Biến chứng nguy hiểm của bệnh thoát vị đĩa đệm mà bạn nên biết

Tâm Đặng 01/11/2022

Thoát vị đĩa đệm đang là căn bệnh khá phổ biến hiện nay, bệnh nhân khi mắc phải sẽ phải chịu ảnh hưởng đến khá nhiều đến cuộc sống. Trong chuyên mục bài viết hôm nay, Haruco.vn sẽ chia sẻ cụ thể đến bạn những biến chứng nguy hiểm của bệnh thoát vị đĩa đệm. Bạn đọc hãy cùng theo dõi nhé.

Bệnh thoát vị đĩa đệm là gì?

Bệnh thoát vị đĩa đệm có tên tiếng anh gọi là Herniated Disc. Ở vị trí giữa các đốt trong cột sống có một bộ phận gọi là đĩa đệm. Đĩa đệm sẽ bao gồm các phần nhân nhầy ở trong, bao bọc xung quanh là 1 lớp vỏ. Tác dụng của đĩa đệm đó là tạo ra sự mềm dẻo, giúp xương sống chịu lực tốt hơn. Qua đó giúp mọi người có thể dễ dàng vận động, sinh hoạt. Trong trường hợp nếu đĩa đệm hoạt động sai cách đĩa đệm lệch ra khỏi vị trí ban đầu, gây ra căn bệnh thoát vị đĩa đệm.

Bệnh thoát vị đĩa đệm thường sẽ gặp ở 2 vị trí cột sống là:

Thoát vị đĩa đệm đốt sống cổ: Cột sốt cổ là khu vực thường xuyên chịu áp lực vì phải nâng đỡ toàn bộ phần đầu. Khu vực này sẽ bị thoát vị nếu như người bệnh vận động xoay ở góc quá lớn hoặc giữ nguyên một tư thế.

Thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng: Tình trạng bệnh này thường sẽ xuất hiện nhiều ở những người lớn tuổi. Bởi khi tuổi cao sẽ làm suy giảm chức năng các bộ phận theo tuổi tác, khả năng đàn hồi. Đây lại là vị trí chịu xương mà mọi vận động của cơ thể đều tác động đến nó. Bệnh thoát vị đĩa đệm cổ và thắt lưng có thể gây ra một số bệnh như:

– Thoái hóa đốt sống cổ

– Thoái hóa đa tầng

– Hội chứng đuôi ngựa

– Đau thần kinh tọa

– Thoát vị đĩa đệm mất nước

Biến chứng nguy hiểm của bệnh thoát vị đĩa đệm mà bạn nên biết
Bệnh thoát vị đĩa đệm không chỉ ảnh hưởng đến cuộc sống, sinh hoạt mà còn gây nên nhiều biến chứng nguy hiểm

Nguyên nhân gây nên bệnh thoát vị đĩa đệm

Bệnh thoát vị đĩa đệm có thể xuất hiện do một số nguyên nhân như:

2.1. Thoái hóa tự nhiên

Khi lớn tuổi độ thẩm thấu của đĩa đệm sẽ giảm nên gây ra căn bệnh thoát vị đĩa đệm. Hầu như khi già ai cũng có thể mắc phải căn bệnh này.

2.2. Hoạt động sai tư thế

Những thói quen như bưng bê vật nặng, ngồi sai tư thế đều có thể ảnh hưởng tới đĩa đệm. Việc mang vác quá sức cũng là một yếu tố góp phần làm đĩa đệm bị lệch hoặc thay đổi cấu trúc.

2.3. Béo phì, thừa cân

Khi cân nặng cơ thể quá lớn sẽ khiến cho cột sống phải chịu áp lực cao. Điều này sẽ gây nên tình trạng thoái hóa khớp sớm và khiến bệnh nhân mắc phải bệnh thoát vị đĩa đệm.

2.4. Mang thai

Khi mang thai tổng trọng lượng của cả mẹ và bé sẽ khiến cho hệ xương sống phải gánh đỡ cao hơn bình thường. Em bé càng lớn thì trọng lượng của mẹ ngày càng tăng. Đó cũng là lý do vì sao phụ nữ mang thai cần phải bổ sung nhiều canxi để cung cấp chất dinh dưỡng cho con và đảm bảo sức khỏe của mẹ.

2.5. Chấn thương vật lý

Trong sinh hoạt thể thao, lao động hay đi lại, một vài va chạm có thể gây chấn thương và làm ảnh hưởng đến cột sống.

2.6. Một số nguyên nhân khác

Việc sử dụng chất kích thích, ăn uống dư axit, không đảm bảo dinh dưỡng, stress cũng là nguyên nhân gây bệnh thoát vị đĩa đệm.

Những vận động viên thể thao, công nhân, người khuân vác nặng, nhân viên văn phòng,… Cũng là những đối tượng mắc thoát vị đĩa đệm. Nếu bạn thuộc nhóm bệnh này cần phải cảnh giác với những dấu hiệu của bệnh từ sớm.

Biến chứng nguy hiểm của bệnh thoát vị đĩa đệm mà bạn nên biết
Nguyên nhân gây thoát vị đĩa đệm ở mỗi người có thể sẽ khác nhau

Triệu chứng phổ biến của bệnh thoát vị đĩa đệm

Những triệu chứng phổ biến của bệnh thoát vị đĩa đệm đó chính là cảm giác tê nhức. Người bệnh sẽ bị đau lan từ cổ xuống bả vai, cánh tay. Những cơn đau sẽ xuất hiện kéo dài từ 1- 2 tuần. Ban đầu triệu chứng đau sẽ xuất hiện âm ỉ, càng ngày sẽ trở nên dữ dội mỗi khi vận động.

Dưới đây sẽ là những triệu chứng thoát vị đĩa đệm thường gặp:

3.1. Thoát vị đĩa đệm vùng thắt lưng

– Người bệnh bị đau dây thần kinh tọa dọc theo thắt lưng xuống mông và chân.

– Từ cột sống thắt lưng chạy ra khoang sườn trước ngực thường cảm thấy đau.

– Việc cúi người và vận động mạnh phần dưới gặp khó khăn.

– Cơ và các cảm giác ở chân không rõ rệt. Người bệnh thường cảm nhận rõ hơn cảm giác tê và ngứa chân.

– Khi bị viêm họng, lao, phổi gây ho, cột sống và thắt lưng cũng đau nhức. Cơn đau kéo theo vòng cung từ sau lưng ra trước ngực. Đồng thời có thể làm nhức nhối hơn ở mông và chân.

Xem thêm: Sai lầm khiến bệnh thoát vị đĩa đệm trầm trọng

3.2. Thoát vị đĩa đệm cột sống cổ

– Cổ, vai gáy thường đau cùng lúc, đau nhức nhiều hơn khi làm việc bằng tay hoặc ngồi lâu, cúi đầu.

– Nhiều khi cơn đau lan cả lên trên đầu gây choáng váng.

– Cánh tay, cổ tay và bàn tay bị tê hoặc mất hẳn cảm giác.

– Việc quay đầu sang trái, phải, lên, xuống đều khiến bạn bị đau.

– Cơ tay bị yếu, khó mang vác nặng ở tay.

Biến chứng nguy hiểm của bệnh thoát vị đĩa đệm

Không chỉ gây những khó khăn trong quá trình sinh hoạt và vận động bệnh còn gây nên những biến chứng nguy hiểm. Một số bệnh lý mà bệnh nhân có thể gặp phải như: bị bại liệt, tàn phế,…

Dưới đây sẽ là một số biến chứng nguy hiểm của bệnh thoát vị đĩa đệm:

4.1. Rối loạn đại tiểu tiện

Bệnh thoát vị đĩa đệm cột sống lưng khiến cho khớp xương cột sống bị lệch ra khỏi vị trí ban đầu. Bệnh khiến cho dây thần kinh ở vùng thắt lưng bị chèn ép dẫn tới rối loạn cơ tròn. Lúc này bệnh nhân khi mắc phải sẽ không thể tự chủ được việc đại tiểu tiện.

4.2. Ảnh hưởng tới dây thần kinh

Cột sống là khu vực có rất nhiều dây thần kinh chạy dọc. Khi bị thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng sẽ khiến cho dây thần kinh bị tổn thương, người bệnh luôn đau nhức và khó chịu. Khi bệnh bước sang giai đoạn cục bộ, những cơn đau sẽ xuất hiện nhiều hơn. Cơn đau không chỉ gây cảm giác khó chịu ở cột sống lưng mà còn rất đau mỗi khi ho, đứng ngồi lâu, hắt hơi,…

4.3. Gây liệt tàn phế

Một biến chứng khác của bệnh thoát vị đĩa đệm cột sống là có thể sẽ gây liệt tàn phế suốt đời. Người bệnh sẽ mất khả năng vận động, đi lại, thường xuyên phải nằm một chỗ. Đây được coi là một trong những biến chứng nguy hiểm nhất của bệnh thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng.

4.4. Teo cơ chi

Thoát vị đĩa đệm không chỉ gây tổn thương vùng cột sống thắt lưng, thoát vị đĩa đệm còn chèn ép khiến máu không lưu thông. Khi cơ thể bị thiếu dinh dưỡng và bị teo dần người bệnh sẽ dần mất đi khả năng lao động. Tình trạng làm ảnh hưởng nhiều đến công việc và cuộc sống.

