Nguyên nhân mắc bệnh thoát vị đĩa đệm ở người trẻ tuổi?

Tâm Đặng 04/11/2022

Thoát vị đĩa đệm là tình trạng bệnh gặp ở nhiều bệnh nhân lớn tuổi, nguyên nhân có thể là do các vấn đề lão hóa. Tuy nhiên cũng có không ít người trẻ mắc phải căn bệnh này. Vậy nguyên nhân mắc bệnh thoát vị đĩa đệm ở người trẻ tuổi là gì? Nội dung bài viết dưới đây Haruco.vn sẽ chia sẻ cụ thể đến bạn.

Nguyên nhân gây thoát vị đĩa đệm ở người trẻ tuổi

Bệnh thoát vị đĩa đệm xuất hiện khi các nhân nhầy thoát ra khỏi vị trí ngoài bao xe, nứt, rách khiến các rễ thần kinh dọc cột sống bị chèn ép. Căn bệnh sẽ rất đến tình trạng rối loạn cảm giác, gây nên cảm giác đau nhức lan tỏa. Bệnh thoát vị đĩa đệm có thể xảy ra ở bất kỳ vị trí nào trên cột sống. Tuy nhiên thường gặp nhất sẽ là vị trí đĩa đệm cột sống cổ và thắt lưng. Đây là hai vị trí đĩa đệm phải chịu áp lực nhiều nhất nên dễ tổn thương.

Theo thống kê, tỷ lệ người mắc thoát vị đĩa đệm ngày càng cao, chiếm khoảng 30% dân số. Căn bệnh hiện nay đang có xu hướng ngày càng trẻ hóa, tấn công người trẻ nhiều hơn. Theo các chuyên gia, nguyên nhân gây nên bệnh thoát vị đĩa đệm là do:

1.1. Tính chất công việc đặc thù

Các công việc đòi hỏi phải mang vác nặng, ngồi hoặc đứng quá lâu như nhân viên văn phòng, tài xế, bốc vác,… Cũng là những đối tượng phải chịu những áp lực lớn lên cột sống. Tình trạng này kéo dài sẽ gây nên tình trạng thoát vị đĩa đệm ở người trẻ.

1.2. Do ảnh hưởng của các chấn thương

Những chấn thương ở vùng cột sống ít nhiều ảnh hưởng đến phần cơ, xương khớp. Trong nhiều trường hợp những chấn thương này có thể khiến cho đĩa đệm bị lệch ra khỏi vị trí bình thường.

Nguyên nhân mắc bệnh thoát vị đĩa đệm ở người trẻ tuổi?
Bệnh thoát vị đĩa đệm hiện nay gặp khá nhiều ở người trẻ tuổi do làm việc, sinh hoạt không khoa học và hợp lý

1.3. Ăn uống không hợp lý, ít vận động

Thói quen lười vận động, ít tập thể dục, ăn uống mất kiểm soát, ăn quá nhiều đường, tinh bột, chất béo,…. Sẽ khiến cho cơ thể bị thừa cân, tăng áp lực lên cột sống và đĩa đệm.

1.4. Thói quen sinh hoạt xấu

Những thói quen tưởng chừng vô hại như: Gối đầu quá cao khi ngủ, ngồi gù lưng, ngồi trượt ghế, ngồi vắt chéo chân,… Cũng là nguyên nhân gây áp lực lên cột sống, gây tổn thương cho cột sống.

1.5. Do di truyền và bệnh lý

Các gen quy định từ cấu trúc cột sống của con được thừa hưởng từ cha mẹ. Nếu như trong gia đình có người đã mắc các bệnh liên quan tới cột sống thì sẽ dễ di truyền cho con cái. Bên cạnh đó, bệnh thoát vị đĩa đệm còn xuất hiện từ những nguyên nhân bệnh lý như: Thoát vị nhân tủy, hẹp ống sống, dị tật cột sống bẩm sinh.

Xem thêm: Chữa thoát vị đĩa đệm bằng thuốc nam hiệu quả và an toàn

Những triệu chứng thoát vị đĩa đệm thường gặp ở người trẻ tuổi

Theo các chuyên gia, những triệu chứng bệnh thoát vị đĩa đệm thường gặp ở người trẻ như:

2.1. Đau nhức tê bì cột sống vùng cổ, thắt lưng

Cơ đau sẽ xuất phát ở vùng thắt lưng, cổ rồi lan dọc xuống vai gáy, hai tay hoặc từ thắt lưng xuống mông, chân. Những cơn đau có thể kéo dài từ 1 – 2 tuần, mỗi khi ho, hắt hơi vận động mạnh

2.2. Vận động khó khăn

Khi cột sống bị tổn thương, người bệnh sẽ khó khăn khi thực hiện các động tác đơn giản như đứng thẳng, xoay người, cúi.

2.3. Rối loạn cảm giác

Người bệnh sẽ có cảm giác như kiến bò, châm chích, tê bì vùng cổ hoặc thắt lưng. Trong nhiều trường hợp bệnh nhân còn bị mất cảm giác ở vùng bị đau.

2.4. Choáng váng, đau đầu

Khi đĩa đệm bị lệch ra khỏi vị trí, mạch máu xung quanh sẽ bị chèn ép, khiến máu kém lưu thông. Chính vì vậy, bệnh thoát vị đĩa đệm sẽ gây nên tình trạng bị thiếu máu, choáng váng.

2.5. Bệnh teo cơ

Các cơ xung quanh ở vùng thoát vị bị yếu dần, có triệu chứng bị co cứng, mất lực. Lâu dầu sẽ khiến cho bệnh nhân mất đi khả năng hoạt động, khiến cho cơ bị teo dần.

Nguyên nhân mắc bệnh thoát vị đĩa đệm ở người trẻ tuổi?
Bệnh thoát vị đĩa đệm nếu không được điều trị kịp thời sẽ để lại nhiều biến chứng nguy hiểm

Bệnh thoát vị đĩa đệm ảnh hưởng cuộc sống người trẻ tuổi thế nào?

So với những người lớn tuổi, bệnh thoát vị đĩa đệm ở người trẻ tuổi sẽ không đáng lo ngại lắm. Tuy nhiên không phải vì thế mà người trẻ tuổi chủ quan hơn về sức khỏe của mình, phớt lờ những triệu chứng cảnh báo về bệnh lý khác.

Mặt khác, do người trẻ tuổi vẫn phải duy trì các hoạt động và lối sống sinh hoạt hằng ngày. Điều này sẽ khiến cho bệnh thoát vị đĩa đệm ngày càng trở nên nghiêm trọng và có những biến chứng nguy hiểm.

Dưới đây sẽ là một số biến chứng nguy hiểm có thể gặp ở người trẻ tuổi

3.1. Rối loạn đại tiểu tiện

Rối loạn đại tiểu tiện là một trong những biến chứng nguy hiểm của bệnh thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng. Nguyên nhân gây nên tình trạng rối loạn tiểu tiện đó là do dây thần kinh vùng thắt lưng bị chèn ép dẫn tới rối loạn cơ tròn. Lâu dần sẽ gây nên chứng đại tiện không tự chủ.

3.2. Chèn ép các dây thần kinh

Cột sống là khu vực tập trung rất nhiều dây thần kinh chạy dọc. Khi đĩa đệm bị lệch ra khỏi vị trí ban đầu có thể chèn ép, tổn thương các dây thần kinh xung quanh. Về lâu về dài những cơn đau sẽ lan xuống chân, hắt hơi và đi lại khó khăn.

3.2. Rối loạn cảm giác

Bệnh thoát vị đĩa đệm dẫn tới tổn thương gây nên những tối loạn ở vùng cảm giác. Biểu hiện như có cảm giác nóng lạnh, tê bì chân tay.

3.3. Teo cơ

Thoát vị đĩa đệm có thể gây nên chèn ép các mạch máu, không lưu thông dẫn tới các cơ bị thiếu dinh dưỡng và teo dần. Thâm chí người bệnh còn mất đi khả năng vận động, khó khăn trong sinh hoạt và lao động. Nếu không điều trị sớm có thể dẫn tới tình trạng bị liệt chi.

Cách điều trị thoát vị đĩa đệm ở người trẻ tuổi

Khi phát hiện triệu chứng của bệnh, bệnh nhân không nên chủ quan mà phải tìm cách điều triệu quả. Dưới đây sẽ là những phương pháp điều trị thoát vị đĩa đệm tại người trẻ phổ biến, cho công dụng tốt. Bạn hãy cùng tham khảo nhé,

4.1. Thuốc giảm đau

Công dụng của thuốc là giúp giảm các cơn đau nhức, tê bì chân tay. Giúp cho bệnh nhân cảm thấy thoải mái hơn trong sinh hoạt, nghỉ ngơi, là việc. Một số loại thuốc giảm đau sẽ được chỉ định để điều trị như: Paracetamol, Meloxicam, Celecoxib…

– Thuốc kháng viêm không steroid: Thuốc có tác dụng giảm sưng đau, viêm nhiễm. Một số loại thuốc sẽ được bác sĩ chỉ định dùng như: Aspirin, Ibuprofen, Naproxen.

– Nhóm thuốc vitamin B và omega 3: Tác dụng của nhóm thuốc này là giúp bệnh nhân giảm được cơn đau bì, tê nhức. Bên cạnh đó còn tăng cường sức khỏe tổng thể và nâng cao chức năng xương khớp. 

– Thuốc giãn cơ: Nhóm thuốc giãn cơ có công dụng giúp giảm co cứng và cải thiện khả năng vận động. Myonal là loại thuốc giãn cơ thường được bác sĩ kê toa sử dụng. 

– Tiêm thuốc Corticosteroids: Được chỉ định trong các trường hợp thoát vị đĩa đệm ở mức độ nặng. Khi những liệu pháp điều trị khác không phát huy hết công dụng.

Mặc dù thuốc giảm đau cho công dụng nhanh nhưng lại có thể làm ảnh hưởng xấu đến chức năng gan, thận. Vậy nên bệnh nhân không nên tự ý sử dụng các loại thuốc Tây nếu không có sự chỉ định của bác sĩ.

Nguyên nhân mắc bệnh thoát vị đĩa đệm ở người trẻ tuổi?
Sử dụng thuốc chữa thoát vị đĩa đệm cho hiệu quả nhanh nhưng lại để lại nhiều tác dụng phụ

4.2. Vật lý trị liệu

Vật lý trị liệu là phương pháp điều trị bảo tồn được thực hiện kết hợp với phương pháp Đông Y và Tây Y. Vật lý trị liệu sẽ giúp rút ngắn thời gian, tăng cường sức khỏe dẻo dai cho xương khớp. Cùng với đó là cải thiện chức năng vận động, hạn chế tối đa tình trạng đau nhức.

Một số phương pháp vật lý trị liệu cho hiệu quả tốt như:

– Chườm lạnh: Chườm lạnh có tác dụng là đau nhức. Cách chườm rất đơn giản bạn chỉ cần lấy một chiếc khăn lạnh hoặc một túi đá đắp lên vùng đau nhức khoảng 10 phút. 

– Xoa bóp: Bạn sẽ dùng lực của bàn tay tác động lên xương khớp để làm ấm cơ thể, kích thích máu lưu thông và điều hòa khí huyết. Cách làm này đem tới sự thư giãn và thoải mái rất tốt cho bệnh nhân.

– Châm cứu: Là phương pháp tác động vào các huyệt đạo bằng kim châm để đả thông kinh mạch. Tác dụng là giúp tăng cường lưu thông khí huyết và giảm đau nhức. Tuy nhiên để tiến hành liệu pháp châm cứu bạn cần đến các cơ sở y tế uy tín, không được tự ý thực hiện tại nhà.

– Chườm nóng: Chườm cứu tại nhà rất đơn giản, bạn chỉ cần sử dụng một chiếc túi chườm nóng hoặc một chai nước ấm sau đó chườm trực tiếp lên vùng bị tổn thương.

4.3. Mẹo dân gian chữa thoát vị đĩa đệm

Chữa thoát vị đĩa đệm bằng mẹo dân gian là phương pháp hiệu quả, tiết kiệm chi phí. Tuy nhiên phương pháp này chỉ có hiệu quả với những trường hợp bệnh nhẹ, chưa có nhiều biến chứng. Dưới đây sẽ là một mẹo dân gian chữa thoát vị đĩa đệm.

– Bài thuốc đu đủ xanh

Thành phần bên trong đu đủ xanh có đặc tính chống viêm, giảm đau. Bên cạnh đó, đu đủ còn chứa nhiều vitamin, canxi, sắt, magie,… nên rất tốt cho sức khỏe xương khớp.

Cách thực hiện bài thuốc

  • Chuẩn bị một quả đu đủ xanh rửa sạch mủ rồi cắt ngang phần cuống. 
  • Lấy 1 củ gừng tươi gọt sạch vỏ, giã nhuyễn rồi trộn với 100ml rượu trắng.
  • Bạn cho hỗn hợp rượu gừng trên vào quả đu đủ rồi lấy phần cuống đậy lại.
  • Bạn dùng đũa xuyên qua đu đủ rồi mang đi nướng trên lửa.
  • Khi đu đủ chín mềm thì bạn cạo phần vỏ bên ngoài, cho vào bọc sạch rồi bóp nhuyễn.
  • Bạn dùng hỗn hợp đắp lên vùng bị thoát vị đĩa đệm khoảng 30 phút là được. 
Nguyên nhân mắc bệnh thoát vị đĩa đệm ở người trẻ tuổi?
Bạn có thể tìm hiểu và lựa chọn phương pháp điều trị thoát vị đĩa đệm sao cho phù hợp

– Bài thuốc ngải cứu

Ngải cứu có tác dụng điều trị các bệnh đau nhức xương khớp. Do đó, bài thuốc chữa thoát vị đĩa đệm bằng ngải cứu rất tốt.

Cách thực hiện bài thuốc

– Bạn chuẩn bị một nắm muối hạt và một bó ngải cứu.

– Rửa sạch ngải cứu rồi cho vào chảo sao cho nóng đều cùng với muối. Khi ngải cứu vừa héo, bạn tắt bếp.

– Đỗ hỗn hợp trên ra miếng vải sạch, đợi nguội rồi đắp lên vùng bị đau nhức do thoát vị đĩa đệm.

– Bạn nên thực hiện cách này vào buổi tối trước khi đi ngủ để đạt hiệu quả chữa bệnh cao. 

Trên đây là những nguyên nhân mắc bệnh thoát vị đĩa đệm ở người trẻ tuổi. Dựa vào bài viết bạn hãy chủ động phòng tránh bệnh hiệu quả nhé. Mỗi ngày Haruco.vn cập nhật thêm nhiều nội dung hay khác. Mời bạn đọc thường xuyên truy cập vào website để biết thêm thông tin.