Cách điều trị bệnh đau cổ vai gáy theo từng cấp độ không phải ai cũng biết

Tâm Đặng 13/10/2022

Cổ là bộ phận rất quan trọng trong toàn bộ quá trình vận động của cơ thể. Mặc dù bệnh đau cổ vai gáy không phải là bệnh nguy hiểm nhưng lại gây ra những khó khăn và bất tiện trong sinh hoạt hằng ngày. Trong chuyên mục bài viết hôm nay, Haruco.vn chia sẻ cách điều trị bệnh đau cổ vai gáy theo từng cấp độ. Bạn đọc hãy cùng tìm hiểu nhé.

Thông tin khái quát về bệnh đau cổ vai gáy

Vùng cổ vai gáy là khu vực có phần đệm nhưng áp lực phải chịu thì lại khá cao. Chính vì thế khu vực này phải gặp nhiều vấn đề về tổn thương, gây nên những cảm giác đau đớn. Đau cổ vai gáy xuất hiện khi vùng cơ cổ bị trở nên căng cứng, mỗi khi quay đầu đều khó khăn. Nhất là vào buổi sáng khi vừa mới thức dậy.

Bệnh đau mỏi vai gáy có thể xuất hiện ở nhiều lứa tuổi và mọi giới tính. Tuy nhiên khi tuổi càng cao thì tỷ lệ mắc bệnh cũng sẽ cao hơn. Vì thế khi tuổi cao cùng với quá trình lao động mệt mỏi sẽ khiến bạn có nguy cơ cổ bị đau cao hơn mức bình thường.

Tùy theo tình trạng bệnh của từng người mà mức độ đau cũng sẽ khác nhau. Khi tình trạng bệnh trở nên nghiêm trọng thì bạn cần phải đến gặp bác sĩ để có phương pháp điều trị thích hợp.

Cách điều trị bệnh đau cổ vai gáy theo từng cấp độ
Bệnh đau cổ vai gáy là căn bệnh khá phổ biến, không chỉ người già mà cả những người trẻ tuổi cũng dễ mắc phải

Phân loại tình trạng đau cổ vai gáy

Bệnh đau cổ vai gáy hiện nay có thể chia làm hai loại chính:

– Đau cổ vai gáy cấp tính: Những cơn đau thường sẽ xuất hiện một cách đột ngột, bất ngờ. Nguyên nhân gây nên tình trạng bệnh này có thể là do bạn ngủ sai tư thế hoặc gặp chấn thương lao động gây căng giãn dây chằng. Đa số hiện tượng đau mỏi có thể hết trong một khoảng thời gian ngắn. Tuy nhiên nếu tình trạng bệnh chuyển nặng thì bạn cần áp dụng phương pháp trị liệu để giảm những cơn đau.

– Đau cổ vai gáy mãn tính: Là tình trạng đau cổ vai gáy diễn ra lâu hơn, tái phát nhiều lần trong một khoảng thời gian. Cùng với cảm giác đau nhức ở vùng cổ, bệnh nhân còn có thể gặp một số triệu chứng khác như: tê cánh tay, vận động gây đau đớn,… Những ai đang gặp dấu hiệu này thì hãy đến gặp bác sĩ để được tư vấn và điều trị chính xác.

Nguyên nhân gây nên tình trạng đau cổ vai gáy

Đau cổ vai gáy xuất hiện do nhiều nguyên nhân khác nhau, thường gặp nhất sẽ là:

Cơ vùng cổ bị căng cứng

Căng cơ là tình trạng bệnh dễ gặp phải nhất. Tình trạng này xuất hiện khi ai đó ngồi hoặc nằm ngủ sai tư thế. Hoặc ngay cả khi bạn vận động, làm việc quá sức cũng sẽ gây nên tình trạng căng cơ ở cổ. Nguyên nhân này xuất hiện nhiều ở những ai làm việc văn phòng, phải ngồi làm việc trước máy tính nhiều cũng gây nên hiện tượng này.

Thoát vị đĩa đệm sống cổ

Thoát vị đĩa đệm vùng cổ xảy ra do vùng bao bên ngoài của đĩa đệm cổ bị rách hoặc đứt. Điều này khiến cho các chất nhầy ở phần trung tâm chảy hết ra ngoài. Đây là nguyên nhân gây chèn ép các bộ phận rễ thần kinh, ống tủy. Khi gặp phải tình trạng này, người bệnh cần phải điều trị kịp thời nếu không sẽ để lại biến chứng.

Cột sống cổ bị thoái hóa

Cột sống cổ bị thoái hóa thường gặp ở những người lớn tuổi. Khi đĩa đệm bị tổn thương khiến cho dây chằng bị xơ cứng. Từ đó gây nên những cơn đau mỏi ở vùng cổ, vai gáy.

