Ảnh hưởng do đau mỏi gối gây ra đối với sức khỏe
Những tưởng đau mỏi gối là bệnh chỉ xuất hiện ở người già, nhưng tình trạng bệnh đang dần trẻ hóa. Người nào mắc phải bệnh gặp phải những ảnh hưởng tiêu cực đến cơ thể. Nội dung bài viết hôm nay, Haruco.vn sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về ảnh hưởng do đau mỏi gối gây ra đối với sức khỏe. Mời bạn đọc theo dõi.
Nguyên nhân gây đau ra đau mỏi gối
Căn bệnh đau mỏi gối có thể do nhiều nguyên nhân gây ra, nên biểu hiện bệnh của mỗi người cũng khác nhau. Bệnh đau mỏi gối có thể gặp ở nhiều đối tượng. Trong đó phổ biến nhất là ở người trung niên và người cao tuổi.
Đau mỏi gối xuất hiện có thể là do cảnh báo của nhiều bệnh lý nguy hiểm. Nếu không chữa trị kịp thời sẽ để lại hậu quả khôn lường. Dưới đây sẽ một số nguyên nhân phổ biến gây nên bệnh đau mỏi gối.
1.1. Do chấn thương đầu gối
Chấn thương đầu gối có thể là do bị tại nạn, ngã, mang vác vật nặng gây chấn thương. Hay cả những vận động viên thể thao hoạt động quá sức cũng sẽ gây nên tổn thương cho đầu gối. Ngoài các tổn thương bên trong, bệnh nhân còn gặp các chấn thương khác như đứt dây chằng, rách gân, rạn nứt xương, trật khớp,…
1.2. Nguyên nhân do bệnh lý
Bệnh Gout
Bệnh lý này xuất hiện khi có những rối loạn chuyển hóa axit ric trong cơ thể. Bệnh Gout sẽ gây nên viêm khớp cấp tính, có thể trở thành mãn tính, gây đau nhức xương khớp và chân tay.
Bệnh bao hoạt dịch khớp gối
Căn bệnh xảy đến khi bao hoạt dịch bị viêm, khiến bệnh nhân bị đau mỏi. Căn bệnh ảnh hưởng lớn đến khả năng vận động của khớp gối. Gây khó khăn trong sinh hoạt hằng ngày.
Bệnh viêm khớp dạng thấp
Bệnh viêm khớp dạng thấp gây tổn thương và ảnh hưởng xấu đến các loại khớp trong cơ thể, trong đó có khớp gối.
Thoái hóa khớp gối
Thoái hóa khớp gối là tình trạng thoái hóa hay tổn thương phần sụn khớp gối và xương dưới sụn ở mức độ cao. Thoái hóa khớp gối là bệnh mãn tính gặp ở nhiều người. Khi bị thoái hóa khớp gối có thể gây viêm khớp gối và nhiều biến chứng bệnh nguy hiểm khác.
1.3. Do lối sống không lành mạnh
Căn bệnh đau mỏi gối ngày càng phổ biến hơn là do hậu quả của lối sống thiếu lành mạnh. Chế độ sinh hoạt giờ giấc đảo lộn, thức khuya thường xuyên, sử dụng chất kích thích,… Cũng là những tác động xấu đến xương khớp, lâu dần sẽ khiến cho xương khớp yếu đi, mắc phải nhiều bệnh lý. Đó cũng là lý do lối sống không lành mạnh cũng là nguyên nhân lớn gây nên bệnh đau mỏi gối.
Xem thêm: Đau mỏi gối là dấu hiệu của bệnh gì?
Ảnh hưởng của đau mỏi gối đối với sức khỏe
Đau mỏi gối là bệnh lý xuất hiện sớm của nhiều bệnh lý liên quan tới xương khớp. Những ảnh hưởng do đau mỏi gối gây phải kể đến như:
– Mỗi khi leo cầu thang đều thấy đau mỏi, khó chịu
– Thời tiết thay đổi, chuyển mùa cũng sẽ xuất hiện bệnh đau mỏi gối.
– Mỗi khi vận động hay bê vác gì đó trong thời gian ngắn đã nhanh chóng mỏi và nhức đầu gối.
– Đầu gối xuất hiện tình trạng sưng, đỏ. Khi có dấu hiệu này chứng tỏ đầu gối đã bị viêm. Các dịch tiết dịch cho khớp đầu gối đã không linh hoạt, cứng và sưng lên thấy rõ. Kèm theo đó là những cảm giác nóng xung quanh đầu gối.
