Đau cổ vai gáy khó thở là bệnh gì? Có nguy hiểm không?

Tâm Đặng 14/10/2022

Tình trạng đau cổ vai gáy khó thở gây nên cảm giác mệt mỏi, đau đớn cho bệnh nhân. Theo các bác sĩ đây là dấu hiệu của nhiều bệnh lý nguy hiểm. Vậy để biết cụ thể đau vai gáy khó thở là bệnh gì? có nguy hiểm không? Bạn đọc hãy theo dõi ngay bài chia sẻ dưới đây của Haruco.vn.

Bệnh đau cổ vai gáy khó thở là bệnh gì?

Những ai đang mắc phải bệnh đau cổ vai gáy khó thở thường luôn cảm thấy khó chịu, đau nhói ở ngực và lưng. Những cơn đau thường xuất hiện khá đột ngột ở ngực, lưng, sau đó lan ra cánh tay, đi kèm với cảm giác khó thở.

Bạn đầu người bệnh chỉ xuất hiện những cơn đau nhẹ, lâu dần tần xuất hiện các cơn đau nhiều hơn khiến cơ thể mệt mỏi nặng. Các chuyên gia đã chỉ ra rằng, những dấu hiệu này không nên coi thường bởi nó là biểu hiện của các bệnh lý nguy hiểm.

Đau vai gáy khó thở là bệnh gì? Có nguy hiểm không?
Đau cổ vai gáy là bệnh lý của rất nhiều bệnh nguy hiểm nên mọi người không nên chủ quan

1.1. Bệnh thoát vị đĩa đệm

Đĩa đệm là bộ phận nằm giữa 2 đốt sống, đóng vai trò giống như một chiếc lò xo có tác dụng giảm xóc. Chính bởi thế, khi bộ phận này bị thoái hóa, rách, nứt mà đĩa đệm bị lệch ra khỏi vị trí ban đầu thì sẽ gây chèn ép lên dây thần kinh.  Từ đó gây ra các triệu chứng đau cổ vai gáy.

Bệnh thoát vị đĩa đệm sẽ khiến cho các động mạch ở thân đốt sống bị hẹp dần. Khiến cho máu không thể lưu thông lên não, gây ra tình trạng khó thở, chóng mặt, buồn nôn.

1.2. Gai cột sống và thoái hóa cột sống

Gai cột sống và thoái hóa cột sống là bệnh khá thường gặp ở người trung niên và cao tuổi. Khi khớp và sụn bị suy giảm bệnh nhân sẽ phải đối mặt với tình trạng suy giảm, khiến cho vùng lưng và ngực bị đau nhức.

1.3. Bệnh rối loạn khớp

Bệnh rối loạn khớp cũng là nguyên nhân gây nên tình trạng đau vai gáy khó thở. Ban đầu những cơn đau chỉ diễn ra một cách âm ỉ, dai dẳng. Cũng có thời điểm những cơn đau diễn ra đột ngột, khiến bệnh nhân cảm thấy khó chịu.

Ngoài những triệu chứng đau vai gáy khó thở, bệnh nhân còn phải đối mặt với vấn đề chóng mặt, hoa mắt. Nếu bệnh nhân diễn ra lâu dài sẽ suy nhược cơ thể.

1.4. Áp dụng cơ liên sườn

Áp dụng cơ liên sườn thường gặp ở những người chuyên bốc vác, hàng hóa, công nhân,… Mỗi khi cơ thể phải chịu áp lực lớn sẽ khiến sườn bị tổn thương, gây ra tình trạng khó thở nhức mỏi đặc biệt là ở vai gáy.

1.5. Bệnh viêm sụn sườn

Bệnh viêm sụn sườn có thể gây ra tình trạng khó thở, mỗi khi hít thở sâu sẽ khiến cho lớp sụn bị đau. Nếu không khắc phục và điều trị kịp thời sẽ khiến cho bệnh nhân mất đi khả năng vận động.

1.6. Nhồi máu cơ tim

Bệnh đau cổ vai gáy khó thở cũng gặp ở những ai bị nhồi máu cơ tim. Khi không may mắc phải, bệnh nhân sẽ bị đau nhức ở vùng gáy và ngực. Bên cạnh đó còn đi kèm theo các triệu chứng như tê bì chân tay, đau nhức. Nếu không có phương hướng điều trị kịp thời thì sẽ ảnh hưởng tới tính mạng.

1.7. Bệnh phổi

Bệnh phổ cũng gây nên tình trạng đau vai gáy khó thở. Mỗi khi cơ thể bị chuyển nặng, bệnh nhân có thể bị ho ra máu, ngực căng tức rất khó thở.

Xem thêm: Đau vai gáy lan xuống cánh tay có nguy hiểm không?

Bị đau vai gáy khó thở có cần đến bệnh viện không?

Như chia sẻ ở trên, bệnh đau vai gáy khó thở là dấu hiệu của nhiều bệnh lý nguy hiểm. Bệnh nhân cần phải được thăm khám và điều trị sớm. Việc sớm áp dụng các phương pháp điều trị thích hợp sẽ giúp bệnh sớm khắc phục tình trạng và phòng ngừa những rủi ro.

Khi thấy xuất hiện các triệu chứng sau, bạn cần phải đến bệnh viện ngay:

– Ngực bị căng tức

– Hơi thở nông, không thể hít sâu được

– Xuất hiện tình trạng buồn nôn, nôn ói

– Chóng mặt, mất phương hướng

– Nhịp tim tăng nhanh

– Đau nhiều ở ngực

– Thở có cảm giác đau nhức

– Ho ra máu

– Sụt cân không rõ nguyên nhân

– Khó thở và đau vai gáy nghiêm trọng khiến người bệnh không thể đứng thẳng hoặc ngồi vững.

Đau vai gáy khó thở là bệnh gì? Có nguy hiểm không?
Khi thấy cơ thể đau nhức, mệt mỏi, buồn nôn,… Bạn cần đến ngay cơ sở y tế để điều trị

Cách khắc phục tình trạng đau vai gáy khó thở hiệu quả

Thông thường sau khi có dấu hiệu bị đau cổ vai gáy, bạn sẽ đi thăm khám tại các cơ sở điều trị. Bác sĩ sẽ kê cho bạn một số loại thuốc phù hợp để điều trị. Để nâng cao hiệu quả điều trị đau vai gáy khó thở bạn cần áp dụng thêm một số biện pháp sau:

3.1. Massage và xoa bóp nhẹ nhàng vùng vai gáy

Massage và xoa bóp nhẹ nhàng vùng vai gáy có tác dụng giảm các cơn đau một cách khá hiệu quả. Việc massage sẽ giúp xoa bóp, giúp thúc đẩy quá trình lưu thông máu. Hệ thống dây chằng, dây thần kinh sẽ được thư giãn một cách hiệu quả. Đồng thời cũng sẽ giúp các cơ khỏi sự chèn ép, giảm đau.

Không những vậy việc massage thường xuyên còn đem lại cảm giác thoải mái và dễ chịu. Cách làm này đặc biệt thích hợp với những ai bị thoát vị đĩa đệm, đau dây thần kinh, viêm sụn,…

Để nâng cao hiệu quả, trong quá trình massage bạn hãy sử dụng đi kèm một chút thảo dược. Một số thảo dược nên dùng như: Tinh dầu oải hương, tinh dầu gừng, tinh dầu hương thảo, tinh dầu bạch đằng,…

3.2. Vật lý trị liệu

Ngoài sử dụng thuốc và các phương pháp điều trị chuyên sâu khác, bệnh nhân cũng nên áp dụng một số bài tập vật lý trị liệu. Điều này sẽ giúp nâng cao hiệu quả điều trị bệnh, khắc phục triệu chứng bệnh lý trong thời gian ngắn.

Tuy nhiên các bài tập và cường độ tập luyện cần phải theo sự hướng dẫn của bác sĩ. Người bệnh không nên tự luyện tập vì có thể sẽ sai cách, hiệu quả mang lại không như mong muốn.

Đau vai gáy khó thở là bệnh gì? Có nguy hiểm không?
Vật lý trị liệu có tác dụng rất tốt trong việc điều trị đau mỏi vai gáy

3.3. Chườm ấm

Chườm ấm có tác dụng rất tốt trong việc điều trị các cơn đau mỏi cơ, vai, xương khớp. Chườm ấm lên vùng bị đau sẽ giúp bệnh nhân cải thiện tình trạng khó thở. Không những thế nhiệt độ cao còn có tác dụng làm thư giãn cơ, giãn dây chằng, giãn nở mạch máu. Từ đó giúp các khớp xương hoạt động hiệu quả, phòng ngừa phát sinh cơn đau, thoái hóa khớp sớm và những vấn đề nghiêm trọng.

3.4. Kiểm soát căng thẳng

Suy nghĩ lạc quan, tích cực, giải tỏa stress sẽ là yếu tố tác động tốt trong việc điều trị đau mỏi vai gáy. Đồng thời cũng sẽ phòng ngừa những tái phát và phát sinh không mong muốn.

Chính vì thế, bệnh nhân cần dành thời gian nghỉ ngơi, đừng bị áp lực công việc quá nhiều. Cố gắng đừng để cơ thể bị căng thẳng, tránh lo âu quá mức. Làm tốt điều này quá trình điều trị bệnh sẽ tốt hơn.

3.5. Tăng cường luyện tập thể dục thể thao, sinh hoạt khoa học

Thay đổi thói quen sinh hoạt, tăng cường luyện tập thể dục là việc làm rất cần thiết đối với bệnh nhân. Để giúp quá trình điều trị đau cổ vai gáy khó thở và phòng ngừa tái phát, bạn cần  tuân thủ những điều sau đây:

– Mỗi ngày nên ngủ đủ 7 – 8 tiếng mỗi ngày. Cố gắng ngủ trước 23 giờ, không nên thức khuya.

– Tránh làm việc gắng sức, tránh mang vác vật nặng hoặc vật cồng kềnh.

– Mỗi khi cơn đau và tình trạng khó thở xuất hiện thì cần phải nghỉ ngơi ngay, không nên cố sức.

– Tránh ngồi lâu một chỗ, ít vận động, nên đi lại sau từ 1 – 2 tiếng đồng hồ ngồi làm việc.

– Thường xuyên vận động, xây dựng thói quen luyện tập thể thao mỗi ngày.

 – Bệnh nhân nên lựa chọn các môn thể thao nhẹ nhàng như tập yoga, đi bộ, chạy bộ… Rèn luyện thường xuyên sẽ giúp nâng cao sức khỏe xương khớp và hỗ trợ quá trình điều trị bệnh.

3.6. Xây dựng chế độ ăn uống hợp lý

Chế độ ăn uống cũng đóng vai trò rất quan trọng trong việc điều trị bệnh đau vai gáy cũng như nhiều bệnh lý khác. Bệnh nhân cần bổ sung các nhóm thực phẩm sau:

Đau vai gáy khó thở là bệnh gì? Có nguy hiểm không?
Xây dựng chế độ dinh dưỡng hợp lý rất quan trọng trong việc phòng và điều trị các bệnh đau cổ vai gáy khó thở

Chất xơ

Rau xanh luôn là thức ăn tốt cho sức khỏe. Chất xơ không chỉ giúp cho việc tiêu hóa được dễ dàng mà còn loại bỏ hết cặn bã ra ngoài.

Vitamin

Mọi người nên bổ sung thực phẩm chứa nhiều vitamin C, D, E. Trong đó, vitamn C và D có tác dụng cải thiện tình trạng viêm khớp. Còn vitamin E có tác dụng giảm đau, chống viêm. Các bệnh nhân bị đau vai gáy nên bổ sung bằng cách lựa chọn rau củ quả có màu xanh đậm như: Cải bẹ xanh, bí đỏ, cà chua, đu đủ, kiwi.

Vitamin B, K cũng rất có ích cho người bị đau mỏi vai gáy. Trong khi đó, vitamin nhóm B và K giúp xoa dịu cơn đau cơ, tăng cường sự dẻo dai cho xương. Đặc biệt là có tác dụng tốt trong phòng ngừa loãng xương.

Axit béo có lợi

Axit béo hay còn gọi là Omega 3, có tác dụng ngăn chặn phản ứng gây viêm khớp, triệu chứng viêm đau khớp, căng đau vai gáy. Omega 3 có nhiều trong hải sản, cá ngừ, cua, tôm, tảo,..

3.7. Thực phẩm nên kiêng

Để bảo vệ sức khỏe, đối với người bị đau vai gáy khó thở cũng cần kiêng một số thực phẩm như đồ quá ngọt, đồ mặn, chất kích thích, nội tạng động vật. Những thực phẩm sẽ làm giảm hoạt động chuyển hóa trong cơ thể, gây thiếu hụt canxi.

– Chất kích thích: Rượu, bia, cafe , thuốc lá, nước ngọt có ga… Nếu sử dụng những chất kích thích này sẽ gây kết dính tiểu cầu, làm giảm tĩnh mạch. Điều này sẽ khiến cho những cơn đau vai gáy trở nên nghiêm trọng hơn.

– Đồ ăn mặn: Muối là gia vị quan trọng trong mỗi bữa ăn, bạn không phải kiêng hoàn toàn nhưng hãy hạn chế. Có nghĩa là giảm lượng muối xuống tối thiểu, cố gắng ăn nhạt, bỏ thói quen ăn mặn. Nếu dùng quá nhiều nó sẽ khiến cho não bộ, gan, tim, làm suy yếu hệ miễn dịch. Làm tăng nồng độ axit uric máu gây nguy cơ cao mắc bệnh xương khớp.

– Thực phẩm kích thích phản ứng viêm sẽ gồm chất bảo quản, đồ ăn sẵn,.. Những đồ ăn này chứa rất nhiều chất béo gây hại. Nếu ăn nhiều sẽ tăng nguy cơ mắc bệnh, kích thích phản ứng viêm.

Nội dung bài chia sẻ đau vai gáy khó thở là bệnh gì mong rằng đã đem tới thông tin có ích cho bạn đọc. Đau vai gáy khó thở là dấu hiệu của nhiều bệnh lý nguy hiểm nên mọi người hãy chủ động phòng tránh nhé. Cảm ơn bạn đọc đã theo dõi bài viết. Chúc bạn luôn mạnh khỏe và thành công!