Bị thoát vị đĩa đệm khi mang thai có nguy hiểm không?
Có nhiều phụ nữ khi mang thai bị thoát vị đĩa đệm, không chỉ gây nên cảm giác mệt mỏi mà còn ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi. Để khắc phục tình trạng bệnh, ngay từ đầu các mẹ bầu cần phải chủ động lựa chọn phương pháp điều trị thích hợp. Trong chuyên mục bài viết hôm nay, Haruco.vn sẽ chia sẻ tới bạn nội dung bị thoát vị đĩa đệm khi mang thai có nguy hiểm không. Bạn đọc hãy cùng tham khảo nhé.
Nguyên nhân gây thoát vị đĩa đệm khi mang thai?
Thoát vị đĩa đệm là tình trạng các nhân nhầy bên trong các đĩa đệm cột sống bị thoát ra ngoài, chèn ép lên các dây thần kinh. Người bệnh sẽ cảm thấy đau đớn và khó khăn mỗi khi vận động. Với các chị em, thời kỳ mang thai mắc phải bệnh này sẽ ảnh hưởng tới khớp háng, xương chậu. Quá trình nâng đỡ khi thai nhi lớn dần lên sẽ khó khăn.
Nguyên nhân gây thoát vị đĩa đệm ở phụ nữ mang thai
Dưới đây sẽ một số nguyên nhân gây thoát vị đĩa đệm ở phụ nữ mang thai
– Do mẹ bầu tăng cân quá nhanh, nguyên nhân có thể là do quá trình ăn uống không hợp lý. Thai nhi càng lớn thì gây áp lực lên vùng xương chậu, vùng cột sống, thắt lưng càng nhiều.
– Thai nhi lớn dần và thường xuyên quấy đạp cũng là nguyên nhân gây ra tình trạng thoát vị đĩa đệm. Nhất là vào những tháng cuối, bé đạp càng mạnh hơn và tác động lên cột sống của người mẹ.
– Trong cơ thể của mẹ có sự thay đổi hormone khi mang thai. Cụ thể là hormone sinh dục và nội tiết tố gây ảnh hưởng không nhỏ đến xương khớp. Đây được coi là nguyên nhân gây nên thoát vị đĩa đệm ở phụ nữ mang thai.
– Di chứng chấn thương cột sống trước khi mang thai làm cho cột sống yếu hơn so với những người bình thường. Khi mang thai sẽ gây nên những áp lực cho cơ thể.
Bị thoát vị đĩa đệm có ảnh hưởng đến sinh sản không?
Bệnh lý xương khớp và chức năng sinh lý và khả năng sinh sản là hoàn toàn khác nhau. Thế nên khả năng sinh sản không chịu ảnh hưởng bởi căn bệnh thoát vị đĩa đệm. Khả năng sinh sản sẽ phụ thuộc và chất lượng tinh trùng, trứng.
Tuy nhiên theo các bác sĩ chuyên khoa thì bệnh thoát vị đĩa đệm lại có thể tác động đến các cặp vợ chồng. Căn bệnh này khiến người bệnh có cảm giác không có nhiều hứng thú trong chuyện chăn gối. Trong một số tư thế yêu còn có thể gây ra đau đớn cho người bệnh. Dẫn tới chán nản, mệt mỏi trong quá trình quan hệ. Để khắc phục tình trạng này bạn hãy áp dụng theo một số cách sau:
Cách điều trị thoát vị đĩa đệm khi mang thai hiệu quả
Mang thai là giai đoạn khá nhạy cảm nên mọi người cần phải lựa chọn các biện pháp điều trị sao cho cẩn trọng. Quá trình điều trị bệnh không chỉ ảnh hưởng đến mẹ mà còn tác động không nhỏ đến sự phát triển của bé. Mọi người nhớ là không được tự ý điều trị mà cần phải tham khảo ý kiến của các bác sĩ chuyên khoa.
