Thói quen xấu khiến bệnh đau cổ vai gáy tái phát mà bạn nên Bỏ Ngay!
Theo thống kê mới nhất, hiện đang có khoản 30% dân số trên thế giới đang mắc phải chứng bệnh đau cổ vai gáy. Chính vì thế dù xuất hiện triệu chứng đau mỏi vai gáy nào mọi người cũng không nên chủ quan. Dưới đây, Haruco.vn sẽ chia sẻ tới bạn những thói quen xấu khiến bệnh đau cổ vai gáy tái phát. Bạn đọc hãy cùng theo dõi để chủ động phòng tránh căn bệnh này nhé.
Đau cổ vai gáy là bệnh gì?
Bệnh đau cổ vai gáy là một trong những bệnh xương khớp điển hình, ai cũng có thể mắc phải căn bệnh này. Bệnh dù không nguy hại đến tính mạng nhưng có nhiều biến chứng nguy hiểm. Nếu mắc phải sẽ ảnh hưởng tới sức khỏe và cuộc sống của bệnh nhân. Vậy nên việc tìm hiểu đúng về bệnh là giải pháp cần thiết và kịp thời.
Những cơn đau cổ vai gáy có thể nặng hoặc nhẹ. Dù là triệu chứng bệnh nhẹ mọi người cũng không nên chủ quan, cần phải thăm khám và điều trị ngay từ sớm.
Thông thường bệnh đau cổ vai gáy sẽ chia thành 02 cấp độ:
– Đau vai gáy cấp tính: Xuất hiện do chấn thương cơ, dây chằng ở vùng cổ hoặc ngủ không đúng tư thế, làm các cơ bị giãn quá nhanh.
– Đau vai gáy mạn tính: Những cơn đau mỏi vai gáy xuất hiện thường xuyên. Những ai gặp những cơn đau mạn tính cần phải có những biện pháp khắc phục kịp thời. Nếu để bệnh tiến triển xấu thì bệnh sẽ lây ra các vùng khác.
Triệu chứng điển hình của bệnh đau cổ vai gáy
Các bệnh nhân có thể đánh giá và nhận định bệnh đau cổ vai gáy thông qua các triệu chứng sau:
– Đau nhức: Vùng cổ vai gáy sẽ xuất hiện những cơn đau có thể âm ỉ hoặc dữ dội. Mức độ đau sẽ tùy thuộc vào từng nguyên nhân và mức độ tổn thương của xương khớp.
– Mất sức mạnh: Những chấn thương và các cơn đau xuất hiện sẽ khiến cho sức mạnh ở bả vai, cánh tay bị suy giảm.
–Tê hoặc mất cảm giác: Khi các dây thần kinh bị chèn ép sẽ khiến cho cơ thể bị bầm tím, tê, ngứa ran hoặc mất cảm giác ở vùng cánh tay, bàn tay.
– Sưng đau: Những chấn thương do trật khớp, viêm khớp sẽ gây nên cảm giác sưng tấy và khó chịu.
– Màu sắc da bị thay đổi: Sắc tố da bị thay đổi là do động mạch hoặc tĩnh mạch bị tổn thương.
Xem thêm: Bệnh đau cổ vai gáy tê bì chân tay có nguy hiểm không?
Bệnh đau cổ vai gáy có nguy hiểm không?
Bệnh đau cổ vai gáy có nguy hiểm không hiện là thắc mắc của khá nhiều người. Thực tế căn bệnh này không hề nguy hiểm đến tính mạng như một số căn bệnh khác. Nhưng nếu không được điều trị kịp thời có thể dẫn tới tê liệt vùng cánh tay, vai cổ.
Nếu bệnh đau cổ vai gáy xuất hiện do các nguyên nhân liên quan đến thói quen xấu. Chỉ phát sinh ra những cơn đau nhẹ thì thì sẽ không gây ra những biến chứng nguy hiểm. Những cơn đau có thể dễ dàng sau khi loại trừ yếu tố, nguy cơ khi sử dụng thuốc điều trị.
Nhưng nếu bệnh lý xuất hiện do các nguyên nhân bệnh lý về xương khớp, nếu can thiệp kịp thời sẽ để lại nhiều biến chứng. Cụ thể là:
– Mệt mỏi, khó ngủ, mất tập trung
– Thiếu máu lên não, rối loạn tiền đình
– Rễ thần kinh và tủy sống vùng cổ bị chèn ép.
– Các đám rối dây thần kinh cánh tay bị tổn thương
– Teo cơ
– Bại liệt, tàn phế,…
Thói quen xấu khiến bệnh đau cổ vai gáy tái phát
Để phòng ngừa và chữa khỏi bệnh đau cổ vai gáy, mọi người cần phải loại bỏ ngay những thói quen xấu sau đây:
3.1. Tư thế sinh hoạt không đúng
Khi bạn cúi gằm nhìn điện thoại, gập hay ngửa cổ vì mỏi thì các đốt sống sẽ không thẳng hàng. Nếu để tình trạng này kéo dài sẽ gây nên áp lực cho đốt sống cổ, làm chèn ép các dây thần kinh.
