ thể không đủ, tấu lý sơ hở phong hàn thấp xâm nhập. Điều này khiến cho kinh lạc bị tổn thương, làm cản trở quá trình lưu thông máy và gây nên tình trạng kinh lạc bị phù, tắc trệ và gây đau nhức.
– Yếu tố nội nhân: Người cao tuổi bị bệnh lâu ngày, can thận hư khiến cho khí huyết trong cơ thể giảm. Đây chính là tác nhân gây tổn thương thận. Khi cơ thể mắc phải bệnh lý khả năng nuôi dưỡng cân cơ suy giảm và gây bệnh đau vai gáy.
– Yếu tố bất nội ngoại nhân: Do tư thế sinh hoạt không đúng, ngủ gối cao đầu, ngồi sai tư thế.
Triệu chứng của bệnh đau cổ vai gáy
Bệnh đau cổ vai gáy có thể xuất hiện ở một bên hoặc hai bên cổ. Những cơn đau xuất hiện sẽ khiến cho mọi hoạt động trở nên khó khăn. Dưới đây sẽ là một số biểu hiện cụ thể của bệnh đau cổ vai gáy:
– Xuất hiện hiện tượng co cứng xương khớp vùng vai gáy.
– Bệnh nhân xuất hiện các dấu hiệu như sợ lạnh, mạch phù, lưỡi trắng
– Các triệu chứng đau sẽ bất ngờ xuất hiện vào buổi sáng sau khi thức dậy. Hay khi người bệnh mang vác vật nặng, ảnh hưởng tới xương khớp vùng vai gáy.
Chữa đau cổ vai gáy bằng phương pháp y học cổ truyền có tốt không?
Điều trị đau cổ vai gáy bằng phương pháp y học cổ truyền sẽ có những ưu điểm và nhược điểm khác nhau:
2.1. Ưu điểm
– Bài thuốc của y học cổ truyền sẽ tập trung chữa căn nguyên gây bệnh. Nhờ đó sẽ giúp điều trị dứt điểm tình trạng gây bệnh.
– Các dược liệu trong bài thuốc có trong tự nhiên nên rất an toàn cho sức khỏe. Hạn chế tối đa những tác dụng phụ có thể gây ra cho sức khỏe.
– Trong quá trình điều trị sẽ không làm ảnh hưởng đến các cơ quan trong cơ thể như gan, dạ dày, thận, đường ruột…
Là phương pháp tối ưu được thời gian và chi phí điều trị của bệnh nhân.
2.2. Nhược điểm
– Điều trị đau vai gáy bằng y học cổ truyền thường tác dụng chậm hơn so chữa bệnh bằng Tây y. Nếu quyết định chữa theo phương pháp này, bệnh nhân cần phải kiên trì, thực hiện theo đúng nguyên tắc chữa bệnh.
– Tùy vào tình trạng bệnh lý của từng bệnh nhân mà hiệu quả điều trị sẽ khác nhau. Có nghĩa là không phải ai điều trị theo phương pháp này cũng cho hiệu quả mong muốn.
Cách chữa đau cổ vai gáy bằng phương pháp y học cổ truyền
Chữa đau cổ vai gáy theo phương pháp y học cổ truyền giúp bệnh nhân khỏi đau dứt điểm, hạn chế được dùng. Hiện đang có 3 phương pháp chữa được áp dụng nhiều nhất đó là:
3.1. Phương pháp vật lý trị liệu
Vật lý trị liệu hiện đau cổ vai gáy khá hiệu quả, được áp dụng khá rộng rãi. Hai kỹ thuật vật lý trị liệu thường được áp dụng là Châm cứu và bấm huyệt. Trong đó:
Phương pháp châm cứu
– Châm cứu chữa đau vai gáy là thủ thuật sử dụng kim châm chuyên dụng tác động trực tiếp lên huyệt vị tương ứng. Dưới sự tác động của kim châm sẽ giải phóng ra hormone Endorphin với công dụng giảm thiểu căng thẳng và thư giãn cơ bắp. Không những vậy châm cứu còn giúp khí huyết được lưu thông tốt hơn, cho bệnh nhân giảm những cơn đau nhanh chóng.