Dưới đây sẽ là một số phương pháp chữa thoát vị đĩa đệm hiệu quả, bạn hãy tham khảo và áp dụng nhé:
3.1. Chữa bằng phương pháp dân gian
Để tiết kiệm chi phí điều trị bạn có thể lựa chọn phương pháp điều trị bằng bài thuốc dân gian. Theo nghiên cứu các thảo dược tự nhiên có công dụng rất tốt trong việc điều trị các bệnh xương khớp.
Một số bài thuốc chữa thoát vị đĩa đệm bằng bài thuốc dân gian mà các bà bầu có thể áp dụng như:
– Đu đủ nướng gừng rượu đắp lên vùng bị đau
– Xương rồng rang cám đắp lên vùng bị đau
– Ngải cứu nhồi tre nướng, phần bã thu được sẽ đắp trực tiếp lên vùng bị đau
Những bài thuốc dân gian này chỉ thích hợp với trường hợp bệnh thoát vị đĩa đệm ở thể nhẹ, vừa. Trường hợp bệnh nặng hơn cần phải tìm đến cơ sở y tế để thăm khám và điều trị.
3.2. Mẹo chữa thoát vị đĩa đệm tại nhà
Để tình trạng bệnh thoát vị đĩa đệm được thuyên giảm, bạn hãy áp dụng một số cách thực hiện chữa thoát vị đĩa đệm tại nhà sau đây:
– Tập luyện: Việc tập luyện sẽ giúp giữ gìn cột sống lưng. Bạn có thể kiểm soát các cơn đau bằng bài vật lý trị liệu. Thực hiện các bài tập này sẽ giúp tăng sức mạnh của cơ thể, đặc biệt ở phần cột sống lưng.
– Nghỉ ngơi: Khi bị đau vì thoát vị đĩa đệm bạn nên dành thời gian nghỉ ngơi, giảm bớt các hoạt động. Nên để cho cơ thể thư giãn và thoải mái, không nên cố gắng quá sức.
– Đúng tư thế: Các chị em bầu cố gắng không ngồi ở một tư thế quá lâu. Nếu phải ngồi lâu hãy lấy một chiếc gối hoặc một tấm chăn cuộn để kê lưng.
3.3. Xây dựng chế độ ăn uống khoa học
Chế độ dinh dưỡng cho bà bầu vô cùng quan trọng. Không chỉ đơn thuần đảm bảo dinh dưỡng cho cả mẹ mà bé mà còn hỗ trợ điều trị bệnh thoát vị đã đệm. Trong chế độ dinh dưỡng hằng ngày, các chị em cần phải đảm bảo như:
– Nên bổ sung nhiều rau xanh, ăn nhiều hoa quả, chất xơ, vitamin cần thiết.
– Tăng cường canxi, vitamin D,… để giúp xương chắc khỏe hơn.
– Mỗi ngày các mẹ bầu nên chia nhỏ các bữa ăn để việc tiêu hóa được dễ dàng, tăng cảm giác ngon miệng.
– Hằng ngày nên uống nhiều nước để tăng cường trao đổi chất, giúp cơ thể khỏe mạnh. Ngoài nước lọc, mọi người cũng nên bổ sung thêm trái cây, nước ép hoa quả.
– Hạn chế ăn thức ăn cay nóng, nhiều dầu mỡ, chất kích thích,…. Những thực phẩm này sẽ làm ảnh hưởng tới sức khỏe của mẹ và bé.
Xem thêm: Địa chỉ chữa thoát vị đĩa đệm chất lượng tốt, dịch vụ chuyên nghiệp
3.4. Sử dụng thuốc theo chỉ định của bác sĩ
Trong quá trình mang thai các mẹ bầu được khuyến cáo là nên hạn chế dùng thuốc. Bởi có thể làm ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi, là nguyên nhân gây nên dị tật. Do đó khi có ý định sử dụng thuốc cần phải có sự chỉ định của bác sĩ, không được tự ý đổi liều lượng. Khi sử dụng nếu gặp bất cứ triệu chứng nào cần phải tham khảo ý kiến của bác sĩ.