Các bác sĩ khuyên mọi người nên giữ đúng tư thế trong quá trình sinh hoạt. Khi làm việc, nghỉ ngơi cũng hãy cố gắng để cho cột sống được thẳng. Vậy nên hãy cố gắng điều chỉnh lại tư thế sao cho thật chuẩn.
3.2. Ngủ sai tư thế
Những tư thế nằm sấp, nằm nghiêng, kê gối quá cao hoặc quá thấp cũng là nguyên nhân gây đau mỏi cổ vai gáy. Mỗi khi nằm ngủ sai tư thế, đốt sống cổ và mạch máu sẽ phải chịu nhiều áp lực, làm gia tăng nồng độ axit lactic. Chiều cao của gối không hợp lý sẽ làm cho dây chằng bị căng.
Để tránh tình trạng đau mỏi cổ tái phát bạn hãy thay đổi những thói quen ngủ xấu của mình. Bạn hãy chọn những chiếc gối có độ dày vừa phải, bằng vai, mềm mại, thoải mái. Điều này sẽ giúp cho cột sống luôn được thăng bằng, giúp mọi người phòng tránh nguy cơ thoái hóa sớm.
3.3. Ngồi quá nhiều
Những ai làm việc văn phòng phải ngồi quá nhiều, nhìn vào màn hình máy tính nhiều giờ sẽ khiến cơ bắp căng cứng. Đồng thời mỗi nghiêng người về phía trước để nhìn vào màn hình máy tính, tình trạng bệnh sẽ càng trầm trọng thêm.
Các bác sĩ đã khuyên rằng, những nhân viên văn phòng nên đứng lên, đi lại ít nhất 1 – 2 tiếng 1 lần. Khi ngồi không bắt chéo chân mà hãy đặt chân xuống sàn thành một góc vuông 90 độ. Quan trọng nhất là điều chỉnh màn hình máy tính ở ngang tầm mắt để không phải cúi xuống.
3.4. Tập luyện thể thao không đúng cách
Thể dục thể dục có tác dụng cải thiện sức khỏe và tinh thần. Tuy nhiên nếu như mọi người luyện tập không đúng cách có thể làm trầm trọng thêm các vấn đề sức khỏe. Những người có tiền sử bị đau mỏi cổ gáy không nên nâng tạ, bơi lội,.. Có thể làm căng, vẹo do nghiêng cổ sang một bên. Bạn hãy chọn những môn thể thao nhẹ nhàng, vừa sức. Nếu vẫn cố tập luyện cơn đau có thể lan xuống vai, cột sống,…
3.5. Sử dụng điện thoại quá nhiều
Khi sử dụng điện thoại mọi người thường có xu hướng cúi đầu. Đây chính là nguyên nhân dẫn đến căng và đau nhức cổ. Để tránh tình trạng này bạn hãy cắt giảm thời gian sử dụng điện thoại. Thay vì cúi đầu sử dụng điện thoại bạn có thể nâng điện thoại lên cao so với tầm mắt.
3.6. Hút thuốc lá
Thuốc lá rất có hại cho sức khỏe và cơ xương khớp. Chất nicotine trong thuốc lá sẽ làm hỏng mạch máu, hạn chế lưu lượng máu, có thể gây ra các vấn đề về đĩa đệm. Thuốc lá sẽ là nguyên nhân gây mất nước, giảm thể tích nhân nhầy trong đĩa đệm.
Những người thường xuyên bị đau nhức cổ vai gáy nên lên kế hoạch bỏ thuốc lá để tránh bệnh tái phát. Hút thuốc lá càng lâu, cơn đau nhức sẽ càng trầm trọng hơn.
3.7. Không điều trị sớm
Đau cổ vai gáy xuất hiện không phải là những cơn đau xuất hiện tự nhiên. Dù nặng hay nhẹ cũng đều có nguyên nhân. Vậy nên, bạn không nên chủ quan, nếu bệnh cứ kéo dài cần phải đi thăm khám và điều trị. Các chuyên gia sẽ giúp bạn có được các bài tập giúp giảm căng thẳng, căng cơ. Khi cơn đau không được cải thiện, bác sĩ sẽ có biện pháp tích cực hơn để giảm các triệu chứng khó chịu.
2.8. Đeo lệch túi hoặc mang vác quá nặng
Hiện nay có nhiều mẫu túi thiết kế đeo lệch 1 vai. Nếu mọi người sử dụng quá thường xuyên có thể gây áp lực cho lưng, vai và cổ. Đeo túi lệch một bên sẽ khiến cho cột sống bị trẹo. Cách khắc phục đó là bạn hạn chế mang đồ quá nặng. Ngoài ra cũng nên sử dụng balo để thay thế, hãy giữ trọng lượng túi dưới 20% trọng lượng của cơ thể.