– Mỗi khi di chuyển sẽ xuất hiện những âm thanh lục cục bên trong đầu gối. Những âm thanh xuất phát từ những sụn đầu gối bị tổn thương.
Cách chữa đau mỏi gối hiệu quả cho người bệnh
Đau mỏi khớp gối là bệnh có thể gặp ở mọi lứa tuổi. Đau mỏi khớp gối khiến việc vận động gặp nhiều khó khăn, ảnh hưởng đến sinh hoạt và cuộc sống.
3.1. Giữ ấm cơ thể
Giữ ấm cơ thể cho người bị mắc bệnh xương khớp có ý nghĩa quan trọng trong phòng và điều trị bệnh. Đầu gối dễ bị sưng đau vì gân và dây chằng dễ bị tổn thương khi gặp không khí lạnh. Do đó, mỗi khi trời lạnh bạn hãy cố gắng bảo vệ sức khỏe thật tốt nhé.
3.2. Chườm lạnh
Chườm lạnh cũng là cách giảm đau cho khớp gối khá hiệu quả. Sử dụng phương pháp chườm lạnh sẽ giúp làm dịu cơn đau tức thì. Để chườm lạnh bạn có thể dùng đá viên hoặc đá khối bọc trong khăn để chườm. Không nên để đá tiếp xúc trực tiếp với da. Mỗi lần chườm lạnh khoảng từ 10 – 15 phút, mỗi ngày khoảng 5 lần.
3.3. Tránh vận động quá sức
Vận động quá mạnh, vượt quá sức chịu đựng sẽ là nguyên nhân đau mỏi gối. Với những ai có tiền sử bị đau đầu gối thì cần phải vận động nhẹ nhàng, vừa sức. Tránh những tổn thương đến khớp thì mới khỏi những biến chứng nguy hiểm sau này.
3.4. Giữ đúng tư thế khi nằm và ngồi
Sai tư thế khi nằm, khi ngồi, đứng cũng sẽ làm ảnh hưởng tới khớp gối. Những ai do đặc thù công việc phải ngồi nhiều như nhân viên văn phòng, thợ may,… Ít vận động thì phải ngồi thẳng, đúng tư thế, thường xuyên đi lại để khớp gối không bị mỏi mệt. Bên cạnh đó, ghê ngồi cũng cần phải phù hợp với chiều cao, không nên để quá thấp hoặc quá cao thì lâu dầu sẽ gây nên các bệnh lý về xương khớp.
3.5. Tránh thừa cân, béo phì
Thừa cân béo phì cũng là nguyên nhân gây nên những bệnh lý quan trọng. Khi cơ thể quá nặng sẽ gây áp lực cho cơ thể, đặc biệt là khớp gối. Do đó, người mắc các bệnh về xương khớp cần phải giữ cho trọng lượng ở mức vừa phải. Nếu cơ thể thừa cân thì cần phải có sự điều chỉnh về cân nặng sao cho hợp lý.
3.6. Kiểm soát lượng đường phù hợp
Tiểu đường được coi là bệnh lý giúp gia tăng nguy cơ căn bệnh thoái hóa khớp. Nếu để lượng đường trong máu quá cao sẽ dẫn tới nhiều biến chứng nguy hiểm:
– Làm tăng tốc độ hình thành phân tử gây hại cho sụn khớp
– Đẩy nhanh quá trình bào mòn sụn khớp
– Làm tăng tốc độ hình thành các phân tử gây cứng lớp sụn khớp
Nếu không có sự kiểm soát lượng đường trong máu thì rất khó có thể điều trị các bệnh liên quan tới thoái hóa khớp sớm.
3.7. Bổ sung thực phẩm chức năng
Glucosamine và Chondroitin là 2 loại chất được điều chế dưới dạng thực phẩm chức năng. Công dụng của hai chất này là giúp giảm sưng, viêm, đau nhức, giúp cải thiện chức năng vận động của cơ thể. Những người đau khớp gối nhẹ trung bình sẽ được nên khuyên dùng hai chất này. Còn đối với những trường hợp đau khớp khác cần phải có sự chỉ định của bác sĩ.
3.8. Chế độ dinh dưỡng hợp lý
Ăn uống lành mạnh và khoa học cũng là cách chữa và điều trị đau mỏi gối hiệu quả. Trong khẩu phần ăn hằng ngày bạn nên ưu tiên bổ sung nhóm chất chứa vitamin, omega3,… Có trong cá, đậu nành, rang, bơ,…
Nên tuyệt đối tránh các thực phẩm có chứa chất Sotanin, cà chua, khoai tây, ớt,… Hạn chế sử dụng rượu bia, thuốc lá, đồ ăn nhanh, đồ chiên rán,…
Cách bài tập thể dục cho người bị đau mỏi khớp gối
Cùng với xây dựng chế độ sinh hoạt và dinh dưỡng hợp lý, bạn cũng nên thực hiện các bài tập giảm đau gối. Thực hiện đúng cách và thường xuyên các bài tập giảm đau khớp gối sẽ tăng cường sức mạnh của cơ bắp, giúp khớp gối trở nên dẻo dai hơn.