Phương pháp bấm huyệt đạo
– Bấm huyệt là dùng lực ngón tay để day vào đúng huyệt tương ứng, giúp giải phóng kinh lạc bị ứ trệ. Thúc đẩy tuần hoàn máu, giảm đau nhức và tê bì chân tay.
Dựa vào tình trạng của bệnh nhân mà bác sĩ sẽ có phương pháp điều trị phù hợp:
– Nếu đau mỏi vai gáy do phong hàn thì bác sĩ sẽ bấm vào các huyệt: Phong phủ, Phong trì, Thiên trụ, Đại chùy, Đại trữ, Huyền chung, Hậu khê, Phong môn, Ngoại quan. Để có hiệu quả tốt nhất, bác sĩ sẽ thường chườm ấm các huyệt này trong khoảng từ 5 – 10 phút.
– Nếu đau do chấn thương sẽ bấm vào các huyệt Phong phủ, Phong trì, Thiên trụ, Đại chùy, Đại trữ, Huyền chung, Hậu khê, Khúc trì, Hợp cốc.
– Trường hợp đau do khí huyết hư: Bệnh nhân sẽ được chỉ định châm các huyệt sẽ được chỉ định Phong phủ, Phong trì, Thiên trụ, Đại chùy, Đại trữ, Huyền chung, Hậu khê, Can du, Thận du, Cao hoang, Quan nguyên, Khỉ hải.
3.2. Dùng thuốc đau cổ vai gáy
Trong y học cổ truyền, chữa đau cổ vai gáy bằng thuốc là sẽ sử dụng các thảo dược thiên nhiên để bào chế thuốc đắp. Với phương pháp này, người bệnh cần phải kiên trì áp dụng để đạt được hiệu quả như mong muốn.
Một số bài thuốc chữa đau cổ vai gáy hiệu quả:
Bài số 1: Muối hạt và rau ngải cứu
Bạn sẽ tiến hành sơ chế và rửa sạch ngải cứu. Sau đó để ráo nước rồi sao vàng với muối hạt. Sử dụng khăn mỏng bọc thuốc và chườm vào những vị trí bị đau nhức.
Mọi người nên áp dụng bài thuốc thường xuyên, đặc biệt là khi có những cơn đau. Thời gian đắp hợp lý đó là trước khi đi ngủ để có hiệu quả tốt nhất.
Bài thuốc số 2: Lá lốt, cúc tần, rượu trắng
– Đầu tiên bạn rửa sạch lá lốt và cúc tần, để ráo nước rồi sau đó đem đi giã nhuyễn. Tiếp cho rượu trắng vào cũng và trộn đều thành một hỗn hợp.
– Sau đó cho hỗn hợp lên chảo và sao nóng. Dùng một tấm vải mỏng bọc thuốc và chườm lên vùng vai gáy bị đau nhức.
Bài thuốc số 3: Dùng gừng trị đau vai gáy
Gừng là một dược liệu quý trong đông y. Trong gừng có hàm lượng zingibain khá lớn nên có tác dụng như một vị thuốc giảm đau. Không những thế gừng còn chứa các thành phần có tính trị liệu cao. Mọi người có thể dùng gừng làm bài thuốc chữa đau mỏi gáy tại nhà.
– Dùng gừng làm thuốc uống
Bạn rửa sạch, gọt bỏ phần vỏ rồi thái thành từng lát mỏng cho vào máy xay sinh tố để xay nhuyễn. Cho một ít nước ấm vào gừng giã nhuyễn, khuấy đều cho phần tinh chất trong gừng hòa cùng với nước. Bạn sẽ chắt lọc phần nước và bỏ phần bã đi. Sử dụng mỗi ngày một lần để cải thiện chứng đau vai gáy
– Dùng gừng làm thuốc đắp ngoài
Bạn chọn những củ gừng tươi sau đó rửa bằng nước sạch, để ráo nước. Sau đó gọt bỏ vỏ, thái thành từng lát mỏng rồi cho vào máy xay sinh tố để xay nhuyễn. Cho thêm một chút muối trắng và giấm vào trộn đều hỗn hợp.
