Mắc thoát vị đĩa đệm có ảnh hưởng đến việc mang thai không?
Căn bệnh thoát vị đĩa đệm gây nên những đau nhức, khó chịu cho vùng cổ, thắt lưng. Khi bệnh nghiêm trọng những cơn đau này có thể lan đến đầu, bả vai, cánh tay,…. Nó ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe và sinh hoạt của mọi người. Trong chuyên mục bài viết hôm nay, Haruco.vn sẽ giúp bạn giải đáp thắc mắc thoát vị đĩa đệm có ảnh hưởng đến việc mang thai không. Bạn đọc hãy cùng tham khảo và theo dõi nhé.
Mắc thoát vị đĩa đệm có ảnh hưởng đến việc mang thai không?
Thoát vị đĩa đệm không ảnh hưởng khả năng sinh sản của nam giới và phụ nữ. Kể cả trong quá trình mang thai cũng sẽ không ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi. Tuy nhiên trong quá trình mang thai, bệnh thoát vị đĩa đệm sẽ khiến cho chị em cảm thấy mệt mỏi, đau nhức cột sống khá nhiều.
Khi mang thai, khi em bé lớn dần lên trọng lượng cơ thể sẽ làm gia tăng áp lực, đặc biệt là phần lưng. Kể cả một phụ nữ khỏe mạnh khi mang thai cũng sẽ bị đau nhức, khó chịu. Trường hợp chị em bị thoát vị đĩa đệm những cơn đau sẽ xuất hiện nhiều hơn. Các nhân nhầy tràn ra chèn ép các dây thần kinh cột sống, khiến cho tình trạng đau nhức xương khớp càng thêm nghiêm trọng.
Để hạn chế được tình trạng thoát vị đĩa đệm khi mang thai, các chị em cần phải kiểm soát tốt tình trạng bệnh của mình. Cố gắng tìm cách gia tăng sức mạnh và sự dẻo dai của cột sống.
Lưu ý cần biết trước khi mang thai của bệnh nhân thoát vị đĩa đệm
Bệnh nhân bị thoát vị đĩa đệm trước khi mang thai cần phải nắm được những lưu ý quan trọng sau:
2.1. Tập vật lý trị liệu
Nếu có thời gian rảnh các chị em hãy đến các trung tâm, bệnh viện lớn để tiến hành vật lý trị liệu. Tại đây mọi người sẽ được hướng dẫn những bài tập có lợi cho cột sống.
2.2. Hạn chế các tư thế gập người
Trong sinh hoạt hằng ngày, mọi người cần phải hạn chế gập người. Thậm chí người bị thoát vị đĩa đệm không nên mang balo, túi xách, trách các động tác xoắn. Nếu vặn người quá mức có thể làm tổn thương cột sống.
2.3. Chế độ ăn uống đa dạng
Ăn uống đầy đủ các dưỡng chất sẽ giúp cho cơ thể có đầy đủ năng lượng, phòng chống được bệnh tật và tăng cường sức đề kháng.
Bên cạnh đó, người bị thoát vị trong quá trình mang thai còn phải lưu ý:
– Mọi người không được tự ý dùng thuốc giảm đau
– Ngoài thăm khám và kiểm tra sức khỏe định kỳ, chị em cũng cần phải thăm khám bệnh thoát vị đĩa đệm.
Một số nguy cơ mang thai khi bị thoát vị đĩa đệm
Căn bệnh thoát vị đĩa đệm sẽ gây nên ảnh hưởng không nhỏ đến sự phát triển của thai nhi. Đặc biệt là ở những ai bệnh ở mức độ nghiêm trọng. Dưới đây sẽ là một số nguy cơ mang thai khi bị thoát vị đĩa đệm, mọi người hãy nắm được để chủ động phòng tránh nhé.
– Do phải chịu áp lực nâng đỡ thai thi nên dây chằng, sụn khớp của mẹ phải có giãn hết mức. Sự phát triển của thai nhi sẽ tỉ lệ thuận với sự gia tăng các cơn đau. Đặc biệt là trong 03 tháng đầu, mẹ sẽ phải chịu những cơn đau dữ dội từ vùng thắt lưng, hông đến xương chậu.
– Mẹ bầu nào sử dụng thuốc giảm đau, các dẫn xuất của thuốc có thể sẽ hấp thụ vào nhau thai. Tác dụng của thuốc của có thể làm cho thai nhi chậm phát triển, gây ra các vấn đề dị tật.
– Những cơn đau xuất hiện với tần suất nhiều sẽ khiến cơ thể mẹ bầu mệt mỏi, mất ăn mất ngủ. Đây chính là nguyên nhân khiến cho sức khỏe mẹ bầu giảm sút, ảnh hưởng đến quá trình phát triển của bào thai sau này.
Cách điều trị thoát vị đĩa đệm ở phụ nữ mang thai
Điều trị thoát vị đĩa đệm ở phụ nữ mang thai không giống với cách điều trị của các nhóm bệnh nhân khác. Bởi lẽ, cơ thể của phụ nữ mang thai rất nhạy cảm, nếu điều trị không đúng cách sẽ ảnh hưởng tới sức khỏe thai nhi và mẹ trong bụng.
Đa số các loại thuốc Tây đều không được áp dụng cho phụ nữ mang thai. Hoặc nếu muốn sử dụng phải hỏi ý kiến của các chuyên gia, bác sĩ. Hai phương pháp được áp dụng nhiều để điều trị thoát vị đĩa đệm đó là dùng thuốc Nam, một số trường hợp sẽ dùng phương pháp bảo tồn.
Dưới đây sẽ là một số cách điều trị thoát vị đĩa đệm cho phụ nữ mang thai
3.1. Bài tập giúp chỉnh đĩa đệm về vị trí ban đầu
Một số bài tập thoát vị đĩa đệm dành cho phụ nữ mang thai nhằm mục đích để duy trì các tư thế vận động và nghỉ ngơi hợp lý. Các bài tập giúp chấn chỉnh tình trạng thoát vị đĩa đệm, giảm đau và tăng cường sức mạnh các nhóm cơ xung quanh cột sống.
3.2. Phương pháp nắn khớp
Tác dụng của phương pháp nắn khớp đó là giúp giảm bớt các cơn đau và giảm áp lực lên đĩa đệm, chèn ép dây thần kinh.
3.3. Phương pháp châm cứu
Châm cứu cũng là phương pháp điều trị thoát vị địa đệm ở phụ nữ mang thai. Liệu pháp châm cứu sẽ tác động vào một số điểm nhất định của cơ thể để tạo nên áp lực vùng đĩa đệm bị thoát vị. Nhờ đó sẽ tác động lên dây thần kinh và là mất cảm giác đau cho cơ thể.
Xem thêm: Bài thuốc đắp chữa thoát vị đĩa đệm cho hiệu quả bất ngờ
3.4. Phương pháp bấm huyệt
Bên cạnh phương pháp châm cứu, bấm huyệt cũng là phương pháp an toàn giúp giảm bớt các cơn đau khi mang thai. Tác dụng của phương pháp này là giúp giảm áp suất lên bộ phận đĩa đệm, hạn chế tình trạng thoát vị nặng hơn.
3.5. Sử dụng một số loại thuốc Tây
Các loại thuốc Tây đặc trị được chỉ định dùng cho phụ nữ mang thai. Với các loại thuốc này cần phải sự cho phép của bác sĩ mới được dùng.
3.6. Sử dụng đai lưng
Sử dụng đai lưng giúp củng cố cấu trúc cột sống thắt lưng, giảm áp lực lên đĩa đệm. Đai lưng sẽ giúp hạn chế mức độ chèn ép lên các bó rễ thần kinh. Khi áp dụng cách làm này bạn nên kết hợp với chế độ nghỉ ngơi hợp lý và kiểm soát các cơn đau.
3.7. Dùng nhiệt
Các dây thần kinh sẽ giúp làm giảm sự chèn ép do tác động nhiệt. Lúc này nhiệt sẽ giúp làm giãn không gian của cột sống, hạn chế áp lực lên đĩa đệm bị xơ hóa. Cách làm này sẽ làm giảm tình trạng bị châm chích, tê bì và khó chịu ở người bệnh.
3.8. Xoa bóp
Xoa bóp là phương pháp giúp làm giảm đau nhức, khó chịu ở vùng lưng, cổ cho bệnh nhân. Đồng thời còn thúc đẩy quá trình tuần hoàn máu, kích thích các cơ hoạt động, giảm sự chèn ép thần kinh. Các chị em có thể massage, xoa bóp để giảm các triệu chứng bị đau.
3.9. Chế độ dinh dưỡng khoa học
Chế độ dinh dưỡng trong thời kỳ mang thai là rất quan trọng. Nó không chỉ đảm bảo cung cấp đầy đủ dinh dưỡng cho mẹ và bé mà còn hỗ trợ điều trị bệnh hiệu quả.
Trong chế độ ăn hằng ngày các chị em cần phải bổ sung
– Trong thực đơn hằng ngày cần bổ sung nhiều rau xanh, hoa quả tươi. Những thức ăn này sẽ giúp bổ sung nhiều chất xơ, vitamin cũng như các dưỡng chất cần thiết cho cơ thể. Ngoài ra bạn cũng nên tăng cường canxi, vitamin D, vitamin K2… để giúp xương chắc khỏe hơn.
– Hằng ngày cần phải uống đủ nước, ngoài nước lọc có thể sử dụng thêm nước trái cây, sinh tố.
– Để đảm bảo sức khỏe mọi người nên hạn chế đồ ăn cay nóng, nhiều dầu mỡ, các chất thích kích như rượu bia,… Những thực phẩm trên có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của bà bầu, đồng thời làm tình trạng bệnh thêm trầm trọng hơn.
– Các mẹ bầu nên chia nhỏ các bữa ăn để quá trình hấp thu dưỡng chất được tốt hơn. Ngoài ra còn không gây cảm giác khó chịu, đầy hơi
3.10. Bài thuốc chữa thoát vị an toàn cho bà bầu
Bài thuốc từ cây cỏ xước
Để thực hiện bài thuốc dân gian này bạn sẽ cần chuẩn bị:
– Nguyên liệu: 20g các vị rễ cỏ xước, ý dĩ; 16g mỗi vị đỗ trọng và lá lốt.
– Cách thực hiện
- Bạn rửa sạch các nguyên liệu trên, sau đó đem sắc với 6 chén nước đến khi còn 2 chén thì lấy ra uống.
- Mỗi ngày làm 2 lần uống trong ngày, sử dụng 2 tuần sẽ giảm triệu chứng đau nhức do bệnh gây ra.
Bài thuốc chữa thoát vị bằng cây ngải cứu
Ngải cứu là bài thuốc rất phổ biến, được áp dụng để điều trị xương khớp khá nhiều.
– Nguyên liệu: 300g lá ngải cứu và 3 thìa mật ong
– Cách thực hiện:
- Đầu tiên bạn sẽ rửa sạch lá ngải cứu, đem đi giã nát, trộn cùng với mật ong, sau đó sẽ lọc thành nước uống.
- Người bệnh sẽ uống liên tục trong vòng 2 tuần, mỗi ngày uống sáng và tối. Thực hiện điều độ sẽ giúp giảm cơn đau thần kinh tọa, đau nhức tay chân.
Bài thuốc từ cây lá lốt
Lá lốt là cây thảo dược được sử dụng để điều trị nhiều bệnh khác nhau, trong đó có bệnh xương khớp.
Để thực hiện bài thuốc bạn cần:
– Nguyên liệu: 30g mỗi vị lá lốt tươi, bưởi bung, vòi voi và cỏ xước.
– Cách thực hiện
- Rửa sạch các nguyên liệu trên, để ráo nước rồi sao vàng hạ thổ. Cho tất cả vào sắc với 1 lít nước đến khi còn một nửa thì đem ra uống.
- Mỗi ngày bệnh nhân sẽ uống 2 lần, sử dụng liên tục sẽ cho hiệu quả điều trị bệnh tốt.
Bài thuốc từ đu đủ xanh
Đu đủ xanh cũng có công dụng tốt trong việc điều trị các bệnh xương khớp. Để thực hiện bài thuốc từ đu đủ xanh, bạn sẽ làm như sau:
– Nguyên liệu: 1 quả đu đủ xanh, 100g gừng tươi và 150ml rượu.
– Cách thực hiện:
- Bạn giã nhỏ gừng tươi rồi trộn với rượu. Đu đủ xanh cắt cách cuống khoảng 5cm, sau đó cho hỗn hợp gừng tươi và rượu và rồi đậy lại.
- Nướng chín đu đủ rồi cho vào túi vải sạch bóp huyễn.
- Đặt túi dưới vị trí đau, nằm đè lên khoảng 20 phút sẽ giảm được đau nhức do bệnh gây ra.
Haruco.vn đã giúp bạn giải đáp mắc thoát vị đĩa đệm có ảnh hưởng đến việc mang thai không. Hy vọng rằng bài viết đã đem tới cho bạn những thông tin bổ ích. Cảm ơn bạn đọc đã theo dõi bài viết của Haruco.vn