4.1. Bài tập cơ tứ đầu đùi
Cơ tứ đầu đùi có vai trò trong việc ổn định các khớp gối nên những người bị suy yếu gối do thoái hóa rất nên luyện tập. Để thực hiện bài tập này bạn sẽ thực hiện các động tác sau:
– Bạn thả lòng nằm ngửa trên sàn
– Sau đó co một chân và duỗi một chân
– Bạn cuộn một chiếc khăn và đặt bên dưới đầu gối của chân đang duỗi. Từ từ siết chặt cơ tứ đầu đùi ở chân đang duỗi và giữ yên trong vòng 5 giây. Sau đó từ từ thả lỏng trở lại. Nghỉ khoảng 5 giây rồi tiếp tục lặp lại động tác siết chặt cơ trên. Trong quá trình tập luyện bạn cũng đừng quên đổi chân.
4.2. Bài tập giãn cơ gân khoeo
Căng cơ gân khoeo cũng là bệnh thường gặp ở người bị đau mỏi, thoái hóa khớp gối. Bài tập này sẽ giúp khắc phục tình trạng đau mỏi, tăng tính linh hoạt cũng như phạm vi di chuyển của khớp gối.
Các bước luyện tập bài tập này như sau:
– Bạn nằm ngửa trên sàn với 2 chân duỗi thẳng. Lấy một sợi dây dài vòng qua một lòng bàn chân. Sau đó dùng tay kéo căng dây để nâng cao chân cho đến khi cảm thấy cơ ở mặt sau đầu gối và đùi căng nhẹ. Bạn sẽ duy trì tư thế trên trong 30 giây rồi từ hạ chân xuống. Thực hiện lại động tác ở bên chân còn lại.
4.3. Bài tập cơ mông cho người bị thoái hóa
Mục đích của bài tập này là giúp ổn định và giữ thăng bằng cho người bị đau gối khi đi bộ. Các động tác cần thực hiện như sau:
– Bạn nằm sấp trên bề mặt phẳng với 2 chân duỗi thẳng. Kê gối bên dưới nhằm hỗ trợ giữ thẳng lưng. Siết chặt cơ mông và nâng nhẹ một chân lên cao, chú ý là chân vẫn duỗi thẳng. Bạn duy trì tư thế trong vài giây rồi từ từ hạ chân xuống. Thực hiện lại động tác ở chân bên kia.
4.4. Giãn cơ bắp chân
Tác dụng của bài tập giãn cơ bắp chân đó là duy trì tính linh hoạt của cẳng chân và mắt cá chân. Bên cạnh đó cũng giúp giữ người bệnh giữ được thăng bằng trong quá trình đi lại.
Các bước thực hiện động tác:
Bạn đứng đối mặt với tường, chống tay lên tường để hỗ trợ giữ thăng bằng
Bước một chân lên trước và từ từ khuỵu gối xuống. Chân còn lại duỗi thẳng ra sau. Lưu ý không nhấc gót chân khỏi mặt sàn. Tiếp tục khuỵu gối chân trước và duỗi thẳng chân sau cho đến khi cảm thấy cơ bắp chân sau căng nhẹ. Duy trì trong 30 giây rồi từ từ trở về tư thế ban đầu.
Lưu ý: Cường độ tập luyện sẽ phụ thuộc vào tình trạng và giai đoạn phát triển bệnh của từng bệnh nhân. Nếu thực hiện các bài tập không phù hợp nếu khớp gối sẽ rất nguy hiểm cho bệnh nhân. Vì vậy, hãy luôn tham vấn ý kiến bác sĩ hoặc chuyên gia trước khi bắt đầu bất kỳ chương trình tập luyện nào.
Nội dung bài chia sẻ đánh giá ảnh hưởng do đau mỏi gối gây ra hy vọng là thông tin hữu ích đến bạn đọc. Việc phòng tránh các bệnh về khớp nói chung và đau mỏi gối nói riêng là rất quan trọng. Bạn hãy xây dựng cho mình chế độ sinh hoạt sao cho thật khoa học để bảo vệ sức khỏe nhé. Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết.