Cách phát hiện và phòng ngừa bệnh thoát vị đĩa đệm ở người trẻ
Bệnh thoát vị đĩa đệm là tình trạng đĩa đệm lệch ra khỏi vị trí cột sống, gây nên những khó chịu và đau nhức. Căn bệnh kéo dài gây ảnh hưởng rất nhiều đến chất lượng sống của người bệnh. Do đó, việc phát hiện và điều trị kịp thời là vô cùng quan trọng. Trong nội dung bài viết hôm nay, Haruco.vn sẽ chia sẻ tới bạn cách phát hiện và phòng ngừa bệnh thoát vị đĩa đệm ở người trẻ. Mời bạn đọc theo dõi.
Nguyên nhân gây thoát vị đĩa đệm ở người trẻ tuổi
Có nhiều bạn trẻ ở độ tuổi 25 – 30 xuất hiện tình trạng bị đau lưng, mọi người thường nghĩ đó chỉ là triệu chứng thông thường. Chính bởi những sự chủ quan này đã khiến cho mọi người phải sống trong những cơn đau trong một thời gian dài. Trường hợp không được điều trị kịp thời sẽ dẫn tới teo cơ, tàn phế, ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe.
Đối tượng dễ mắc thoát vị đĩa đệm nhất
Không chỉ gặp phổ biến ở những người trẻ tuổi làm việc văn phòng, mà còn có nhiều đối tượng có nguy cơ mắc cao khác như:
– Những ai làm việc phổ thông, công việc vất vả, thường xuyên phải khuân vác nặng nhọc.
– Những ai là các công việc đặc thù, thường ở trong một tư thế lậu như: Sinh viên ngồi học sai tư thế, có lối sống thụ động, giáo viên, kỹ sư, kế toán,… Chủ yếu thường gặp nhất sẽ là những ai làm công việc văn phòng.
– Người có thói quen sinh hoạt không khoa học, đầu gối quá cao khi ngủ, đeo túi nặng,…
– Những vận động viên thể thao, diễn viên múa,…
– Người trẻ mắc các bệnh bẩm sinh như gù vẹo, gai cột sống. Bên cạnh đó những chấn thương do va đập mạnh do tai nạn cũng gây ra những tổn thương ở cấu trúc đĩa đệm cột sống.
– Bạn trẻ bị thừa cân, béo phì khiến cột sống bị quá tải, khiến cột sống sớm bị thoái hóa và tổn thương.
Bệnh thoát vị đĩa đệm ở người trẻ tuổi có nguy hiểm không?
Vì nghĩ mình còn trẻ nên nhiều người đã lờ đi những triệu chứng đau dọc vùng gáy hoặc thắt lưng. Sự chủ quan này đã dẫn tới các bệnh lý khó điều trị, phổ biến là thoát vị đĩa đệm và gây chèn ép các dây thần kinh. Tình trạng này có thể khiến bệnh nhân không tự chủ được việc tiểu tiện, có nguy cơ bị teo cơ, mất khả năng lao động.
Vậy nên, khi thấy tình trạng sức khỏe không tốt, đau nhức kéo dài, mọi người nên đi thăm khám và điều trị sớm.
Cách phát hiện sớm bệnh thoát vị đĩa đệm ở người trẻ
– Vùng hông hoặc thắt lưng thường xuyên bị đau nhức, đau âm ỉ thành từng cơn. Những cơn đau có thể lan xuống vùng mông và hai chân hoặc đau từ vùng cổ lan xuống cánh tay. Cơn đau sẽ thêm trầm trọng mỗi khi mọi người vận động và di chuyển.
– Xuất hiện đau nhức, tê bì ở vùng cột sống bị thoát vị và các vùng cơ xung quanh như vai gáy, tay chân và mông
– Bệnh nhân có cảm giác tê cứng ở chân, tay, lưng. Đôi khi ở cổ hoặc không có cảm giác gì.
– Gặp khó khăn khi xoay, vặn người và điều khiển các chi
– Xuất hiện các cơn đau đầu cục bộ hoặc choáng váng đột ngột
Khi bệnh không được phát hiện kịp thời các cơ xung quanh bị yếu dần và xuất hiện các triệu chứng co cứng.