4.5. Rối loạn cảm giác

Bệnh thoát vị đĩa đệm sẽ gây rối loạn cảm giác ở khu vực khoang da tương ứng với rễ thần kinh bị tổn thương do bệnh thoát vị đĩa đệm làm tổn thương dây thần kinh. Những vùng da tương ứng với rễ thần kinh tổn thương sẽ có cảm giác ớn lạnh, mất đi cảm giác tê bì chân tay.

Biến chứng nguy hiểm của bệnh thoát vị đĩa đệm mà bạn nên biết
Khi bệnh thoát vị đĩa đệm đã xuất hiện biến chứng nguy hiểm thì sẽ rất khó điều trị

Cách chẩn đoán bệnh thoát vị đĩa đệm

Để chẩn đoán bệnh thoát vị đĩa đệm bác sĩ sẽ thực hiện một số phương pháp như:

Chụp X-Quang thường

Phương pháp này chỉ giúp bác sĩ xác định được tình trạng tổn thương ở sụn, đốt sống. Đồng thời kiểm tra độ vẹo, chiều cao cột sống và các ưỡn. Nó không thu được hình ảnh phản ánh bệnh thoát vị đĩa đệm ở giai đoạn cuối. Bởi vì đĩa đệm là bộ phận không phản quang.

Chụp bao rễ thần kinh

Đây là biện pháp truyền chất cản quang vào khoang dưới của nhện thắt lưng để thu về hình ảnh X-Quang gián tiếp.

Chụp đĩa đệm

Với công đoạn này, những thay đổi về cấu trúc, hình thái ở trong đĩa đệm sẽ được tìm ra.

Chụp cắt lớp

Đây là cách chẩn đoán chính xác các thể bệnh nhờ nhìn vào hình ảnh trực tiếp vị trí đĩa đệm bị lệch.

Cộng hưởng từ

Cách làm này có tính chính xác cao, có thể đem lại hiệu quả giống như ở tất cả các phương pháp trên. Hơn nữa, công nghệ này không gây hại cho người bệnh nên được đánh giá cao.

Cách phòng tránh biến chứng bệnh thoát vị đĩa đệm

Để phòng tránh bệnh thoát vị đĩa đệm bạn cần chủ động phòng tránh bệnh theo những cách sau:

– Mọi người nên kiêng lập tức bia rượu, các đồ uống có cồn, thuốc lá.

– Hạn chế những loại thức ăn có nhiều đường, gas, thức ăn khó tiêu hóa.

– Không ăn tất cả những món có nguy cơ làm tăng mỡ máu như: xúc xích, đồ ăn nhanh, bơ, thịt mỡ, đồ ngọt… Đây đều là những món ăn cần kiêng trong quá trình điều trị thoát vị đĩa đệm.

– Tránh ăn loại thực phẩm có chứa hàm lượng cao fructozo và purin như: gan động vật, thịt lợn muối, cá trích…

Biến chứng nguy hiểm của bệnh thoát vị đĩa đệm mà bạn nên biết
Mọi người cần phải xây dựng chế độ sinh hoạt, học tập, làm việc thật hợp lý để bảo vệ sức khỏe

Cùng với đó trong hoạt động hằng ngày cũng cần phải chú ý các vấn đề sau:

–  Bạn cần vận động nhẹ nhàng. Mỗi khi thay đổi tư thế cần phải từ từ tránh tác động đột ngột lên cột sống.

– Mỗi khi chuyển tư thế từ đứng sang ngồi cần phải chậm rãi, không bật ngay lập tức vì phải để cho cơ thể thích nghi.

– Tránh khiêng vác vật nặng. Không tập luyện với cường độ cao vì sẽ gây nên những áp lực cho xương khớp

– Hạn chế đi xe đường xa, đặc biệt là những tuyến đường xấu mấp mô, nhiều quãng xóc.

– Không nên xách nặng một bên, ngồi liên tục nhiều tiếng sẽ gây căng thẳng cho các đĩa đệm và tạo áp lực lớn lên cột sống.

– Ngoài ra hãy tham khảo kỹ ý kiến của bác sĩ điều trị và tuân thủ chặt chẽ các hướng dẫn giúp cho việc điều trị đạt hiệu quả cao.

Trên đây là toàn bộ thông tin liên quan tới bài viết chia sẻ về biến chứng nguy hiểm của bệnh thoát vị đĩa đệm. Hy vọng rằng bài viết đã mang tới cho bạn những thông tin bổ ích. Để ngăn ngừa những biến chứng nguy hiểm, bạn hãy chủ động phòng tránh căn bệnh này nhé. Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết. Kính chúc bạn luôn mạnh khỏe.