Cách phòng tránh đau cổ vai gáy hiệu quả
Để phòng tránh bệnh đau cổ vai gáy hiệu quả, bạn đọc hãy thực hiện theo những hướng dẫn dưới đây của Haruco.vn.
4.1. Dành thời gian nghỉ ngơi và thư giãn
Bệnh đau cổ vai gáy thường mang tính chất cơ học. Những cơn đau sẽ tăng đột ngột khi mọi người ngồi lâu hoặc di chuyển sai cách. Do đó để giảm đau nhức mọi người cần phải dành thời gian nghỉ ngơi
4.2. Chế độ dinh dưỡng phù hợp
Chế độ dinh dưỡng hợp lý sẽ thúc đẩy quá trình phục hồi các tổn thương diễn ra thuận lợi. Dưới đây sẽ là một số thực phẩm cần bổ sung để quá trình điều trị cổ vai gáy diễn ra hiệu quả.
– Vitamin C thúc đẩy sản xuất Collagen để củng cố cấu trúc cơ, gân, xương. Giúp phục hồi mô tổn thương nhanh chóng.
– Vitamin A thúc đẩy sản xuất các tế bào bạch cầu trong máu để chống lại virus và tình trạng nhiễm trùng. Từ đó tăng tốc độ hồi phục tổn thương. Thực phẩm chứa nhiều vitamin A như: Rau chân vịt, cà rốt, khoai lang,…
– Canxi đóng vai trò quan trọng đối với quá trình truyền tín hiệu thần kinh và co cơ. Do đó người bị đau cổ vai gáy rất cần phải bổ sung thêm nhiều canxi. Các thực phẩm giàu canxi gồm có: bông cải xanh, đậu bắp, sữa, đậu phụ, rong biển…
– Thực phẩm giàu vitamin D có trong cá hồi, cá mòi, lòng đỏ trứng, sữa đậu nành,… Có tác dụng tốt trong việc tăng cường sức mạnh cho dây chằng, giúp phục hồi vết thương.
– Thực phẩm giàu protein sẽ giúp tăng sức mạnh khối cơ. Một số thực phẩm chứa nhiều protein như: Đậu nành, đậu hà lan, thịt gia cầm,…
4.3. Thực hiện bài tập giãn cho vùng cổ
Những bài tập giãn cho vùng cổ có tác dụng rất tốt để cải thiện khả năng vận động, sự linh hoạt. Đồng thời còn giúp tránh chấn thương tái phát. Một số bài tập giúp co giãn vùng cổ như sau:
– Bài tập 1: Bạn đưa cằm về phía trước rồi từ từ kéo về phía cổ họng và hơi chếch xuống. Sau đó giữ nguyên cằm song song với sàn nhà, thực hiện tối đa 10 lần mỗi giờ.
– Bài tập 2: Đứng thẳng với tư thế hơi uốn cong lưng trên, sau đó quấn vải lên, đưa xuống từ từ theo vòng tròn. Bạn sẽ thực hiện lặp lại động tác 10 lần và đổi hướng, xoay vai về phía trước 10 lần.
4.4. Tư thế ngủ
Tư thế ngủ cũng là một trong những nguyên nhân chính dẫn tới hiện tượng đau vai gáy. Để khắc phục đau mỏi vai gáy khi ngủ bạn nên cân nhắc một số lưu ý:
– Tránh tư thế nằm sấp vì sẽ gây áp lực cho vùng cổ vai gáy. Bạn nên nằm ngửa hoặc nằm nghiêng khi ngủ,
– Lựa chọn gối có độ cao phù hợp, mềm mại, giữ đầu ngang với cổ.
– Chọn nệm có độ đàn hồi tốt để nâng đỡ cơ thể
4.5. Uống đủ nước
Đây là thói quen tốt, giúp thúc đẩy quá trình lưu thông máu diễn ra thường xuyên. Vậy nên mỗi ngày bạn hãy bổ sung từ 2 – 2.5 lít nước mỗi ngày.
4.6. Cải thiện môi trường làm việc
Những ai làm việc văn phòng thường phải ngồi liên tục một chỗ. Vậy nên bạn cần thay đổi môi trường và cải thiện môi trường làm việc.
– Điều chỉnh ghế ở tư thế thoải mái, hai chân đặt lên sàn và giữ đầu gối thấp hơn hông.
– Tay đặt ngang với bàn làm việc để giảm áp lực đè nén lên cột sống, gân, cơ, khớp vùng cổ vai gáy.
Bạn đọc hãy chủ động thay đổi và loại bỏ các thói quen xấu khiến bệnh đau cổ vai gáy tái phát trên đây nhé. Cảm ơn bạn đọc đã theo dõi nội dung bài viết của Haruco.vn. Mời bạn thường xuyên truy cập vào website để biết thêm nhiều nội dung chọn lọc khác nhé.