Mỗi ngày sử dụng mỗi hợp trên để đắp vào vị trí đau nhức và giữ yên khoảng 15 – 20 phút, sau đó rửa sạch bằng nước.
Bài thuốc số 3: Mật ong và bột quế
Mật ong là nguyên liệu khá quen thuộc, được ông bà ta truyền lại từ lâu. Trong mật ong có chứa các thành phần có tác dụng tiêu viêm, kháng khuẩn. Còn trong bột quế lại chứa hợp chất Cinnamaldehyde, là một thành phần có tác dụng giảm đau nhức xương khớp. Sự kết hợp của hai nguyên liệu này tạo thành bài thuốc chữa đau cổ vai gáy khá hiệu quả.
Cách thực hiện
Bạn cho 2 muỗng mật ong nguyên chất và một muỗng bột quế vào trong một cốc nước nóng. Sau đó khuấy đều cho hỗn hợp tan đều. Bạn sẽ dùng khi hỗn hợp nguội, mỗi ngày sử dụng 2 lần (sáng và tối), dùng sau mỗi bữa ăn.
3.3. Yoga, khí công dưỡng sinh
Yoga đem tới những lợi ích tuyệt vời cho sức khỏe. Tập yoga sẽ giúp đào thải được các chất độc tố có hại ra ngoài cơ thể. Giúp trẻ hóa làn da và trẻ hóa cơ thể, gân cốt được dẻo dai, các khớp được vận động một cách linh hoạt… Đặc biệt là những bài tập Yoga đặc biệt phù hợp với các đối tượng đau cổ vai gáy, dân văn phòng.
Khi tập yoga dưỡng sinh bạn cần phải thực hiện theo các nguyên tắc sau:
– Chọn địa điểm yên tĩnh, thoáng khí, gần gũi với thiên nhiên
– Tấm thảm tập không quá dày cũng không quá mỏng
– Tập từ từ theo đúng nhịp điệu, nhịp thở đúng khi tập
– Kiên trì tập luyện đều đặn từ 15-20 phút mỗi ngày
Những cách phòng tránh bệnh đau mỏi vai gáy
Để có được sức khỏe tốt, phòng tránh hiệu quả bệnh đau mỏi vai gáy bạn cần thực hiện theo các nguyên tắc sau:
– Thường xuyên tập thể dục thể thao, lựa chọn các bài tập vừa sức, phù hợp với sức khỏe của bản thân.
– Làm việc khoa học, nên vận động và nghỉ giải lao khi ngồi lâu.
– Thực hiện chuẩn tư thế mỗi khi ngồi làm việc, đọc sách. Luôn giữ cho cổ thẳng, không cúi gập quá lâu
– Có chế độ dinh dưỡng cân bằng và khoa học. Bổ sung một số khoáng chất thiết yếu cho cơ thể như: như canxi, kali, các vitamin nhóm B, C, E,…
– Để phòng tránh đau vai gáy thì bạn nên chú ý cả tư thế ngủ cũng như cách ngủ của mình. Hãy cố gắng nằm ngửa hạn chế nằm nghiêng và nằm sấp vì những tư này rất ảnh hưởng tới cột sống.
Trên đây là nội dung bài chia sẻ cách chữa đau cổ vai gáy bằng phương pháp y học cổ truyền. Mong rằng bài viết đã mang tới cho bạn những thông tin hay và bổ ích. Khi có dấu hiệu bị đau mỏi vai gáy bạn hãy đến cơ sở thăm khám và điều trị hiệu quả nhé.