Xem thêm: Cách điều trị thoát vị đĩa đệm tại nhà Dứt điểm – An toàn
Cách chẩn đoán bệnh thoát vị đĩa đệm
Để xác định rõ nguyên nhân gây nên tình trạng thoát vị đĩa đệm và cách điều trị phù hợp việc chẩn đoán bệnh là rất quan trọng.
4.1. Chẩn đoán lâm sàng
Giai đoạn đau cấp
Cơn đau lưng xuất hiện nhiều, gây cảm giác vô cùng đau đớn và khó chịu. Tình trạng đau tái phát khi vận động quá sức tại vùng này. Đĩa đệm lồi ra sau hoặc vòng sợi lồi ra sau mà vòng sợi không bị tổn thương.
Giai đoạn chèn ép rễ
Những cơn đau xuất hiện các triệu chứng của hội chứng rễ: Đau lan xuống chân, đau khi di chuyển, hắt hơi, rặn. Thời điểm này vòng sợi đã bị đứt, một phần hoặc toàn bộ nhân nhầy tụt ra phía sau, gây chèn ép rễ. Bệnh kéo dài sẽ gây phù nề mô xung quanh, ứ đọng tĩnh mạch…
4.2. Chẩn đoán cận lâm sàng
– Chụp X-quang: Sẽ giúp xác định vị trí thoát vị và phát hiện những tổn thương khác của cột sống.
– Chụp cộng hưởng từ (MRI): Đây là phương pháp chẩn đoán hình ảnh hiện đại và chính xác nhất. Giúp bác sĩ xác định chính xác hơn vị trí, hình thái, số tần thoát vị.
– Chụp cắt lớp vi tính kết hợp chụp bao rễ cản quang: Cho phép xác định vị trí, mức độ thoát vị một cách chính xác, dành cho người nghi ngờ mắc bệnh nhưng không thể chụp MRI.
Cách điều trị bệnh thoát vị đĩa đệm hiệu quả
Hiện nay có rất nhiều cách chữa thoát vị đĩa đệm cho người trẻ tuổi. Ở mỗi cách sẽ có những ưu điểm nổi bật và hạn chế riêng.
5.1. Sử dụng thuốc Tân dược
Đây là một trong những cách điều trị thoát vị đĩa đệm phổ biến. Tùy vào mức độ tổn thương của từng người mà các sĩ sẽ chỉ định điều trị phù hợp. Việc chữa bệnh bằng thuốc chỉ có tác dụng tạm thời, không điều trị được tận gốc, dễ tái phát. Nếu quá lạm dụng sẽ gây nên các tác dụng phụ, hạn cho dạ dày và gan.
5.2. Tiêm Corticosteroid ngoài màng cứng
Tiêm Corticosteroid là thủ thuật xâm lấn tối thiểu, thuốc sẽ được tiêm vào khoang ngoài màng cứng. Mục đích của việc làm này là giúp giảm đau, chống viêm. Tuy nhiên phương pháp này chỉ tác động đến dây thần kinh cột sống, loại bỏ protein gây sưng. Tuy nhiên bệnh không làm cho đĩa đệm trở về bình thường, không có hiệu quả chữa bệnh tận gốc.
5.3. Áp dụng các bài thuốc chữa Đông y chữa thoái hóa đĩa đệm
Cách bài thuốc Đông Y thường được bào chế từ các dược liệu tự nhiên nên nhiều người đánh giá an toàn và lành tính. Tuy nhiên việc sử dụng cần phải có sự thăm khám và chỉ định của bác sĩ.
Không ít người nghe quảng cáo nên đã chọn những bài thuốc gia truyền không rõ nguồn gốc. Nhà bán hàng quảng cáo là có thể điều trị dứt điểm bệnh xương khớp nên đã bất chấp mua về uống. Hậu quả là khiến cho cơ thể men gan tăng, da vàng, suy đa tạng,….
5.4. Phẫu thuật chữa thoát vị đĩa đệm
Những ai bị thoát vị đĩa đệm thường không cần phải phẫu thuật. Đa số sẽ được nghỉ ngơi dưỡng sức và áp dụng phương pháp vật lý trị liệu để cải thiện cơn đau từ 4 – 6 tuần.
Dưới đây sẽ là một số trường hợp bệnh nhân được can thiệp phẫu thuật
– Sau khi điều trị nội khoa thất bại từ 6 – 8 tuần.
