Đau cổ vai gáy là biểu hiện của bệnh gì? Có nguy hiểm không?
Đau cổ vai gáy là biểu hiện của nhiều bệnh lý nguy hiểm tới xương khớp và thần kinh. Nếu không điều trị kịp thời sẽ để lại những di chứng nguy hiểm. Để biết rõ đau cổ vai gáy là biểu hiện của bệnh gì, bạn đọc hãy theo dõi bài viết dưới đây của Haruco.vn nhé.
Đau mỏi vai gáy là bệnh gì?
Đau vai gáy là bệnh lý về cơ xương khớp và có thể xảy ra ở bất cứ đối tượng nào. Khi mắc phải triệu chứng này sẽ khiến người bệnh cử động khó khăn và gặp nhiều phiền toái trong sinh hoạt hàng ngày.
Dựa vào mức độ đau mà có thể chia bệnh đau mỏi vai gáy thành 02 cấp độ:
– Đau vai gáy cấp tính: Là những chấn thương cơ hoặc dây chằng khiến cho cơ giãn quá mạnh và nhanh có thể gây đau vai gáy cấp tính. Bên cạnh đó tư thế ngủ sai cũng là nguyên nhân gây đau vai gáy cấp tính. Những cơn đau này được điều trị kịp thời người bệnh sẽ hết đau, khỏi bệnh trong vài ngày hoặc vài tuần. Có thể áp dụng một số bài tập vật lý trị liệu để hỗ trợ giảm đau nhanh hơn.
– Đau cổ vai gáy mạn tính: Là tình trạng những cơn đau xảy ra thường xuyên và lan rộng sang vùng cánh tay cùng với đó là cảm giác tê bì, dị cảm.
Những triệu chứng đau vai gáy thường gặp
– Đau nhức và mỏi ở vùng cổ, vai. Khi bệnh nhân đi lại ngay ngồi lâu một chỗ thì cơn đau sẽ tăng lên.
– Khi thời tiết thay đổi, đặc biệt là khi trời lạnh thì biểu hiện đau càng rõ ràng.
– Cơn đau có thể từ vùng vai gáy lan xuống cánh tay, ngón tay,… Do đó, bệnh nhân gặp rất khó khăn khi cầm, nắm hoặc thực hiện một số cử động khác.
– Trường hợp bệnh nặng dù đi lại hay cử động nhẹ nhàng, người bệnh cũng sẽ cảm thấy rất đau nhức, khó chịu.
– Nếu bệnh không điều trị sớm, đau vai gáy có thể gây ra một số biến chứng nguy hiểm như:
+ Cơ cánh tay bị yếu, teo cơ
+ Những cơn đau nhức nghiêm trọng nếu xảy ra tình trạng chèn ép tủy sống.
+ Thiếu tập trung, giảm năng suất lao động, đau đầu, thường xuyên mất ngủ do đau, thiếu máu, rối loạn tiền đình,…
+ Suy giảm sức khỏe.
+ Suy giảm chất lượng cuộc sống
Đau cổ vai gáy là biểu hiện của bệnh gì?
Bệnh đau mỏi vai gáy là biểu hiện của một số bệnh lý nguy hiểm sau:
2.1. Bệnh thoái hóa cột sống
Khi mắc bệnh này, các gai xương sẽ xuất hiện và chèn ép vào dây thần kinh ở cổ, vai gáy gây đau nhức mỏi cho bệnh nhân. Mỗi khi ngủ dậy bệnh nhân sẽ luôn cảm thấy đau cứng cổ, khó khăn trong cử động. Những người từ 40 tuổi trở lên thường rất hay gặp phải tình trạng này.
2.2. Bệnh rối loạn chức năng thần kinh
Khi các dây thần kinh bị kéo giãn cũng quá mức cũng là nguyên nhân gây nên tình trạng đau mỏi. Khi đó các bệnh nhân không chỉ bị đau mỏi vai gáy mà còn gặp phải nhiều triệu chứng nhu khó ngủ, mất tập trung, khó khăn trong cử động,…
2.3. Viêm bao khớp vai
Những bị viêm bao khớp sẽ cảm thấy đau ở một bên khớp vai vào lúc trời lạnh hoặc nửa đêm. Mỗi khi nằm nghiêng, những cơn đau này sẽ tăng dần. Nếu bệnh chuyển nặng, bệnh nhân sẽ không thể vòng tay ra sau, cảm thấy đau mỗi khi chải đầu vào khó có thể lấy được đồ trên cao.
2.4. Bệnh rối loạn khớp bả vai lồng ngực
Những ai làm việc văn phòng, lái xe, thường xuyên ngồi một chỗ sẽ khiến các cơ bị căng giãn quá mức. Tình trạng này dẫn tới đau mỏi vai gáy, ảnh hưởng tới sinh hoạt của bệnh nhân.
Cách biện pháp điều trị bệnh đau mỏi vai gáy hiện nay
Khi tình trạng đau mỏi vai gáy xuất hiện thường xuyên bạn cần tìm đến các bác sĩ chuyên khoa để thăm khám và điều trị. Dựa vào tình trạng bệnh bác sĩ sẽ đưa ra phác đồ điều trị hiệu quả nhất.