Bệnh lý liên quan tới vùng cổ

Tình trạng đau mỏi cổ cũng có thể xuất hiện do các nguyên nhân bệnh lý. Trong đó dễ gặp phải nhất là bệnh phổi hoặc cơ hoành. Khi những vị trí này gặp vấn đề sẽ có tác động đến cổ gây ra đau.

Xem thêm: Đau cổ vai gáy kéo dài phải làm sao?

Cách điều trị bệnh đau cổ vai gáy theo từng cấp độ

Tùy theo tình trạng bệnh của từng người mà sẽ có những cách điều trị sao cho phù hợp:

2.1. Trường hợp đau ở mức độ nhẹ

Khi bệnh nhân gặp phải những cơn đau ở mức độ nhẹ thì có thể áp dụng các phương pháp giảm đau sau:

– Khi xuất hiện cơn đau không được quay mạnh cổ hoặc đầu, chỉ vận động nhẹ nhàng. Nên hạn chế quay và nghiêng đều để bớt cơn, để cho cơn đau tự phục hồi.

– Nên hạn chế ngồi điều hòa và quạt bởi những thiết bị đó dễ làm cơ co cứng và đau nhiều hơn.

– Chườm ấm vùng cổ vai hoặc chiếu đèn hồng ngoại

– Tắm bằng nước ấm

– Khi bị đau hãy xoa bóp nhẹ nhàng vùng cổ vai gáy để máu và khí huyết có thể lưu thông tốt hơn.

2.2. Đối với trường hợp bệnh ở mức độ vừa

Nếu đã thử qua các phương pháp điều trị mức độ nhẹ ở trên thì bạn cần phải chuyển sang cách khác đó là dùng thuốc. Để biết mình phù hợp với loại thuốc nào bạn nên hỏi ý kiến của bác sĩ. Một số loại thuốc được sử dụng phổ biến hiện nay đó là: thuốc giảm đau, chống viêm như Paracetamol, Diclofenac, Ibuprofen,…

Bên cạnh đó, sử dụng miếng dán salonpas cũng có tác dụng giảm đau. Hoặc sử dụng các loại thuốc giãn cơ như Decontractyl chống co thắt cơ quá mức. Mọi người cũng nên bổ sung vitamin các nhóm B1, B6, B12 có khả năng tăng dẫn truyền thần kinh và được dùng trong đau cổ vai gáy.

Cách điều trị bệnh đau cổ vai gáy theo từng cấp độ
Ở mỗi cấp độ bệnh khác nhau, bệnh nhân sẽ có phương pháp điều chỉnh sao cho phù hợp

2.3. Đối với trường hợp bệnh đau cổ vai gáy nặng

Khi bệnh đã chuyển sang tình trạng nặng bệnh nhân sẽ cảm thấy khó chịu và đau đớn nhiều hơn. Những lúc thế này bạn cần phải sử dụng các biện pháp đặc trị ví dụ như châm cứu hoặc sử dụng các loại thuốc như Novocain, Lidocain,… Dù là châm cứu hay uống các loại thuốc trên cũng cần phải có sự chỉ định của bác sĩ. Người bệnh không nên tự ý mua bởi sẽ gây nguy hiểm tới sức khỏe.

Ngoài ra, người nhân bị đau cổ vai gáy nặng cũng sẽ điều trị bằng hai phương pháp sau:

– Điều trị vật lý trị liệu: Điều trị vật lý sẽ giúp cải thiện tình trạng đau cổ. Các bài tập vật lý trị liệu vừa tốt cho sức khỏe người bệnh vừa hỗ trợ quá trình điều trị rất tốt. Bạn cũng có thể kết hợp giữa điều trị bằng các bài tập vật lý cùng thuốc tây để giúp nâng cao hiệu quả.

– Tiến hành phẫu thuật: Phẫu thuật sẽ được chỉ định cho bệnh nhân bị nặng. Trước khi tiến hành phẫu thuật bạn nên chọn địa chỉ uy tín, chất lượng để có được kết quả tốt nhất. Đồng thời cũng sẽ hạn chế tối đa những nguy hiểm và biến chứng có thể xảy ra.

Lời khuyên của chuyên gia giúp phòng tránh bệnh đau cổ vai gáy

Để giảm các triệu chứng đau cổ vai gáy một cách hiệu quả, bạn cần phải kết hợp các liệu trình điều trị của bác sĩ và chế độ dinh dưỡng hợp lý.

3.1. Chế độ dinh dưỡng

Bạn cần phải bổ sung các khoáng chất tốt cho xương khớp. Những thực phẩm mà bạn cần phải bổ sung là:

– Thực phẩm giàu canxi như hạt, phô mai, sữa, sữa chua, rau xanh,…

– Nhóm thực phẩm giàu Omega 3 gồm: Cá thu, cá mòi, bánh mì, ngũ cốc, cá hồi,…

– Các thực phẩm giàu vitamin C, D, E, ngoài ra cũng cần các vitamin C, K giúp cho xương chắc khỏe và tăng cường hệ miễn dịch.