– Cơn đau đột ngột vùng thoát vị. Bên cạnh đó còn xuất hiện các cảm giác đau đớn dữ dội dù đã sử dụng các biện pháp điều trị bảo tồn khác nhau.
– Xuất hiện triệu chứng mất kiểm soát bàng quang, đường ruột hay còn gọi là “hội chứng chùm đuôi ngựa”.
5.5. Châm cứu chữa thoái hóa cột sống
Châm cứu là phương pháp dùng cây kim nhỏ, mỏng đi qua da. Tác động đến các huyệt đạo giúp khai thông dòng chảy của khí đang bị tắc. Từ đó có tác dụng giúp cơ thể tự phục hồi và cân bằng.
Dưới góc độ khoa học, châm cứu còn có thể sản sinh ra Endorphin, đây là một loại hormon có tác dụng giảm đau. Vậy nên mỗi khi khó chịu mọi người hãy tìm đến liệu pháp châm cứu này.
5.6. Trị liệu thần kinh cột sống
Trị liệu thần kinh cột sống là một phương pháp khá tối ưu. Theo nghiên cứu có hơn 80% các bệnh nhân ở Châu Âu và Mỹ đều có hiệu quả điều trị khá rõ rệt. Trị liệu thần kinh cột sống nghĩa là bác sĩ sẽ dùng tay nắn chỉnh nhẹ nhàng để điều chỉnh cấu trúc sai lệch của đĩa đệm, khớp. Tác dụng là giúp giảm chèn ép các dây thần kinh.
Thực hiện trị liệu thần kinh cột sống sẽ giúp cơ thể có thể quay lại vị trí ban đầu. Với một số trường hợp bệnh có thể tự khỏi mà không cần phải dùng đến thuốc.
5.7. Vật lý trị liệu
Một số bài tập vật lý trị liệu phổ biến giúp người bệnh cải thiện cơn đau nhức do thoát vị đĩa đệm gây ra rất hiệu quả. Đặc biệt, khi có sự hỗ trợ của các trang thiết bị, máy móc hiện đại thì tình trạng bệnh sẽ nhanh chóng được cải thiện.
Cách phòng ngừa bệnh thoát vị đĩa đệm ở người trẻ
Để phòng ngừa bệnh thoát vị đĩa đệm bạn cần phải xây dựng cho mình chế độ sống khoa học, lành mạnh. Dưới đây sẽ là một số cách phòng tránh bệnh mà bạn nên biết:
– Tập thể dục đều đặn, các bài tập: thái cực quyền, bơi lội, yoga, đi bộ…tăng cường sự dẻo dai cho khớp.
– Duy trì trọng lượng cơ thể ở mức hợp lý.
– Ngồi làm việc giữ thẳng lưng. Sau khoảng 1 – 2 giờ phải đứng dậy đi lại, tập vài động tác nhẹ, tránh ngồi lì và không vận động.
– Không mang vác, nâng vật quá sức.
– Chế độ ăn uống khoa học bổ sung canxi, vitamin D và Chondroitin Sulfate nuôi dưỡng khớp khỏe mạnh.
– Không hút thuốc, không dùng chất kích thích, hạn chế rượu bia
– Kiểm tra sức khỏe định kỳ 6 tháng/lần
– Tập các động tác căng giãn lưng nhẹ nhàng khi ngồi thời gian dài.
– Hạn chế mang giày cao gót
– Không hút thuốc
Chú ý thêm:
Tập luyện các tư thế làm việc đúng mỗi khi đứng, ngồi, nằm. Ví dụ như giữ lưng thẳng, không cúi cổ nhiều khi đứng, ngồi, khi ngồi gối gập một góc 90 độ với lòng bàn chân phải tiếp xúc được toàn bộ trên mặt đất. Ngoài ra mọi người cũng nên hạn chế đứng hoặc ngồi liên tục quá lâu, khi ngủ không nằm võng hay nằm nệm lún.
Trên đây là nội dung bài chia sẻ cách phát hiện và phòng ngừa bệnh thoát vị đĩa đệm ở người trẻ. Mong rằng bài viết của Haruco.vn đã mang tới cho bạn đọc những thông tin bổ ích. Dù là còn trẻ nhưng bạn hãy chủ động phòng tránh bệnh một cách hiệu quả nhé. Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết. Kính chúc bạn luôn mạnh khỏe và thành công.