3.1. Ở mức độ nhẹ
Khi bệnh ở mức độ nhẹ, người bệnh nên tránh xoay đầu, xoay cổ nhiều, không ngồi quạt điện hay điều hòa để tránh có cứng cơ. Khi đi ngủ, người bệnh sẽ chườm ấm vùng cổ, chiếc đèn hồng ngoại để massage. Những việc làm này sẽ giúp cho máu lưu thông tốt, giảm đau hiệu quả hơn.
3.2. Ở mức độ vừa
Khi bệnh chuyển sang mức vừa, mức độ kích thích thần kinh sẽ nhiều lên. Các triệu chứng đau cổ vai gáy sẽ rõ ràng hơn. Lúc này người bệnh sẽ cần phải can thiệp bởi nhiều loại thuốc giảm đau như: chống viêm non-steroid như diclofenac, ibuprofen, paracetamol, aspirin. Hoặc dùng miếng dán salonpas để giảm được triệu chứng vùng này.
3.3. Ở mức độ nặng
Khi bệnh đã chuyển sang mức độ nặng, bệnh nhân sẽ cần phải có những biện pháp điều trị mạnh tay hơn.
– Châm cứu để giúp điều hòa lại hoạt động của các dây thần kinh. Các kim châm sẽ chấm đúng vào huyệt các vị trí một cách chính xác để tạo ra hiệu ứng lan tỏa, giảm sự co thắt, giảm đau.
– Trong một số trường hợp cần tiêm thuốc ức chế thần kinh. Biện pháp can thiệp này cần phải được thực hiện bởi các bác sĩ, mọi người không được tự ý mua thuốc tiêm về.
Bệnh đau cổ vai gáy thực tế thì không phải là bệnh khó chữa nhưng sẽ cần điều trị sớm. Nếu điều trị sai cách sẽ làm tăng có nguy cơ cao phải nhập viện.
Những biện pháp phòng ngừa bệnh đau mỏi vai gáy
Dù nguyên nhân gây nên tình trạng đau mỏi vai gáy là gì thì bạn cũng cần phải tìm cách ngăn ngừa và giảm đau. Nếu không được chữa trị kịp thời sẽ gây nên những ảnh hưởng lớn đến công việc và sinh hoạt hằng ngày. Để phòng ngừa bệnh đau mỏi vai gáy bạn hãy áp dụng các biện pháp sau đây.
4.1. Điều chỉn tư thế
Đối với nhân viên văn phòng, lái xe, thợ may, mọi người hãy cố gắng điều chỉnh tư thế, đừng ngồi quá lâu. Khi làm việc với máy vi tính, cứ mỗi 30 phút bạn nên dừng lại để thực hiện các động tác vận động cột sống cổ, vai và tay.
Trong quá trình làm việc hãy cố gắng giữ cho cổ thẳng, lưng thẳng. Cánh tay nên gập 1 góc vuông 90 độ khi đánh máy để không bị mỏi. Khi ngủ hay cố gắng nằm gối cao khoảng 10cm đi ngủ.
4.2. Nghỉ ngơi, giải tỏa stress
Mọi người cần phải cân bằng hợp lý giữa thời gian nghỉ ngơi và làm việc. Một ngày nên ngủ đủ từ 7 – 8h, cố gắng ngủ trước 11h đêm, hạn chế thức khuya. Bởi thức khuya sẽ làm gia tăng các cơn đau vai gáy.
4.3. Dinh dưỡng
Dinh dưỡng rất quan trọng đến việc phòng tránh bệnh đau mỏi cổ, vai gáy. Trong khẩu phần ăn hằng ngày bạn nên bổ sung nhiều canxi, photpho, ăn nhiều chất xơ. Ngoài ra cũng cần hạn chế rượu bia, thuốc lá, chất béo, thực phẩm chứa chất bảo quản.
4.4. Tập thể thao thường xuyên
Để bảo vệ sức khỏe, có nhiều sức đề kháng để phòng chống bệnh, bạn cần luyện tập thể dục thể thao thường xuyên. Hãy áp dụng các động tác trong bài tập vận động cột sống cổ để tăng khả năng chịu đựng. Giúp tăng sức dẻo dai của hệ thống gân cơ, dây chằng quanh cột sống.
4.5. Vật lý trị liệu
Một cách điều trị đau mỏi vai gáy khác đó là sử dụng vật liệu trị liệu. Kéo giãn cột sống cổ hay xoa bóp vai gáy đúng cách cũng rất tốt cho việc trị liệu.
Tuy nhiên, ở giai đoạn cấp tính người bệnh không nên xoa bóp, bấm huyệt hoặc tập vận động mạnh trong giai đoạn cấp tính. Nếu không có chuyên môn trong vật lý trị liệu, hãy đến các cơ sở vật lý trị liệu để được hướng dẫn an toàn và hiệu quả.
Song song với biện pháp vật lý trị liệu mọi người có thể kết hợp với các bài tập yoga chữa đau mỏi vai gáy. Đây cũng là một cách để giảm các triệu chứng đau nhức vai gáy hiệu quả.
4.6. Chườm nóng, chườm lạnh
Chườm nóng, chườm lạnh cũng là cách điều trị giúp làm giảm những cơn đau nhức, sưng tấy ở cổ, vai. Bạn có thể mua túi chườm thảo dược để tăng khả năng điều trị, giúp thư giãn tinh thần. Chườm cổ, gáy sẽ giúp điều hòa khí tiết, máu lưu thông tốt, giúp mọi người ngủ ngon hơn.
4.7. Điều trị bệnh lý
Nếu quá trình điều trị đau mỏi gối tại nhà không hiệu quả, bệnh nhân sẽ cần phải tiến hành điều trị nội khoa và ngoại khoa:
– Sử dụng thuốc giảm đau: Chủ yếu là hai nhóm thuốc kê toa hoặc không kê toa.
Nhóm thuốc không kê toa bao gồm thuốc giảm đau đơn thuần (Paracetamol, Acetaminophen). Thuốc kháng viêm không Steroid (Aspirin, Ibuprofen). Thuốc giãn cơ vân (Myonal giúp giảm đau sau gáy chỉ sau 15 – 30 phút)
Nhóm thuốc kê toa bao gồm thuốc kháng viêm có Steroid Corticoid, Glucosamin sulfat là những thuốc trị đau, bổ sung sụn. Những loại thuốc này cần được bác sĩ chuyên khoa chỉ định liều lượng cụ thể.
– Phẫu thuật: Một số trường hợp bệnh nặng, bệnh nhân sẽ cần phải phẫu thuật như chèn ép thần kinh do thoát vị đĩa đệm, hẹp ống sống, trượt đốt sống…
4.8. Bài thuốc chữa đau mỏi vai gáy
Chữa đau vai gáy bằng lá lốt với bài thuốc đắp
Đắp lá lốt giúp hỗ trợ lưu thông máu, giúp giảm nhanh triệu chứng đau nhức cổ, gáy. Bài thuốc thích hợp với các biểu hiện đau vai gáy do vận động nặng hoặc đau do bệnh lý mức độ nhẹ.
– Nguyên liệu: 200g lá lốt tươi, 400g muối hột.
– Cách làm:
Bước 1: Lá lốt bạn mang rửa sạch và giã nhỏ ra.
Bước 2: Bắc chảo lên bếp, cho muối cùng lá lốt vào rang nóng
Bước 3: Bọc hỗn hợp vào một miếng vải sạch rồi đắp lên vùng vai gáy bị đau.
Hỗn hợp muối và lá lốt có thể dùng lại. Lưu ý, thực hiện 3 lần một ngày để đạt được kết quả tốt nhất.
Lá lốt ngâm rượu xoa bóp
Rượu ngâm lá lốt còn giúp thư giãn gân cốt, kích thích tuần hoàn máu tốt hơn. Nên dùng phần rễ lá lốt để có được hiệu quả tốt hơn.
– Nguyên liệu: 200g rễ cây lá lốt khô; 1,5 lít rượu gạo.
– Cách làm: Lấy rễ cây lá lốt ngâm cùng với rượu trắng, khoảng 1 tháng là có thể dùng được.
Bạn sẽ xoa đều dung dịch rượu lên vùng lưng bị đau. Đồng thời, thực hiện các động tác massage nhẹ nhàng để rượu lá lốt thẩm thấu đều, giúp tác động nhanh chóng và toàn diện nhất.
Bài thuốc Đông y chữa đau vai gáy với lá lốt, ngải cứu
Ngoài lá lốt, ngải cứu cũng chứa nhiều thành phần có dược tính cao như Thujone, Sitosterol, Atemose… Sử dụng bài thuốc giúp gân cơ thư giãn, giảm các cơn đau do thoái hóa cột sống cổ, tê mỏi vai gáy.
– Chuẩn bị: lá lốt tươi: 250g, ngải cứu: 250g, giấm gạo nếp: 100ml.
– Cách làm:
Bước 1: Lá lốt, ngải cứu rửa sạch, để ráo nước.
Bước 2: Giã dập 2 nguyên liệu.
Bước 3: Thêm giấm vào đảo đều, bạn sẽ sao nóng hỗn hợp rồi bọc trong miếng vải sạch.
Bạn tiến hành chườm lên khu vực bị đau trong khoảng 20 phút. Thực hiện mỗi ngày 2 lần cho đến khi đỡ hẳn. Căn thời gian để sao hỗn hợp, tránh nóng quá làm bỏng rát vùng da chườm.
Bài viết chia sẻ đau cổ vai gáy là biểu hiện của bệnh gì hy vọng đã giải đáp được thông tin bạn đọc cần. Căn bệnh này ảnh hưởng nhiều đến cuộc sống và sinh hoạt, do đó bạn đọc hãy chủ động phòng tránh bằng những cách Haruco.vn chia sẻ nhé. Cảm ơn bạn đọc đã theo dõi viết. Chúc bạn luôn mạnh khỏe, hạnh phúc.