– Nên kiêng các loại đồ uống có chất kích thích rượu, bia và không hút thuốc lá

Cách điều trị bệnh đau cổ vai gáy theo từng cấp độ
Người bị đau mỏi vai gáy cần phải bổ sung chế độ dinh dưỡng sao cho hợp lý

3.2. Chế độ tập luyện hợp lý

Cùng với chế độ dinh dưỡng cân bằng, rèn luyện thể dục thể thao vừa sức phù hợp với sức khỏe cũng rất cần thiết.

– Dành thời gian luyện tập thể dục thể thao. Chọn bộ môn thể thao vừa sức, không tập những bộ môn quá sức vì sẽ ảnh hưởng tới sức khỏe. Nhớ là phải khởi động đầy đủ trước khi chơi thể thao tránh áp lực đột ngột cho cột sống cổ.

– Chọn các môn thể thao tốt cho cổ vai gáy như: yoga, thể dục dưỡng sinh, gym, bơi lội,…

– Không nên tắm khuya. Mỗi ngày nên tắm nước ấm và thực hiện xoa bóp vùng vai gáy thường xuyên

– Lựa chọn các bài tập đơn giản như ngửa cổ, xoay tròn đầu và cổ, nghiêng đầu sang hai bên, xoay khớp bả vai,…

– Khi ngồi, đứng, đi lại, ngủ,…đều phải chuẩn tư thế

– Không gối đầu quá cao hoặc quá thấp, cột sống cổ sẽ bị ảnh hưởng và gây ra tê bì khi ngủ dậy.

Gợi ý một số bài tập phòng chống đau mỏi cổ

Dưới đây sẽ là một số bài tập chống đau mỏi cổ bạn đọc hãy tham khảo và thực hiện theo nhé:

4.1. Bài tập tư thế nắm tay sau lưng

– Khi bắt đầu thực hiện bài tập mọi người cần ngồi thẳng lưng, hai chân bắt chéo nhau.

– Bạn đưa tay phải đưa lên ép, ép chặt tay vào sát bên tai, vòng tay ra sau lưng.

– Tay còn lại hạ xuống ép chặt vào mạn sườn rồi vòng ra sau lưng sao cho nắm được bàn tay phải, kéo căng vải trong quá trình thực hiện động tác. 

– Từ từ cúi đầu xuống sao cho cằm chạm ngực, giữ nguyên tư thế trong 20 giây, sau đó đổi bên.

4.2. Tư thế căng cơ vai chéo

Bài tập tư thế căng cơ vai chéo cần bắt đầu ngồi ở tư thế thẳng lưng thoải mái và nhẹ nhàng. Sau đó kéo tay qua cơ thể cho đến khi cảm thấy vai căng ra. Giữ nguyên động tác này ít nhất trong 3 nhịp thở, sau đó thả ra rồi đổi bên.

4.3. Tư thế gập người về phía trước

Để bắt đầu bài tập này bạn hãy để bàn chân chụm lại với nhau. Sau đó, hít sâu và gập người về phía trước, cố gắng giữ gót chân chạm sàn, ngực đưa càng gần phần đầu gối càng tốt. 

Trong quá trình thực hiện bài tập mọi người lưu ý giữ cổ thẳng. Bạn giữ tư thế trong khoảng 5 giây và thở ra trở về vị trí ban đầu.

4.4. Tư thế vặn mình

Khi ngồi trên thảm tập, hai chân bạn khoanh lại, thả lỏng hai tay, khuôn mặt hướng sang bên phải. Sau đó bạn đưa chân phải lên vắt chéo chân phải lên đầu gối trái, từ từ trở về vị trí cũ rồi thực hiện tương tự. Bài tập này sẽ cần thực hiện khoảng 20 phút mỗi ngày.

4.5. Tư thế sang vai/cuộn cổ

Để thực hiện bài tập này, mọi người nên ngồi tư thế thoải mái, tay đặt trên đầu gối. Sau đó bạn ngồi thẳng lưng, thả lỏng vai, đẩy cằm hướng vào ngực, giữ cột sống thật thẳng. Sau đó hãy nhẹ nhàng dùng một tay đầy đầu sang phải hoặc trái đến khi tai chạm vào vai. Tiếp đến từ từ cuộn đầu trở lại vào trung tâm sau đó lặp lại phía đối diện.

Cách điều trị bệnh đau cổ vai gáy theo từng cấp độ
Áp dụng linh hoạt các bài tập chữa đau mỏi cổ sẽ giúp bạn phòng tránh được bệnh một cách

Ở mỗi cấp độ bệnh khác nhau, việc điều trị đau cổ vai gáy cũng sẽ tương ứng. Hy vọng rằng bài viết chia sẻ cách điều trị bệnh đau cổ vai gáy theo từng cấp độ trên đây hữu ích tới bạn đọc. Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết. Haruco.vn mời bạn đọc thường xuyên truy cập vào website để biết thêm nhiều nội dung hay khác nhé.