3.5. Chữa thoát vị đĩa đệm bằng Đông Y
Trong Đông Y nguyên nhân gây thoát vị đĩa đệm là do chính khí trong cơ thể không đầy đủ. Lúc này cơ thể của mẹ bầu sẽ bị các chứng như phong hàn, khớp xương, thoát vị. Khi thận bị yếu không chủ được cốt tủy, can huyết hư không nuôi dưỡng được gân làm xương khớp, đĩa đệm bị mất nước. Lâu dần sẽ khiến bao xơ và dây chằng lỏng lẻo, gây nên tình trạng thoát vị đĩa đệm.
Các phương pháp điều trị thoát vị đĩa đệm bằng Đông y rất phong phú. Mọi người có thể dùng thuốc thang, thuốc hoàn, thuốc viên, thuốc tễ, thốc cao, thuốc bóp,…
3.6. Chườm nóng
Chườm nóng là phương pháp đẩy lùi các cơn đau thoát vị đĩa đệm xuất hiện đột ngột. Hơi nóng khi chườm có tác dụng là máu lưu thông khí huyết tốt hơn, nhanh chóng làm xoa dịu cá cơn đau. Cách chườm nóng rất đơn giản, bạn chỉ cần sử dụng túi chườm chuyên dụng massage vào lưng khoảng 20 phút trước khi ngủ. Ngoài ra, bạn cũng có thể áp dụng bài thuốc dân gian để chườm nóng với lá ngải cứu, xương rồng.
3.7. Massage
Bạn có thể nhờ nhân viên massage hoặc nhờ người thân trong gia đình massage hộ. Từng bước massage nhẹ nhàng ở vùng vai gáy, lưng, hông để giảm đau.
3.8. Tập thể dục cho bà bầu
Các bà bầu có thể lựa chọn các bài tập nhẹ nhàng, phù hợp với thể trạng. Những bài tạp nhẹ nhàng như đi bộ, tập yoga, bơi lội,… Tác dụng là giúp giảm đau, cải thiện xương khớp, tránh bị cơ cứng cơ. Nhờ đó giúp quá trình sinh sản sau này được tốt hơn.
3.9. Giữ tâm lý thoải mái
Hầu hết các chị em trong quá trình mang thai đều có tâm lý sợ hãi, lo sợ. Nhất là khi những cơn đau của bệnh thoát vị đến một cách đột ngột khiến các mẹ ngày càng cảm thấy lo lắng. Cùng với đó bạn cần phải giữ cho mình một tâm lý thật lạc quan, thoải mái nhất có thể. Nếu bị đau thì hãy ngồi hoặc nằm xuống nghỉ ngơi và thả lỏng.
3.10. Quan hệ chăn gối
Theo các chuyên gia, việc sinh hoạt vợ chồng trong thời kỳ mang thai cần phải hết sức lưu ý. Để tránh gây nguy hiểm, tác động xấu đến thai nhi hay khiến mẹ bầu khó chịu thì cần chọn lựa tư thế quan hệ cho phù hợp, nhất là tránh tác động vào vùng thắt lưng, cột sống.
3.11. Chiropratic
Chiropractic là phương pháp nắn chỉnh, khắc phục thoát vị đĩa đệm cần thiết mang lại sức khỏe tối ưu cùng nhiều lợi ích cho mẹ và bé. Cụ thể những lợi ích mà phương pháp này mang lại như:
- Giúp chị em dễ dàng sinh nở
- Giúp cải thiện giấc ngủ
- Giúp xoay chiều ngôi thai hiệu quả
- Làm giảm các triệu chứng nôn, nghén, trầm cảm lo lắng
- Tăng cường khả năng phục hồi sau khi sinh
Mong rằng bài viết phân tích bị thoát vị đĩa đệm khi mang thai có nguy hiểm không hữu ích đến bạn. Để phòng tránh biến chứng nguy hiểm, các mẹ bầu hãy quan tâm nhiều hơn đến sức khỏe của mình nhé. Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết. Mỗi ngày Haruco.vn cập nhật thêm nhiều nội dung hay khác, mời bạn thường xuyên theo dõi.